Khoa học mở dưới các góc nhìn trong ngày khoa học công nghệ

Ngày 18/5/2023, Hội thảo “Khoa học mở dưới các góc nhìn” đã diễn ra nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam, đồng thời hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở cho cộng đồng.

Khoa học mở dưới các góc nhìn trong ngày khoa học công nghệ
Hội thảo “Khoa học mở dưới các góc nhìn” do Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học Unesco, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup, Trung tâm Vật lý quốc tế, Trung tâm thông tin - Tư liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tổ chức. 
Ủng hộ nền khoa học mở đem lại lợi ích hài hòa
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương, Trưởng Ban Chương trình cho biết, khoa học mở là một chủ đề thời sự quan trọng và có nhiều góc nhìn khác nhau trong thời đại chuyển đổi số khi tri thức không còn chỉ bó hẹp trong giới hàn lâm, hay công nghệ mà có tác động trực tiếp nhanh mạnh đến nhiều doanh nghiệp và nền kinh tế, khi tri thức ấy cần được mở rộng và chia sẻ một cách hợp lý. Tuy nhiên các khái niệm về Khoa học mở còn khá mơ hồ hay tản mạn với nhiều người chúng ta.
Khoa hoc mo duoi cac goc nhin trong ngay khoa hoc cong nghe
 PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương phát biểu khai mạc Hội thảo "Khoa học mở dưới các góc nhìn". Ảnh: IST, VAST.
“Khuyến nghị về khoa học mở” của UNESCO được đưa ra tại phiên họp toàn thể từ ngày 9 - 24/11/2021 đề cập đến tính toàn cầu về khoa học mở: một kiến trúc tổng thể bao gồm những sự dịch chuyển và thực thi có mục đích, làm cho tất cả tri thức khoa học đa ngôn ngữ trở thành có thể tự do truy cập, sử dụng và tái sử dụng bởi mọi người. Từ đó nhằm nâng cao sự hợp tác và chia sẻ thông tin vì lợi ích của khoa học, cộng đồng, và mở ra các quy trình kiến tạo, đánh giá và truyền thông tri thức khoa học tới đa dạng các nhóm xã hội.
“Với mong muốn thúc đẩy sự hiểu biết chung về khoa học mở, về các giá trị cốt lõi, những thách thức cũng như các con đường khác nhau dẫn tới khoa học mở, chúng tôi đã mời các diễn giả từ nhiều lĩnh vực khác nhau, các chuyên gia xây dựng chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học có uy tín hàng đầu Việt Nam… để có các đối thoại mở, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng và sự giao thoa giữa các lĩnh vực”, PGS Phan Thị Hà Dương cho hay.
Trong Bài giảng đại chúng “Dữ liệu khoa học mở”, GS.TSKH. Hồ Tú Bảo đã nêu bật tầm quan trọng và lợi ích của hệ thống dữ liệu mở trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong thời đại KHCN phát triển và thay đổi từng ngày như hiện nay. GS ủng hộ một nền khoa học mở đem lại lợi ích hài hòa cho các ngành nội thuộc, đảm bảo sự liêm chính, công bằng, bình đẳng trong chia sẻ dữ liệu, tri thức.
“Trong vai trò là một trong những nước đi sau về phát triển KHCN so với thế giới phương Tây, các nhà khoa học của chúng ta cần phải học cách thay đổi và làm mới các thói quen trong nghiên cứu của chính mình để có thể hướng đến khoa học mở”, GS Hồ Tú Bảo nêu quan điểm.
Trong bài giảng đại chúng "Hướng nghiên cứu khoa học hội tụ và vai trò của vật lý trong sinh học tiến hóa", GS.TS. Nguyễn Thế Toàn đề cập đến một vấn đề đang rất mới hiện nay, một trong những động lực để khoa học mở phát triển, đó là các nghiên cứu liên ngành, đa ngành.
Khoa hoc mo duoi cac goc nhin trong ngay khoa hoc cong nghe-Hinh-2
 Quang cảnh buổi hội thảo. (Ảnh: ISI, VAST)
Tương lai phát triển khoa học cơ bản khởi sắc khi các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này luôn đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển các công nghệ tiên tiến nhất. Một trong những dẫn chứng thuyết phục về việc này là việc các quốc gia lớn trên thế giới hiện nay như Trung Quốc, Mỹ, EU... đang chạy đua trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản để tạo ra các phát kiến lớn nhất và các tiến bộ vượt bậc. Chỉ riêng lĩnh vực các bằng sáng chế, các công ty khởi nghiệp từ các nghiên cứu cơ bản cũng có thể tạo ra các nền kinh tế hàng chục ngàn tỷ USD.
Ông ủng hộ một nền khoa học mở trong đó các kiến thức, kỹ thuật mạnh nhất của các ngành khác nhau cùng kết hợp, hội tụ để tìm ra lời giải cho các bài toán phức tạp nhất của tự nhiên.
