Ngắm vẻ đẹp Hoành Sơn Quan trước khi xuống cấp nghiêm trọng

Ngắm vẻ đẹp Hoành Sơn Quan trước khi xuống cấp nghiêm trọng

Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới 2 tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình. Người dân địa phương thường gọi di tích này là "cổng trời". Sau gần 200 năm, Hoành Sơn Quan ngày càng xuống cấp.

Di tích lịch sử  Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh là hùng quan có giá trị lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Người dân địa phương thường gọi Hoành Sơn Quan là "cổng trời" - nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời. Ảnh: VOV.
Di tích lịch sử Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh là hùng quan có giá trị lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Người dân địa phương thường gọi Hoành Sơn Quan là "cổng trời" - nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời. Ảnh: VOV.
Theo sử sách, vào năm 1833, Vua Minh Mạng cho thiết lập cửa ải ở núi Hoành Sơn. “Cửa ải ở trên đỉnh núi, chung quanh xây tường bằng đá núi, dài 11 trượng 8 thước, cao 5 thước, đằng trước mở 1 cửa, bên tả, bên hữu có tường ngăn, xây theo thế núi; bên tả dài 36 trượng, bên hữu dài 39 trượng; có chỗ cao 3,4 thước, có chỗ cao 5,6 thước”. Ảnh: VOV.
Theo sử sách, vào năm 1833, Vua Minh Mạng cho thiết lập cửa ải ở núi Hoành Sơn. “Cửa ải ở trên đỉnh núi, chung quanh xây tường bằng đá núi, dài 11 trượng 8 thước, cao 5 thước, đằng trước mở 1 cửa, bên tả, bên hữu có tường ngăn, xây theo thế núi; bên tả dài 36 trượng, bên hữu dài 39 trượng; có chỗ cao 3,4 thước, có chỗ cao 5,6 thước”. Ảnh: VOV.
Lực lượng xây dựng Hoành Sơn Quan gồm khoảng 300 người do Bố Chính Trần Văn Tuân cai quản. Công trình được hoàn thành trong 1 tháng. Sau khi hoàn thành, 20 lính Quảng Bình thay phiên nhau túc trực, canh giữ. Việc xây dựng Hoành Sơn quan thuộc địa phận xã Quảng Đông (Quảng Trạch) nhằm kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại. Trong suốt nhiều năm, khách bộ hành trên đường thiên lý Bắc - Nam đều phải đi qua cổng này. Ảnh: VOV.
Lực lượng xây dựng Hoành Sơn Quan gồm khoảng 300 người do Bố Chính Trần Văn Tuân cai quản. Công trình được hoàn thành trong 1 tháng. Sau khi hoàn thành, 20 lính Quảng Bình thay phiên nhau túc trực, canh giữ. Việc xây dựng Hoành Sơn quan thuộc địa phận xã Quảng Đông (Quảng Trạch) nhằm kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại. Trong suốt nhiều năm, khách bộ hành trên đường thiên lý Bắc - Nam đều phải đi qua cổng này. Ảnh: VOV.
Sử sách ghi lại, đèo Ngang được khai phá, đắp đá thành đường nối liền 2 bên chân núi Hoành Sơn. Từ hướng Hà Tĩnh đi lên, khoảng 1.000 bậc thang bằng đá lên xuống, xưa kia được quan quân nhà Nguyễn xẻ núi tạo thành, lên đỉnh sẽ thấy Cổng Trời. Mỗi bậc thang bằng đá dài khoảng 6m, rộng khoảng 0,4m và cao 0,2m. Ảnh: VOV.
Sử sách ghi lại, đèo Ngang được khai phá, đắp đá thành đường nối liền 2 bên chân núi Hoành Sơn. Từ hướng Hà Tĩnh đi lên, khoảng 1.000 bậc thang bằng đá lên xuống, xưa kia được quan quân nhà Nguyễn xẻ núi tạo thành, lên đỉnh sẽ thấy Cổng Trời. Mỗi bậc thang bằng đá dài khoảng 6m, rộng khoảng 0,4m và cao 0,2m. Ảnh: VOV.
Hoành Sơn Quan có cửa cao 4m, hai bên có thành dài khoảng 30m. Trên cổng là biển ngạch đá xứ Thanh đề 3 chữ Hán đại tự “Hoành Sơn quan”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hoành Sơn Quan trở thành phòng tuyến, chiến địa quan trọng của quân và dân Việt Nam. Theo đó, hùng quan này có giá trị quan trọng cả về địa lý lẫn lịch sử. Ảnh: VOV.
