Nhiều cấm đoán hơn với thẻ ATM và thẻ tín dụng: Có thực tế?

Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 sẽ có nhiều cấm đoán hơn về hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng do cả ngân hàng và công ty tài chính phát hành. Liệu những quy định này có thực tế?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư sửa đổi một số điều tại Thông tư 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Theo đó, dự thảo sẽ có nhiều cấm đoán hơn về hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng do cả ngân hàng và công ty tài chính phát hành. Vấn đề ở chỗ: liệu những quy định này có thực hiện được trong thực tế hay không?

Nhieu cam doan hon voi the ATM va the tin dung: Co thuc te?
 

Cấm, nhưng làm sao biết để cấm?

Điều đáng nói là ai, và làm thế nào để xác định được các giao dịch thuộc dạng cấm nói trên và xử lý như thế nào? 

Một nội dung đáng lưu ý của dự thảo thông tư này là cấm sử dụng thẻ để thanh toán ra nước ngoài cho các giao dịch kinh doanh, mua bán ngoại tệ, chứng khoán trên sàn thương mại điện tử nước ngoài; sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 

Hiển nhiên là những hoạt động nói trên nên/cần bị cấm, vì đều là những hoạt động làm phương hại đến an ninh, an toàn kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng nói là ai, và làm thế nào để xác định được các giao dịch thuộc dạng cấm nói trên và xử lý như thế nào? Nếu dự thảo không đưa ra chi tiết các biện pháp xác định và phòng chống hữu hiệu với cơ quan tổ chức thực hiện cụ thể thì có thể nói ngay rằng quy định như vậy trong dự thảo chỉ là để cho có, cho tròn trách nhiệm mà thôi. 

Về phạm vi sử dụng thẻ tín dụng, dự thảo quy định chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Thử hỏi, còn có loại hình giao dịch nào liên quan đến thẻ tín dụng ngoài thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ để bị cấm như nêu trong dự thảo?

Giả sử chủ thẻ dùng thẻ tín dụng tiến hành một giao dịch phi thanh toán, dưới dạng chuyển tiền cho một người nào đó nhưng dưới vỏ bọc là thanh toán tiền mua dịch vụ của người này thì liệu giao dịch này có bị cấm, và nếu bị cấm thì trước hết ai và làm sao để phát hiện, làm sao để chứng minh đây là giao dịch khống/bị cấm? 

Hiểu thế nào cho đúng đây? 

Như nêu ở trên, dự thảo cho phép nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Nói cách khác, nếu giữa tổ chức phát hành thẻ (ngân hàng) và chủ thẻ có một thỏa thuận (về việc rút tiền, chuyển tiền) thì việc này là hợp pháp, được công nhận bởi dự thảo. 

Nhưng mặt khác, dự thảo lại có những quy định cụ thể nhằm ngăn chặn việc rút tiền mặt qua thẻ hoặc ngân hàng chuyển tiền từ thẻ tín dụng vào tài khoản cá nhân.

Như vậy, cùng một việc rút tiền mặt, dự thảo lúc thì cho phép, lúc thì cấm đoán. Phải hiểu thế nào cho đúng đây? 

Ngoài ra, dự thảo quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ thẻ triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn (từ chối giao dịch, từ chối thanh toán thẻ, chấm dứt hợp đồng thanh toán), không cho phép lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng vào các mục đích không đúng quy định, nhằm kiểm soát hiện tượng các ngân hàng thương mại chuyển tiền từ thẻ tín dụng vào tài khoản cá nhân, không đúng với quy định hiện hành. Quy định lúng túng kiểu này cho thấy trước sự bất hiệu quả, bởi NHNN để cho ngân hàng thương mại tự kiểm soát, ngăn chặn các hành vi chuyển tiền của... chính ngân hàng thương mại đó! 

Phải chứng minh sự nguy hại  NHNN đã tỏ ra rất “quan ngại” với việc rút tiền mặt qua thẻ và chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng vào tài khoản cá nhân. Sự lo ngại này được chính thức đề cập đến bằng những điều khoản cụ thể trong dự thảo. Báo chí thì tiếp tục hưởng ứng bằng việc nêu (lại) những trường hợp “người thực việc thực” liên quan đến việc rút tiền khống và chuyển tiền này, và cũng rất “quan ngại”, nhưng lại không chỉ ra được rằng hành vi này đã dẫn đến hậu quả gì. 