“Để làm được việc đó, xu hướng nghiên cứu hội tụ, đa ngành, liên ngành là một hướng đi triển vọng. Các ngành cần chia sẻ thông tin, tri thức với nhau và tạo ra những mạng lưới mở để trao đổi các thành tựu khoa học mới nhất của từng ngành”, GS Nguyễn Thế Toàn cho hay.
Là một trong các đại biểu tham dự phiên họp chuyên gia liên chính phủ về góp ý xây dựng Dự thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO, bài giảng của chuyên gia Nguyễn Võ Hưng đưa ra một đánh giá tổng thể về khoa học mở theo tinh thần Khuyến nghị của UNESCO.
Ông Hưng chỉ ra các giá trị cốt lõi của khoa học mở, đó là: chất lượng và “liêm chính”, lợi ích tập thể, bình đẳng và không thiên vị, và đa dạng/bao trùm. “Để làm được như vậy, khoa học mở cần các nguyên tắc chỉ đạo đáp ứng các tiêu chí: Minh bạch, kỹ lưỡng,phản biện, khả năng tái lập; bình đẳng về cơ hội; trách nhiệm, tôn trọng và trách nhiệm giải trình; hợp tác, tham dự vàhòa nhập; linh hoạt; bền vững”, ông Hưng cho hay.
Với tình hình thực hiện tại Việt Nam, các chính sách ủng hộ sự phát triển của khoa học mở, ông Hưng đặt nhiều kỳ vọng cho sự phát triển của khoa học mở ở nước ta, phù hợp với tinh thần thời đại.
Khoa học mở không phải là "khoa học miễn phí"
Buổi Tọa đàm đã diễn sôi nổi với rất nhiều câu hỏi từ nhiều lĩnh vực, nhiều cách hiểu, trong đó, một trong những vấn đề được quan tâm là khoa học mở có phải là “khoa học miễn phí” hay không.
Khoa hoc mo duoi cac goc nhin trong ngay khoa hoc cong nghe-Hinh-3
 Các đại biểu tham dự tọa đàm. (Ảnh: ISI, VAST).
TS. Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện KHCN VINASA, phó chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, cho hay, khoa học mở không có nghĩa là khoa học miễn phí, nếu không sẽ không có động lực và nguồn lực để phát triển khoa học. Bên cạnh các quỹ, bộ ngành, các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, khoa học rất nhiều và thực sự muốn làm giàu trên các đột phá KHCN đó. Đứng từ quan điểm của doanh nghiệp, ông Quang cho rằng, sự giảm giá thông qua các nền tảng công bố và kinh doanh có mô hình mới hơn sẽ là hướng đi hài hòa.
Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trọng Khánh, phụ trách phòng Cơ sở dữ liệu, Cục chuyển đổi số quốc gia, cho rằng, không nên hiểu khoa học mở là khoa học miễn phí, cần làm sao để các nội dung nghiên cứu khoa học có thể “mở” được nhiều hơn chứ không phải là bắt buộc phải mở hết các dữ liệu. Trong thời gian tới, các viện nghiên cứu, trường đại học nên có những chính sách quy định cụ thể về việc công bố và sử dụng dữ liệu mở, phục vụ công tác giảng dạy, hoạt động KHCN.
TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN cho rằng, Bộ KH&CN là cơ quan trong nước đầu tiên xây dựng quy chế “mở” đối với các đề tài, dự án KHCN, khi cho phép các nhà khoa học toàn quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm KHCN do đề tài, dự án tạo ra, từ đó có cơ sở hợp tác, phát triển tiếp theo các thành tựu nghiên cứu.
Ông cũng hoàn toàn đồng ý quan điểm khoa học mở không nên được hiểu là khoa học miễn phí, nhưng cũng nhấn mạnh tài sản trí tuệ, dữ liệu không giống với các tài sản hữu hình khác khi giá trị của nó càng lớn khi càng được chia sẻ, ứng dụng rộng rãi.
Một vấn đề nữa được quan tâm tại Tọa đàm, đó là xu hướng công bố kết quả nghiên cứu trên những nền tảng mở như blog khoa học, mạng xã hội khoa học… trở nên phổ biến. GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, chuyên gia Nguyễn Võ Hưng cùng các chuyên gia khác đều cho rằng, trong các ngành như vật lý, sinh học… các nền tảng xuất bản “mở” như vậy ngày càng phổ biến, và đó sẽ là xu hướng phát triển của xuất bản mở trong tương lai.
Theo GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, khoa học mở, tại thời điểm này, đối với các nước đi sau như Việt Nam, như một “giấc mơ đẹp” và mang đầy tính vị nhân sinh. Giấc mơ này có thể trở thành sự thực, tương tự các nước giàu có trên thế giới, nếu có sự chung tay, quyết tâm và sự hào hiệp sẵn sàng chia sẻ của cộng đồng khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội.

