Nhiều quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình phản cảm

Một số sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng quảng cáo công dụng vượt quá thực tế; cách thể hiện còn phản cảm, thậm chí vi phạm thuần phong, mỹ tục…

Nhiều quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình phản cảm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo số 211/TB-VPCP ngày 20/7 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về vấn đề quảng cáo thuốc trên truyền hình, tình trạng thiếu thuốc, vật tư và nhân lực y tế.

Nhieu quang cao thuoc, thuc pham chuc nang tren truyen hinh phan cam
Một số sản phẩm quảng cáo phản cảm, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục… Ảnh tư liệu
Thông báo nêu rõ, các sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng lớn trong số sản phẩm quảng cáo được phát trên đài truyền hình, đài phát thanh. Thực trạng này phản ánh nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo.

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm bảo đảm đúng quy định, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số sản phẩm quảng cáo chưa đáp ứng yêu cầu, quảng cáo công dụng vượt quá thực tế, cách thể hiện còn phản cảm, thời điểm phát quảng cáo chưa phù hợp, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục…

Nhieu quang cao thuoc, thuc pham chuc nang tren truyen hinh phan cam-Hinh-2
Bộ Y tế chỉ đạo rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu cơ quan y tế rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong quảng cáo trước khi phát hành; công khai nội dung xác nhận trên cổng thông tin điện tử để các cơ quan kiểm tra, thanh tra, tổ chức phát hành quảng cáo, doanh nghiệp liên quan có căn cứ thực hiện.

Bộ Y tế chỉ đạo rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đã được xác nhận để các cơ quan báo chí chấn chỉnh, không để tiếp diễn tình trạng quảng cáo vượt quá thực tế.

Riêng các cơ quan báo chí, trước hết là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng, chịu trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung chuyên môn đã được cơ quan y tế xác nhận. 

Qua đó góp phần định hướng ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, không phát hành các sản phẩm quảng cáo gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục.

Lách luật, “bà con ai bị xương khớp” lại “khủng bố” người xem YouTube

"Bà con, ai đang gặp các vấn đề về xương khớp gọi cho tôi. Tôi cam kết chữa khỏi 100%" xuất hiện dày đặc trên YouTube Việt Nam trong thời gian gần đây gây bức xúc và ám ảnh người xem.

Lách luật, “bà con ai bị xương khớp” lại “khủng bố” người xem YouTube
Nhiều người cho biết, thời gian gần đây rất nhiều chương trình phát trên YouTube, từ ca nhạc, hài kịch, phim ảnh, hay các chương trình cho thiếu nhi... cứ vài phút lại xuất hiện quảng cáo "Bà con, ai đang gặp các vấn đề về xương khớp gọi cho tôi".
Lach luat, “ba con ai bi xuong khop” lai “khung bo” nguoi xem YouTube
Các quảng cáo về trị xương khớp tràn lan trên YouTube. 
Quảng cáo về trị xương khớp không phải là trường hợp đầu tiên khiến người xem chán ngán và mệt mỏi. Hiện tượng tự xưng “lương y”, “thần y” chữa bách bệnh trên YouTube trong suốt thời gian qua.

PR thực phẩm chức năng, Trấn Thành vì sao phải gỡ bài?

Xóa bài PR thực phẩm chức năng chỉ sau 10 tiếng, hành động của Trấn Thành lập tức lọt vào tầm ngắm của dân mạng.

PR thực phẩm chức năng, Trấn Thành vì sao phải gỡ bài?

Mới đây, MXH xôn xao trước bài đăng quảng cáo của Trấn Thành trên Fanpage hơn 17 triệu người theo dõi. Theo đó, danh hài quảng cáo một loại thực phẩm chức năng có tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.

Sản phẩm này cũng thuộc công ty T.N VN mà Trấn Thành trở thành giám đốc điều hành hồi tháng 3/2021. 

Nghệ sĩ quảng cáo thuốc và TPCN sai sự thật phải chịu trách nhiệm ra sao?

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, nghệ sĩ vô ý hoặc cố ý vi phạm quy định của luật quảng cáo, quảng cáo các sản phẩm hàng hóa dịch vụ bị cấm, gian dối, sai sự thật,… sẽ gây hệ lụy rất xấu cho xã hội, thậm chí nghệ sĩ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghệ sĩ quảng cáo thuốc và TPCN sai sự thật phải chịu trách nhiệm ra sao?
Thời gian gần đây, có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc,… đăng tải các bài viết, video clip trên mạng xã hội giới thiệu, quảng cáo về hiệu quả sử dụng một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm.
Điển hình như nghệ sĩ Q.L, nghệ sĩ V.D, nghệ sĩ H.V, diễn viên P.O, ca sĩ Đ.T…, thường xuyên livestream quảng cáo kem dưỡng da, quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, ung thư dạ dày, u xơ, u nang, viêm họng,… Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng của nhiều sản phẩm không “thần kỳ” như những gì các nghệ sĩ đã miêu tả, không đúng với quy định pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.