Tận mục 'cổng trời’ trăm năm trên đỉnh Đèo Ngang

Tận mục 'cổng trời’ trăm năm trên đỉnh Đèo Ngang

Di tích lịch sử "Cổng trời” Hoành Sơn Quan được xây dựng vào năm 1833, thời vua Minh Mạng, được đặt trên đỉnh Đèo Ngang, nằm gần vị trí giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Quốc lộ 1A uốn lượn quanh Đèo Ngang với chiều dài khoảng 6 km kéo qua các triền núi dẫn vào di tích  Hoành Sơn Quan (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Vị trí này gần trùng khớp với ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Quốc lộ 1A uốn lượn quanh Đèo Ngang với chiều dài khoảng 6 km kéo qua các triền núi dẫn vào di tích Hoành Sơn Quan (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Vị trí này gần trùng khớp với ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Theo sử sách, “cổng trời” Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo.
Theo sử sách, “cổng trời” Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo.
Kiến trúc "cổng trời" Hoành Sơn Quan có cửa cao 4 m, hai bên thành dài 30 m, nằm phía bên mái núi của tỉnh Hà Tĩnh, xây gạch trát vữa còn khá nguyên vẹn.
Kiến trúc "cổng trời" Hoành Sơn Quan có cửa cao 4 m, hai bên thành dài 30 m, nằm phía bên mái núi của tỉnh Hà Tĩnh, xây gạch trát vữa còn khá nguyên vẹn.
Tấm biển Hoành Sơn Quan khắc bằng chữ Hán (hình chữ nhật, màu trắng) đặt trên cổng vòm đá hướng ra phía Bắc.
Tấm biển Hoành Sơn Quan khắc bằng chữ Hán (hình chữ nhật, màu trắng) đặt trên cổng vòm đá hướng ra phía Bắc.
Hơn trăm năm qua, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính với nhiều dấu tích, chữ được khắc vào tường. Những kiến trúc nơi đây đã được rong rêu phủ kín.
Hơn trăm năm qua, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính với nhiều dấu tích, chữ được khắc vào tường. Những kiến trúc nơi đây đã được rong rêu phủ kín.
Đèo Ngang cũng gắn liền với huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh. Nhiều đoàn khảo sát khu vực đỉnh núi xác định vẫn còn rất nhiều đoạn lũy cổ, khi nằm bên địa phận Quảng Bình, khi vắt qua tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định xếp Hoành Sơn Quan là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, song tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng di tích này là cửa ngõ phía bắc của tỉnh, nên năm 2002, tỉnh này cũng xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Đèo Ngang cũng gắn liền với huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh. Nhiều đoàn khảo sát khu vực đỉnh núi xác định vẫn còn rất nhiều đoạn lũy cổ, khi nằm bên địa phận Quảng Bình, khi vắt qua tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định xếp Hoành Sơn Quan là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, song tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng di tích này là cửa ngõ phía bắc của tỉnh, nên năm 2002, tỉnh này cũng xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Lãnh đạo UBND xã Kỳ Nam cho biết, nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của di tích, ngành chức năng Hà Tĩnh đã tu bổ, trồng cây xanh và lắp đặt hệ thống đèn điện, camera an ninh dọc lối lên khu di tích.
Lãnh đạo UBND xã Kỳ Nam cho biết, nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của di tích, ngành chức năng Hà Tĩnh đã tu bổ, trồng cây xanh và lắp đặt hệ thống đèn điện, camera an ninh dọc lối lên khu di tích.
Ở phía Quảng Bình, hồi tháng 10/2024, sau khi phát lộ lối mòn bằng đá nối từ đền Thánh mẫu Liễu Hạnh lên "cổng trời" (Hoành Sơn Quan) tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch), tỉnh này đã chỉ đạo phát quang, từng bước khôi phục hiện trạng đường “thiên lý Bắc - Nam”.
Ở phía Quảng Bình, hồi tháng 10/2024, sau khi phát lộ lối mòn bằng đá nối từ đền Thánh mẫu Liễu Hạnh lên "cổng trời" (Hoành Sơn Quan) tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch), tỉnh này đã chỉ đạo phát quang, từng bước khôi phục hiện trạng đường “thiên lý Bắc - Nam”.
Tuyến đường có một số đoạn còn nguyên hiện trạng với các bậc đá cùng các ngôi mộ bằng đá, là lối đi được người xưa sử dụng để vượt Đèo Ngang trên hành trình “thiên lý Bắc - Nam”.
Tuyến đường có một số đoạn còn nguyên hiện trạng với các bậc đá cùng các ngôi mộ bằng đá, là lối đi được người xưa sử dụng để vượt Đèo Ngang trên hành trình “thiên lý Bắc - Nam”.
Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra là vùng đất Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nơi có đồng ruộng, núi đồi, biển cả và quốc lộ 1A chạy qua.
Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra là vùng đất Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nơi có đồng ruộng, núi đồi, biển cả và quốc lộ 1A chạy qua.

GALLERY MỚI NHẤT