Tổng kết chương trình, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, cho hay, Hội thảo “Khoa học mở dưới các góc nhìn” đã được tổ chức trong một không khí cởi mở, thẳng thắn, thu nhận được các quan điểm, ý kiến đa dạng và đầy thú vị. Những vấn đề này chắc chắn sẽ được Ban tổ chức xem xét, lên kế hoạch tổ chức các hội thảo chuyên sâu hơn về từng nội dung trong lĩnh vực khoa học mở đầy tiềm năng.

Mời quý độc giả xem video: "GS.TS Ngô Việt Trung chia sẻ cảm xúc khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện. 

Ý nghĩa và lịch sử ra đời của Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam

Ngày 18/5 được xem là ngày đặc biệt của giới trí thức khoa học bởi đây chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và chúc mừng Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất.

Ý nghĩa và lịch sử ra đời của Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam
Ngày 18/5 được xem là ngày đặc biệt của giới trí thức khoa học bởi đây chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và chúc mừng Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chúc mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn thư tay chúc mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5) của TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA).

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chúc mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung chuc mung Ngay Khoa hoc Cong nghe Viet Nam

Khoa học mở dưới các góc nhìn

Hội thảo "Khoa học mở dưới các góc nhìn" được tổ chức vào ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5 nhằm lan tỏa nhận thức về một xu hướng đang có nhiều ý kiến trái chiều nhưng hứa hẹn mở ra một thời đại mới về KHCN.