Hoành Sơn Quan có cửa cao 4m, hai bên có thành dài khoảng 30m. Trên cổng là biển ngạch đá xứ Thanh đề 3 chữ Hán đại tự “Hoành Sơn quan”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hoành Sơn Quan trở thành phòng tuyến, chiến địa quan trọng của quân và dân Việt Nam. Theo đó, hùng quan này có giá trị quan trọng cả về địa lý lẫn lịch sử. Ảnh: VOV.
Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra phía Bắc, du khách sẽ thấy vùng đất thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong khi đó, nếu nhìn về hướng Nam thì mọi người sẽ thấy vùng đất thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: kinhtedothi.
Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra phía Bắc, du khách sẽ thấy vùng đất thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong khi đó, nếu nhìn về hướng Nam thì mọi người sẽ thấy vùng đất thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: kinhtedothi.
Hàng năm, nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm Hoành Sơn quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và kỳ quan kiến trúc cổ xưa gần 200 tuổi. Thêm nữa, đây còn là một địa điểm tâm linh nổi tiếng khi dân gian lưu truyền giai thoại hùng quan này là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế đầu tiên. Ảnh: Zing.
Hàng năm, nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm Hoành Sơn quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và kỳ quan kiến trúc cổ xưa gần 200 tuổi. Thêm nữa, đây còn là một địa điểm tâm linh nổi tiếng khi dân gian lưu truyền giai thoại hùng quan này là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế đầu tiên. Ảnh: Zing.
Hoành Sơn Quan được Ủy ban nhân dân hai tỉnh: Quảng Bình và Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh lần lượt vào tháng 8/2002 và tháng 3/2005. Sau đó, 2 tỉnh đều đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Hoành Sơn Quan là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nhưng đều không được chấp nhận vì lý do tranh chấp. Ảnh: Zing.
Hoành Sơn Quan được Ủy ban nhân dân hai tỉnh: Quảng Bình và Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh lần lượt vào tháng 8/2002 và tháng 3/2005. Sau đó, 2 tỉnh đều đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Hoành Sơn Quan là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nhưng đều không được chấp nhận vì lý do tranh chấp. Ảnh: Zing.
Do chưa thể giải quyết tranh chấp Hoành Sơn Quan thuộc sự quản lý của tỉnh nào nên đến nay hùng quan vô tình bị chia làm hai. Phần phía Bắc của Hoành Sơn quan do tỉnh Hà Tĩnh quản lý trong khi phần phía Nam thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Zing.
Do chưa thể giải quyết tranh chấp Hoành Sơn Quan thuộc sự quản lý của tỉnh nào nên đến nay hùng quan vô tình bị chia làm hai. Phần phía Bắc của Hoành Sơn quan do tỉnh Hà Tĩnh quản lý trong khi phần phía Nam thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Zing.
Do vụ tranh chấp Hoành Sơn quan kéo dài nhiều năm nên công tác bảo tồn di tích gặp nhiều khó khăn. Theo đó, hùng quan kỳ vĩ trên đỉnh Đèo Ngang ngày càng xuống cấp vì không được tu sửa, nâng cấp kịp thời. Ảnh: Zing.
Do vụ tranh chấp Hoành Sơn quan kéo dài nhiều năm nên công tác bảo tồn di tích gặp nhiều khó khăn. Theo đó, hùng quan kỳ vĩ trên đỉnh Đèo Ngang ngày càng xuống cấp vì không được tu sửa, nâng cấp kịp thời. Ảnh: Zing.
Mời độc giả xem video: Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT