Nhiều phát hiện khảo cổ mới về chủ quyền biển đảo

Phát hiện mới về dấu vết từ sớm của người Việt tại Trường Sa hay thêm một cọc gỗ Bạch Đằng mới được công bố tại Hội nghị này.

Nhiều phát hiện khảo cổ mới về chủ quyền biển đảo
Phát hiện mới về dấu vết từ sớm của người Việt thời đại kim khí tại Trường Sa, hay thêm một cọc gỗ Bạch Đằng - thuộc nhóm phát hiện mới được công bố tại hội nghị thông báo “Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 49”, diễn ra tại Hà Nội hai ngày 25 và 26/9.
Một số hiện vật phát hiện tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: KCH.
 Một số hiện vật phát hiện tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: KCH.
Sự có mặt liên tục của người Việt ở Trường Sa
PGS.TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học chia sẻ bên lề hội nghị, ông có mặt trong đoàn chuyên gia của Viện Khảo cổ học, Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng Khánh Hòa, trường ĐH KHXH&NV TPHCM khảo sát ở bốn đảo: Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, từ 21-29/6.
Không phải lần đầu khai quật ở quần đảo này, chuyên gia của Viện Khảo cổ khai quật có hệ thống trên đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết vào năm 1995, đảo Sơn Ca vào năm 1999 để thu thập chứng cứ khoa học phục vụ cho khẳng định chủ quyền lãnh hải, biển đảo.
Các đảo khác đều được điều tra và thu lượm hiện vật trên mặt. Tổng số hiện vật thu được trong các đợt điều tra, khai quật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là 498 hiện vật, trong đó có đồ gốm sứ các loại, đồ sành, tiền kim loại thời Nguyễn (Minh Mạng, Tự Đức).
Theo kết luận của các chuyên gia, kết quả khảo cổ học cho thấy, người Việt có mặt ở đây từ rất sớm, ít nhất là từ cuối thời Trần và liên tục có mặt trong các thế kỷ sau.
Trên đảo Nam Yết, các nhà nghiên cứu tìm thấy trong hố khai quật có dấu vết của bếp lửa giữa những vỏ sò, ốc cùng hàng trăm mảnh gốm men trắng vẽ chỉ lam quanh miệng (loại gốm chỉ có xứ Đồng Nai, Biên Hòa giai đoạn cuối thế kỷ 19). Đó là bằng chứng chắc chắn của một nơi cư trú của người Việt trong thời gian dài.
“Trong đợt khảo sát tháng 6 vừa rồi, đoàn phát hiện những mảnh gốm của cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Trường Sa lớn, phát hiện những mảnh gốm sứ sành của người Việt thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Những tư liệu này cùng những tư liệu của các đợt khảo sát khai quật năm 1993-1999, khẳng định nghiên cứu trước đây của chúng tôi là khách quan, khoa học. Đây là dấu vết không thể chối cãi, khẳng định chủ quyền của người Việt với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như trên biển Đông”, TS Liêm nói.
Viện có tiếp tục mở rộng quy mô khai quật? Ông Liêm nói rằng, các chuyên gia chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền, tiếp tục khảo cổ học ở Trường Sa.
“Chúng tôi kiến nghị tiếp tục triển khai khảo cổ học dưới nước ở Trường Sa, Hoàng Sa đồng thời tiến hành quy hoạch khảo cổ học ở Trường Sa, và lên kế hoạch bảo vệ các di tích, di vật hiện có nhằm tránh những ảnh hưởng của các cư dân hiện đại đến các dấu vết cổ”, ông nói.
Được biết, Viện sẽ tổ chức trưng bày, quảng bá những tư liệu tìm được trong các đợt khảo cổ học tại Trường Sa.
Phát hiện mới ở di tích Bạch Đằng
Trong khuôn khổ thực hiện đề án về bảo tồn và phát huy di tích chiến thắng Bạch Đằng, đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành một số hố khai quật thám sát trong phạm vi chiến trường Bạch Đằng (phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Trong số hiện vật thu được, có một đoạn xương hình ống dài 5cm, có dấu vết băm ở một đầu và chặt vát ở một đầu kia, tìm thấy trong tầng đất đen.
Theo kết quả đối chiếu sinh học, bước đầu kết luận: Đây là đoạn xương cẳng tay trái người phần gần sát với xương quay vai. Phần phía trên có vết băm mẻ, phần dưới có vết chặt vát sắc lẹm. Vết chặt vát để lại rõ ràng những đường xước mảnh của một lưỡi kim loại rất sắc, không đi hết ống xương mà dừng lại ở 2/3 ống xương phía bên kia, gây sự đứt gãy.
Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Việt, Nguyễn Thị Thúy Ngà, Đào Hương Thủy, đây là vết tích xương người thứ 6 tại bãi cọc Yên Giang. Các phần di cốt khác được nghiên cứu, báo cáo và định tuổi carbon phóng xạ cho thấy khả năng xương người phát hiện tại khu Bãi cọc Bạch Đằng Yên Giang ít nhiều liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288.
Cũng tại bãi cọc Yên Giang, nhóm chuyên gia của Viện Khảo cổ học và Phòng Văn hóa thị xã Quảng Yên báo cáo về việc phát hiện thêm một cọc gỗ Bạch Đằng, trong đợt khảo sát tháng 5/2014. Theo đó, trong hố ở độ sâu 75-90cm, xuất lộ một cọc gỗ trong lớp đất sét bùn màu xám vàng, có đường kính 27-28 cm, cao còn lại 1,2m. Thân cọc hình trụ tròn, một phần còn nhẵn bóng, chân cọc nghiêng về phía đông, đầu cọc bị gãy và mủn.
Chiếc cọc mới xuất lộ này có đường kính lớn hơn cả những cọc phát hiện gần đây ở các bãi cọc Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa. Đáng chú ý, về phía đông của cọc xuất lộ một tấm ván không còn nguyên vẹn, về phía tây cọc trên bề mặt bùn đáy sông ở lớp cọc được đóng vào, có sự xáo trộn cục bộ. Những hiện tượng này gợi ý về các hoạt động trong quá trình đóng cọc, hoặc tàn dư của trận đánh-cần tiếp tục nghiên cứu, xác định trong tương lai.
Hội nghị thông báo “Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 49” khai mạc 25/9 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, với hàng trăm thông báo về khảo cổ học Thời đại đá, Thời đại kim khí, Lịch sử, Chăm Pa - Óc Eo, khảo cổ học dưới nước. Những hoạt động này phục vụ nghiên cứu chuyên sâu, xây dựng hồ sơ di sản, quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản.

Sân bay Trường Sa đặc biệt thế nào trong bảo vệ chủ quyền?

(Kiến Thức) - Sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Sân bay Trường Sa đặc biệt thế nào trong bảo vệ chủ quyền?
Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.
 Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.

Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.
 Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.

Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.
 Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.

Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.
 Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.

Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.
 Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.

Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.
 Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại  trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.

M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.
 M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.

Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.
 Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.

Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
 Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Hình ảnh khó quên năm 1988: Trường Sa Lớn kiên cường

(Kiến Thức) - Bên cạnh tinh thần sẵn sàng chiến đấu,  hoạt động tăng gia sản xuất cũng được coi trọng để cải thiện cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa.

Hình ảnh khó quên năm 1988: Trường Sa Lớn kiên cường
Đảo Trường Sa Lớn, tháng 5/1988.
Đảo Trường Sa Lớn, tháng 5/1988.

Sự thật thú vị về cựu Tổng thống George W. Bush

(Kiến Thức) - Tổng thống thứ 43 của Mỹ George W. Bush rất thích món ăn Mexico và đã cai được rượu, thuốc lá nhờ chạy bộ...

Sự thật thú vị về cựu Tổng thống George W. Bush
Khi còn nhỏ, Tổng thống George W. Bush là một cậu bé tinh nghịch. Trong một buổi học nhạc, ông đã nghịch ngợm vẽ ria mép lên mặt.
 Khi còn nhỏ, Tổng thống George W. Bush là một cậu bé tinh nghịch. Trong một buổi học nhạc, ông đã nghịch ngợm vẽ ria mép lên mặt. 

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.