Trên hết, cho đến nay vẫn chưa thấy có bất cứ diễn giải thuyết phục nào cho thấy việc rút tiền mặt qua thẻ và chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng vào tài khoản cá nhân gây ra một mối nguy hại đáng kể cụ thể nào đó cho trật tự kinh tế, xã hội từ phía nhà làm luật, giới chuyên gia cũng như người trong ngành.

Như đã được đề cập đến trong một bài viết trên TBKTSG, nếu có chăng thì chỉ là một vài diễn giải, quan điểm khá mơ hồ, thiếu thuyết phục để cần thiết phải cấm đoán nghiêm ngặt các hành vi này. 

Vì vậy, trước khi muốn đặt ra ngoài vòng pháp luật các hành vi rút tiền khống và chuyển tiền nêu trên như trong dự thảo, thì NHNN cần thiết phải có giải trình chính thức, đầy đủ và xác đáng tại sao những hành vi trên cần phải bị cấm. Rất tiếc, cho đến nay, NHNN dường như vẫn chưa có một giải trình chính thức như vậy trước công luận cũng như trước các cơ quan hữu quan. 

Nếu không, sự cấm đoán, pháp luật hóa này chỉ phản ánh ý chí một chiều của nhà làm luật mà thiếu đi sự hiểu biết cần thiết, sự tham khảo thực tiễn các nước trên thế giới, và quan trọng hơn là sẽ bị vô hiệu hóa trên thực tế bởi đi ngược lại nhu cầu xác đáng của nhiều người trong xã hội.

Nhiều khách nước ngoài bị rút tiền trong thẻ tín dụng ở Việt Nam

(Vietnamdaily) - Do mất cảnh giác, ông Patel bị kẻ gian mở khóa túi đeo chéo trước bụng móc trộm chiếc bóp đựng 900EUR, 12.000 Rupees, 1,5 triệu đồng và 3 thẻ tín dụng.

Lần đầu đến TPHCM du lịch nên ông Raianikant Laxmanbbai Patel (SN 1959, quốc tịch Ấn Độ) đã được cảnh báo phải cẩn trọng trong việc giữ gìn tài sản, nhưng nam du khách không thể ngờ kẻ gian lại móc túi tài tình đến vậy.

Tối 10-10, ông Patel cùng một số người bạn tham quan những di tích, thắng cảnh đẹp ở khu vực trung tâm thành phố. Đến khu vực Nhà hát Thành phố, thấy nơi đây diễn ra sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn với sự góp mặt của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng nên ông cũng rất thích thú.

Hòa vào không khí vui vẻ, ông Patel cùng rất đông du khách xin được chụp hình cùng với một số nghệ sĩ. Do mất cảnh giác, ông Patel bị kẻ gian mở khóa túi đeo chéo trước bụng móc trộm chiếc bóp đựng 900EUR, 12.000 Rupees, 1,5 triệu đồng và 3 thẻ tín dụng.

Chưa hết bàng hoàng thì khoảng 1 giờ sau, ông Patel lại nhận được tin nhắn từ phía ngân hàng thông báo, tài khoản đã bị kẻ gian sử dụng mua hàng với số tiền hơn 141.000 Rupees (tương đương gần 50 triệu đồng). Nam du khách vội thông báo ngân hàng khóa tài khoản, đồng thời tìm đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Tương tự, anh Oh Yeyoung (SN 1986, quốc tịch Hàn Quốc) cũng là nạn nhân của bọn bất lương. Cụ thể, chiều 11-10, anh Oh tản bộ ở khu vực Nhà thờ Đức Bà - Bưu điện Thành phố để chụp hình lưu niệm. Trong lúc mải mê với cảnh đẹp và không gian nơi đây, anh Oh bị một số người lạ đụng vào người.

Lát sau, nam du khách thấy dây kéo túi xách đeo trên người bị mở toang. Kiểm tra tài sản, anh Oh phát hiện mất bóp tiền đựng 200USD, giấy tờ tùy thân và 1 thẻ tín dụng. Đến tối cùng ngày, anh Oh nhận được tin nhắn của ngân hàng thông báo thẻ tín dụng của anh đã thực hiện 2 giao dịch mua hàng với số tiền gần 40 triệu đồng!