Khoa học mở dưới các góc nhìn
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN) trong thời đại mới, trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng chú trọng đến các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong mọi mặt của đời sống.
Khoa hoc mo duoi cac goc nhin
 Hội thảo "Khoa học mở dưới các góc nhìn" với sự góp mặt của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau.
Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra đời vào 18/5/2014 nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KHCN, tôn vinh những nhà khoa học, giới thiệu các kết quả nghiên cứu nổi bật, thúc đẩy ứng dụng KHCN vào sản xuất, nâng cao nhận thức xã hội, động viên thế hệ trẻ say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Xu hướng phát triển hiện nay của KHCN bao gồm sự đan xen phức tạp của đa ngành, đa lĩnh vực, dựa trên sự đổi mới và tiến hóa nhanh chóng của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, nhằm tối ưu hóa năng suất lao động, tạo ra của cải mới cho xã hội ở mức nhanh và nhiều hơn chưa từng có, cũng như nâng tầm nhận thức cho tất cả mọi người về các vấn đề của KHCN. Chính vì vậy, khoa học mở (Open Science) đã ra đời với tham vọng hiện thực hóa xu hướng đó.
Khoa học mở (Open science) là chủ đề quan trọng và có nhiều góc nhìn khác nhau trong thời đại chuyển đổi số khi tri thức nhân loại ngày càng rộng mở và cần được chia sẻ. Phiên họp toàn thể của UNESCO tại Paris, diễn ra từ ngày 9 đến ngày 24/11/2021, đã đưa ra “Khuyến nghị về Khoa học mở” và được 193 quốc gia trên thế giới công nhận là Định nghĩa đầu tiên mang tính toàn cầu về Khoa học mở.
Định nghĩa đó được diễn dịch như sau: Khoa học mở là một kiến trúc tổng thể bao gồm những sự dịch chuyển và thực thi có mục đích làm cho tất cả tri thức khoa học đa ngôn ngữ trở thành có thể tự do truy cập, sử dụng và tái sử dụng bởi mọi người, nhằm nâng cao sự hợp tác và chia sẻ thông tin vì lợi ích của khoa học, cộng đồng, và mở ra các quy trình kiến tạo, đánh giá và truyền thông tri thức khoa học tới đa dạng các nhóm xã hội.
Có nhiều tiêu chí để hình thành nên một nền khoa học mở, theo UNESCO bao gồm các phần chính là dữ liệu mở, hệ thống xuất bản mở, hạ tầng khoa học mở, nguồn lực giáo dục mở, phần cứng mở, phần mềm mã nguồn mở, tính mở đối với đa dạng hóa kiến thức, đánh giá mở và sự tiếp cận mở của các nhóm xã hội. UNESCO là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên ủng hộ xu hướng phát triển mới này, vì một cộng đồng bình đẳng trong việc tiếp cận các tri thức khoa học.
Việt Nam đã có những bước đầu quan tâm đến Khuyến nghị này, khi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học mở - Khuyến nghị của UNESCO: Cơ hội và thách thức với Việt Nam” vào ngày 20/10/2021. Đây là khái niệm mới và sẽ cần nhiều thời gian để cộng đồng khoa học nói riêng và xã hội nói chung hiểu hơn về các xu thế trên thế giới và tìm ra các quy chế hợp lý cho chúng ta.
Nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/05/2023, hưởng ứng tinh thần của UNESCO nhằm lan tỏa nhận thức về khoa học mở trong cộng đồng, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM) cùng với Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), phối hợp với Trung tâm Vật lý quốc tế (ICP), Trung tâm thông tin - Tư liệu Viện HL KH & CN VN tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Khoa học mở dưới các góc nhìn”.
Hội thảo được tổ chức với nội dung chính là các Bài giảng đại chúng về các chủ đề liên quan đến khoa học mở, được xã hội quan tâm.
Đặc biệt, phần Tọa đàm giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau về chủ đề “Khoa học mở dưới các góc nhìn” sẽ mang đến cho người nghe những quan điểm mới và đầy thú vị về một xu hướng, dù đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng hứa hẹn sẽ mở ra một thời đại mới về KHCN.
Các diễn giả sẽ trả lời và trao đổi với các câu hỏi, các phản biện từ tất cả đại biểu tham dự trực tiếp cũng như thông qua kênh trực tuyến ngay tại sự kiện.
Mời quý độc giả xem video: "GS.TS Ngô Việt Trung chia sẻ cảm xúc khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới