Nhiều thí sinh điểm cao vẫn rút hồ sơ đăng ký xét tuyển

Sau hơn 10 ngày nghe ngóng, những thí sinh có điểm cao bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, làm điểm chuẩn dự kiến của nhiều trường thay đổi liên tục.

Nhiều thí sinh điểm cao vẫn rút hồ sơ đăng ký xét tuyển
Ngày 11/8, ĐH Bách khoa Hà Nội báo cáo con số 10.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và điểm chuẩn tạm thời cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là 8,6 điểm/môn. 
Nhieu thi sinh diem cao van rut ho so dang ky xet tuyen
Các ngành khác có chuẩn tạm thời trên 7,0 điểm/môn. Thí sinh và phụ huynh vất vả ngồi ở cầu thang để chờ rút hồ sơ tại ĐH Sư phạm TP HCM. Ảnh: Tiền Phong.  
Ngày 12/8, ĐH Bách khoa Hà Nội có 12.000 hồ sơ ĐKXT, gấp đôi chỉ tiêu. Theo ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, điểm chuẩn tạm thời cho ngành CNTT tăng từ 8,6/môn lên 8,7 và có thể lên đến 8,8 điểm/môn. Hôm nay, số thí sinh rút hồ sơ đã lên đến 400 người, chủ yếu là thí sinh đạt 22 điểm. 
Trường top sau - ĐH Công nghiệp Hà Nội - được miêu tả như “phiên chợ chứng khoán” cho hình ảnh rút - nộp hồ sơ ĐKXT. Trường này nhận được 13.000 hồ sơ ĐKXT, trong khi có 6.700 chỉ tiêu ĐH và 2.900 chỉ tiêu CĐ. 
Ngày 11/8, có 300 thí sinh rút; ngày 12/8, số lượng thí sinh nộp đơn vẫn tăng khiến cho điểm chuẩn tạm thời vào trường tốp sau này đang tăng dần. 
Tại ĐH Sư phạm Hà Nội, bà Lê Thị Thu Trang, Phó trưởng phòng Đào tạo cho biết, đến nay trường này nhận được 3.000 hồ sơ ĐKXT trực tiếp và khoảng 800 hồ sơ gửi qua bưu điện (chỉ tiêu tuyển là 2.800). Thí sinh bắt đầu rút hồ sơ, bà Trang nói, khoảng 40-100 hồ sơ/ngày. 
Điểm cao vẫn “tháo chạy” khỏi trường 
Tại ĐH Sư phạm TP HCM, ngay từ sáng sớm 12/8, hàng trăm phụ huynh và thí sinh đến để xin rút hồ sơ, trong đó, nhiều thí sinh có điểm số tương đối cao nhưng vẫn quyết định “tháo chạy” khỏi trường. 
Đang ngồi cùng con ở hành lang để chờ rút hồ sơ, chị Ngô Thị Hạnh (quê Tiền Giang), phụ huynh em Hồ Thị Yến kể, hai mẹ con chị phải đi xe đò từ 2h sáng để lên TP HCM rút hồ sơ. 
Con chị Hạnh thi được 32,5 điểm (đã nhân hệ số môn chính) nộp đơn vào ngành Sư phạm Anh và Ngôn ngữ Anh. Theo đó, dù chưa có tên trong danh sách xét tuyển nhưng theo bảng xếp hạng trường công bố, con chị nằm ngoài top chỉ tiêu của trường không xa nhưng hai mẹ con quyết định rút hồ sơ qua trường khác mà không cần chờ trường nhập danh sách nữa. 
Tương tự, chị Lê Thị Nhàn (quê Tây Ninh) cũng đi từ 2h sáng, trải qua 2 chuyến xe để đến ĐH Sư phạm TP HCM rút hồ sơ cho con. Con chị Nhàn thi được 27 điểm (đã nhân hệ số môn chính), nộp vào ngành sư phạm Văn nhưng sau vài ngày, thứ tự xếp hạng của con chị đã vượt ra ngoài chỉ tiêu của trường khá nhiều. 
Về công văn mới của Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh tới trường THPT do Sở GD&ĐT quy đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, Trưởng phòng Đào tạo của một trường ĐH tại TP HCM cho rằng, việc này khó thực hiện. 
“Nguyên do là hồ sơ thí sinh nộp ở trường ĐH nên mọi thứ đều nằm ở đây, vậy ở sở, ở trường THPT lấy gì để trả cho thí sinh. Nếu có thì ở đó, họ nắm được thông tin về trường ĐH, ngành, điểm số để tư vấn cho thí sinh hay không? Thí sinh liệu có an tâm để đến những nơi này rút hồ sơ trong khi hồ sơ thì không biết bao giờ mới cầm được trên tay mình…”, người này nói.

Thứ trưởng GD&ĐT tư vấn cách nộp hồ sơ trúng tuyển

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 rất quan trọng, do đó, thí sinh phải bám sát thông tin để có tính toán phù hợp.

Thứ trưởng GD&ĐT tư vấn cách nộp hồ sơ trúng tuyển
Ngày 1/8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ tại các trường đại học để đăng ký xét tuyển nguyện vọng (NV) 1. Đây là nguyện vọng quan trọng nhất, quyết định đến 80% tấm vé vào đại học của sĩ tử. 
Với nhiều thay đổi trong việc nộp hồ sơ xét tuyển, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lưu ý, các em cần nghiên cứu thật kỹ trường muốn nộp hồ sơ. 

"Bí kíp" nộp hồ sơ nguyện vọng 1 để tránh rủi ro

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng xét tuyển đại học, cao đẳng, thí sinh cần lưu ý những gì trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 từ 1/8 đến 20/8?

"Bí kíp" nộp hồ sơ nguyện vọng 1 để tránh rủi ro
Hiện tại, nhiều trường đại học, cao đẳng đã công bố phương án xét tuyển. Thí sinh lưu ý sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện chuyển phát nhanh đến trường từ 8h ngày 1/8 đến 17h ngày 20/8. Ngoài thời gian này (tính theo dấu bưu điện), hồ sơ sẽ không được nhận. 
Khi làm hồ sơ nộp nguyện vọng 1, thí sinh dùng bản chính giấy chứng nhận kết quả thi, có dấu đỏ. Mỗi người chỉ có duy nhất một giấy chứng nhận này, sẽ không được cấp lại nếu xảy ra mất mát hoặc thất lạc. Hồ sơ còn có mẫu đăng ký xét tuyển được đăng tải trên website từng trường. 

Bí kíp đăng ký nguyện vọng 1 để đảm bảo đỗ đại học

Để đảm bảo khả năng đỗ đại học cao nhất, thí sinh khi đăng ký nguyện vọng 1 cần tính toán kĩ và có chiến lược khôn ngoan.

Bí kíp đăng ký nguyện vọng 1 để đảm bảo đỗ đại học
Chia sẻ trong buổi Tư vấn Xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng 2015 tại trụ sở báo Sinh viên Việt Nam cùng đại diện các trường đại học khu vực Hà Nội, ông Trần Đại Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết: “Thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, đăng ký nguyện vọng 1 là giai đoạn quan trọng nhất, bởi các trường đều dành đến 70% chỉ tiêu tuyển sinh ở giai đoạn này”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025.