Nhieu khach nuoc ngoai bi rut tien trong the tin dung o Viet Nam

Cẩn trọng khi làm mất thẻ tín dụng

Cũng đen đủi như 2 nạn nhân trên là anh Jacob Austin Johnson (SN 1993, quốc tịch Mỹ). Theo nội dung vụ việc, sáng 14-9, anh Jacob đến Sân vận động Hoa Lư, P.Đa Kao (Q1). Trong lúc ngắm cảnh, nam du khách làm mất chiếc ĐTDĐ iPhone 7 có sử dụng ứng dụng giao dịch tại Ngân hàng Vietcombank. Do lu bu công việc nên nạn nhân cũng không đến ngân hàng khóa tài khoản.

 Đến ngày 19-9, Jacob nhận được tin báo của ngân hàng qua email rằng, ĐTDĐ của anh bị kẻ gian hack nên vội tìm đến chi nhánh Ngân hàng Vietcombank (đường Nguyễn Thị Minh Khai), được nhân viên báo tài khoản của anh đã bị chuyển đi số tiền hơn 35 triệu đồng.

 Gần đây nhất, ngày 25-10, nạn nhân là anh Kim Hyun Kew (SN 1982, quốc tịch Hàn Quốc). Khoảng 4 giờ 30 cùng ngày, anh Kim đứng trước số 2B Thi Sách để đón xe về khách sạn. Tại đây, anh đón taxi (không rõ biển số), tài xế chở anh đến đường Tôn Đức Thắng (Q1) thì dừng lại và kêu xuống xe. Khi nam du khách vừa đẩy cửa bước xuống thì có 3 thanh niên xúm vào kéo tay, sau đó bất ngờ anh bị vật gì đó tác động phía sau gáy ngã khuỵa và bất tỉnh.

 Đến 9 giờ sáng cùng ngày, nam du khách tỉnh dậy phát hiện mình đang nằm đối diện số 34 Tôn Đức Thắng. Kiểm tra tài sản trong túi, anh Kim bị mất 1 ĐTDĐ Samsung Note 4, 200USD, 3 triệu đồng và 3 thẻ tín dụng. Chưa kịp lấy lại tinh thần thì sau đó nam du khách lại nhận được thông báo tài khoản bị kẻ gian sử dụng hết số tiền 2.500USD...

 Đa phần, sau khi chiếm đoạt được thẻ tín dụng, kẻ gian thường rút, chuyển tiền hoặc sử dụng mua hàng rồi tẩu thoát. Các đối tượng gây án nhanh và chuyên nghiệp, ít để lại dấu vết gây khó khăn cho công tác điều tra. Do đó, để tránh thiệt hại, cơ quan công an khuyến cáo người dân sau khi bị mất thẻ tín dụng cần nhanh chóng báo ngân hàng khóa tài khoản.

FE Credit và HDSaison bị ảnh hưởng thế nào từ quy định giới hạn giải ngân trực tiếp?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Nhà nước đề ra quy định giới hạn giải ngân trực tiếp đối với tất cả công ty tài chính tiêu dùng. 

7 tháng sau khi NHNN lấy ý kiến trong ngành cho bản dự thảo sửa đổi thông tư 43/2016/NHNN quy định hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính, thông tư chính thức này đem lại lợi ích lẫn tổn thất cho các ngân hàng.

Thông tư 18/2019/TTNHNN bổ sung các điều mới và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Đọc nhiều nhất

Mai Phương Thúy trong những bộ cánh màu chói như nào?

Mai Phương Thúy trong những bộ cánh màu chói như nào?

(VietnamDaily) - Những trang phục gam màu nổi bật như cam, vàng, tím, xanh,…không hề “làm khó” được Mai Phương Thuý. Thậm chí, các set đồ màu chói lại càng làm nổi bật được ưu thế hình thể của Hoa hậu Việt Nam 2006.

Tin mới

CIP và TMW bị Uỷ ban CKNN phạt hơn 500 triệu đồng

CIP và TMW bị Uỷ ban CKNN phạt hơn 500 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tập đoàn Tân Mai (TMW) và CTCP Xây lắp và sản xuất Công nghiệp (CIP).
3 nguy cơ sẽ hủy diệt Trái đất

3 nguy cơ sẽ hủy diệt Trái đất

Theo những nghiên cứu mới đây, xác suất nền văn minh nhân loại hủy diệt do thiên tai không cao bằng xác suất tự hủy diệt, và trình độ công nghệ càng cao thì xu hướng tự hủy diệt càng cao.