Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18-5) và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, từ ngày 13 đến 18-5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức chuỗi các hoạt động.
Theo Anh Ngọc/Quân đội Nhân dân
Theo đó, Bộ KH&CN tổ chức chuỗi các hoạt động như: Triển lãm - Con đường 65 năm đổi mới; sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; 10 năm Giải thưởng Tạ Quang Bửu; gian hàng thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN; Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024; Lễ trao Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ 2023; Hội nghị các nhà khoa học trẻ và Lễ trao Giải cuộc thi sáng kiến khoa học năm 2024.
Ngoài ra, các bộ, ngành cũng tổ chức các sự kiện biểu dương tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, tăng cường giao lưu và nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và các nhà khoa học về mục đích, ý nghĩa của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng trưng bày tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh 2023. Ảnh minh họa/Nguồn: Bộ KH&CN.
Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Quốc hội thống nhất thông qua và được ghi trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Đây là dịp để tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy sự đam mê sáng tạo của đội ngũ khoa học và công nghệ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.
Đồng thời để các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trình diễn, giới thiệu thành tựu nghiên cứu, sáng tạo khoa học và công nghệ với công chúng, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách mới về khoa học và công nghệ, giới thiệu rộng rãi về thành tựu của khoa học và công nghệ ở trong và ngoài nước… Ngày khoa học và công nghệ hằng năm trở thành ngày hội của mọi tầng lớp làm khoa học và chuyển giao công nghệ, khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo "Khoa học mở dưới các góc nhìn" được tổ chức vào ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5 nhằm lan tỏa nhận thức về một xu hướng đang có nhiều ý kiến trái chiều nhưng hứa hẹn mở ra một thời đại mới về KHCN.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN) trong thời đại mới, trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng chú trọng đến các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong mọi mặt của đời sống.
Hội thảo "Khoa học mở dưới các góc nhìn" với sự góp mặt của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau.
Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra đời vào 18/5/2014 nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KHCN, tôn vinh những nhà khoa học, giới thiệu các kết quả nghiên cứu nổi bật, thúc đẩy ứng dụng KHCN vào sản xuất, nâng cao nhận thức xã hội, động viên thế hệ trẻ say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Xu hướng phát triển hiện nay của KHCN bao gồm sự đan xen phức tạp của đa ngành, đa lĩnh vực, dựa trên sự đổi mới và tiến hóa nhanh chóng của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, nhằm tối ưu hóa năng suất lao động, tạo ra của cải mới cho xã hội ở mức nhanh và nhiều hơn chưa từng có, cũng như nâng tầm nhận thức cho tất cả mọi người về các vấn đề của KHCN. Chính vì vậy, khoa học mở (Open Science) đã ra đời với tham vọng hiện thực hóa xu hướng đó.
Khoa học mở (Open science) là chủ đề quan trọng và có nhiều góc nhìn khác nhau trong thời đại chuyển đổi số khi tri thức nhân loại ngày càng rộng mở và cần được chia sẻ. Phiên họp toàn thể của UNESCO tại Paris, diễn ra từ ngày 9 đến ngày 24/11/2021, đã đưa ra “Khuyến nghị về Khoa học mở” và được 193 quốc gia trên thế giới công nhận là Định nghĩa đầu tiên mang tính toàn cầu về Khoa học mở.
Định nghĩa đó được diễn dịch như sau: Khoa học mở là một kiến trúc tổng thể bao gồm những sự dịch chuyển và thực thi có mục đích làm cho tất cả tri thức khoa học đa ngôn ngữ trở thành có thể tự do truy cập, sử dụng và tái sử dụng bởi mọi người, nhằm nâng cao sự hợp tác và chia sẻ thông tin vì lợi ích của khoa học, cộng đồng, và mở ra các quy trình kiến tạo, đánh giá và truyền thông tri thức khoa học tới đa dạng các nhóm xã hội.
Có nhiều tiêu chí để hình thành nên một nền khoa học mở, theo UNESCO bao gồm các phần chính là dữ liệu mở, hệ thống xuất bản mở, hạ tầng khoa học mở, nguồn lực giáo dục mở, phần cứng mở, phần mềm mã nguồn mở, tính mở đối với đa dạng hóa kiến thức, đánh giá mở và sự tiếp cận mở của các nhóm xã hội. UNESCO là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên ủng hộ xu hướng phát triển mới này, vì một cộng đồng bình đẳng trong việc tiếp cận các tri thức khoa học.
Việt Nam đã có những bước đầu quan tâm đến Khuyến nghị này, khi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học mở - Khuyến nghị của UNESCO: Cơ hội và thách thức với Việt Nam” vào ngày 20/10/2021. Đây là khái niệm mới và sẽ cần nhiều thời gian để cộng đồng khoa học nói riêng và xã hội nói chung hiểu hơn về các xu thế trên thế giới và tìm ra các quy chế hợp lý cho chúng ta.
Nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/05/2023, hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở trong cộng đồng, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM) cùng với Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), phối hợp với Trung tâm Vật lý quốc tế (ICP), Trung tâm thông tin - Tư liệu Viện HL KH & CN VN tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Khoa học mở dưới các góc nhìn”.
Hội thảo được tổ chức với nội dung chính là các Bài giảng đại chúng về các chủ đề liên quan đến khoa học mở, được xã hội quan tâm.
Đặc biệt, phần Tọa đàm giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau về chủ đề “Khoa học mở dưới các góc nhìn” sẽ mang đến cho người nghe những quan điểm mới và đầy thú vị về một xu hướng, dù đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng hứa hẹn sẽ mở ra một thời đại mới về KHCN.
Các diễn giả sẽ trả lời và trao đổi với các câu hỏi, các phản biện từ tất cả đại biểu tham dự trực tiếp cũng như thông qua kênh trực tuyến ngay tại sự kiện.
Mời quý độc giả xem video: "GS.TS Ngô Việt Trung chia sẻ cảm xúc khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Khoa học mở dưới các góc nhìn trong ngày khoa học công nghệ
Ngày 18/5/2023, Hội thảo “Khoa học mở dưới các góc nhìn” đã diễn ra nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam, đồng thời hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở cho cộng đồng.
Hội thảo “Khoa học mở dưới các góc nhìn” do Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học Unesco, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup, Trung tâm Vật lý quốc tế, Trung tâm thông tin - Tư liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tổ chức.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
(Kiến Thức) - Năm 2017, thời điểm từng được dự đoán rằng người đàn ông giàu nhất nước Mỹ thức dậy trôi qua, tuy nhiên kết quả thì không đúng như mong đợi. Tình trạng của Bedford giờ vẫn là dấu hỏi lớn.
(Kiến Thức) - Hình ảnh xác báo đốm treo trên cây được chụp bởi nhiếp ảnh gia Warrick Davey tại khu vực bên bờ sông Lodge, Nam Phi cho thấy thế giới động vật hoang dã vô cùng tàn khốc, khiến người xem không khỏi kinh hãi.
(Kiến Thức) - Có thể do góc quay và ánh sáng, trong một vài video nhan sắc của hot streamer Linh Ngọc Đàm trên TikTok có vẻ bị dìm hàng hơn so với ngoài đời. Đường nét khuôn mặt không thay đổi nhiều nhưng kém sắc hơn do da bị tối sạm.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Robot hình người Tesla Bot là biểu tượng cho tầm nhìn của Elon Musk về tương lai, nơi AI và công nghệ robot hòa hợp với con người để giải quyết các thách thức của xã hội.
Tại Triển lãm điện tử CES 2025, một loạt các sản phẩm mới đã được ra mắt, không chỉ mang tính sáng tạo và đổi mới mà còn hứa hẹn cải thiện đời sống hằng ngày của người dùng.
Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE là sản phẩm duy nhất trong lĩnh vực tài chính được vinh danh tại AI Awards 2024. Đây là ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính mang lại nhiều lợi ích.
Vào tối 13, rạng sáng 14/1, Trăng Sói - trăng tròn cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024 tỏa sáng trên bầu trời. Theo đó, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Trăng Sói "nuốt chửng" sao Hỏa.
Được trang bị cảm biến và camera AI trên các tháp cao, ALERTCalifornia đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn đám cháy rừng ở California tồi tệ nhất lịch sử. Hệ thống này giúp phát hiện sớm và giảm thiểu nguy cơ cháy lan rộng.
Giun đất là minh chứng cho thấy những sinh vật nhỏ bé cũng có thể có tác động lớn đến sự sống trên Trái Đất. Sau đây là những sự thật bất ngờ về loài động vật này.
Sau 26 lần tiến hóa, chân của loài rắn đã hoàn toàn biến mất. Điều gì đã khiến quá trình này xảy ra? Sự thật kỳ lạ đằng sau câu chuyện tiến hóa độc đáo này gây nhiều tò mò.
Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, ĐH Nebraska-Lincoln, Mỹ, vừa đạt giải nhất SIU Prize Computer Science. Với luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực-ảo tự học”, anh đã nhận phần thưởng trị giá 2 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tới nhiệm vụ quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi rào cản; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ.
Trong cộng đồng game thủ Việt Nam, cái tên Vyvan Le không còn xa lạ. Cô nàng streamer gốc Việt này chiếm được cảm tình của người hâm mộ nhờ vẻ ngoài xinh đẹp cùng với tài năng chơi game ấn tượng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Loại máy bay chở khách mới sẽ áp dụng thiết kế “thân cánh hỗn hợp” dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2030. Theo thiết kế, mẫu máy bay mới sẽ giảm 50% lượng nhiên liệu tiêu thụ và giảm tiếng ồn.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh tới những pháp đột phá về thể chế thúc đẩy khoa học, công nghệ.