Trong những bức ảnh cực quý hiếm về vương triều Nguyễn, nhan sắc của Nam Phương hoàng hậu thật đúng với lời ví "hương thơm của miền Nam".
Hoàng Mai (T/H)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Triều Nguyễn đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Nhờ có các nhiếp ảnh gia, một phần ký ức lịch sử đã được lưu lại. Trong ảnh là chân dung vua Thành Thái (1889-1907) trong bộ triều phục.
Một vương phi già trong triều đình Huế. Theo sách "Đời sống trong cung đình triều Nguyễn", cung phi thời nhà Nguyễn phải kiêng nhiều thứ. Ví dụ, không được nói chữ xấu, gở, thô tục như đui, què, phong, hủi, máu me, chết…Khi vua đau ốm phải gọi là “se”, "siết", "vi dạng"; vua thức dậy gọi là "tánh", vua đi chơi là "ngự dạo", vua chết là "băng hà"...
Thái tử Bảo Long, con vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1936. Đây là vị hoàng thái tử cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Ông là đích trưởng tử của Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Các quan hành lễ trước điện Thái Hòa. Sân chầu trong điện Thái Hòa còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng). Các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm hàm, quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.
Vua Khải Định bên cạnh các quan cố vấn triều đình. Vua Khải Định thăng hà vào ngày 6/11/1925 vì bệnh lao phổi, một trong tứ chứng nan y thời đó, sau lễ mừng 40 tuổi hơn 1 năm.
Vua Khải Định ăn trưa tại điện Cần Chánh. Theo tư liệu, mỗi bữa ăn của vua có 35 món thực phẩm, với đủ các loại của ngon vật lạ. Cơm được nấu trong loại nồi đất đặc biệt, được nghệ nhân vùng Phong Điền làm riêng cho hoàng cung, chỉ dùng đúng một lần duy nhất, sau đó đập vỡ. Việc nấu các món ngự thiện phải sạch sẽ, nếu không, sở Thượng Thiện sẽ bị phạt rất nặng.
Lễ thiết triều của các quan lại triều Nguyễn, ảnh chụp năm 1926. Lễ đại triều chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ.
Bà Chúa Nhất, trưởng nữ của vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái, ảnh chụp năm 1931. Bà đã lập ra và huấn luyện đội ca vũ tuồng cung đình Huế ngay trong phủ của mình, và cho trình diễn trong hoàng cung từ cuối triều Thành Thái, qua các triều Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại.
Hai vị quan phục vụ trong triều, ảnh chụp tại Huế năm 1931.
Chân dung vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1928. Vua Bảo Đại tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là vị hoàng đế thứ 13, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính và là cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20.
Nam Phương hoàng hậu được coi là một trong những phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong lịch sử, được ví như "hương thơm của miền Nam". Bảo Đại sau này viết lại trong hồi ký rằng: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".
Nam Phương hoàng hậu trong lễ tấn phong năm 1934. Việc bà được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ vua triều Nguyễn. Mười hai đời vua Nguyễn trước kia, vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ.
Hai người vợ của vua Thành Thái năm 1907. Thành Thái là một trong những vua có nhiều vợ con. Theo thống kê của Nguyễn Phước tộc thế phả ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ. Ông tuyển lựa phi tần rất dễ dàng và có nhiều giai thoại đặc biệt về việc này.
Vua Duy Tân chụp cùng quan lại trong triều năm 1907. Vua Duy Tân lên ngôi lúc mới 7 tuổi, song với tư chất thông minh và cương vị người đứng đầu triều đình, ông trưởng thành rất sớm.
Vua Duy Tân ngồi trên kiệu, ảnh chụp năm 1907.
Một vị quan triều Nguyễn chụp cùng với vợ của mình năm 1899. Ảnh trong bài viết: Sưu tầm.
Màn 'đánh ghen' 66 chữ đầy kiêu hãnh của Nam Phương Hoàng hậu
Nam Phương Hoàng hậu là vợ của vua Bảo Đại. Dù từng được nhà vua hết mực yêu thương nhưng về sau Nam Phương Hoàng hậu phát hiện chồng có tình nhân. Tuy nhiên, bà hoàng nhà Nguyễn có cách "đánh ghen" thông minh gói gọn trong bức thư 66 chữ khiến người đời nể phục.
Sinh năm 1912, Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà xuất thân trong gia đình trâm anh với bố là cụ Nguyễn Hữu Hào - người giàu có bậc nhất tại miền Nam và mẹ là cụ Lê Thị Bình (con gái Lê Phát Đạt - một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ).
Nam Phương Hoàng hậu là vợ của vua Bảo Đại. Dù là mỹ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng Nam Phương Hoàng hậu không thể chiếm chọn trái tim chồng khi Bảo Đại có 5 giai nhân khác bầu bạn.
Vào năm 1934, Vua Bảo Đại cưới Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà được Hoàng tộc chấp nhận là vợ chính thức và được phong là Nam Phương Hoàng hậu. Sau khi kết hôn, vợ chồng vua Bảo Đại có 5 người con gồm: 2 hoàng tử và 3 công chúa.
Đây là món quà trong dịp lễ tình nhân 2025 mà nữ ca sĩ Thanh Thảo nhận được từ 1 nửa kia của đời mình. Chiếc xe này là Porsche Panamera 4 E-Hybrid AWD.
Tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một lăng mộ pharaoh đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922. Đây là nơi chôn cất hầu hết các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Xiaomi 15 Ultra sẽ là mẫu smartphone dạng thanh cao cấp nhất của Xiaomi trong năm 2025. Xiaomi 15 Ultra đã được xác nhận sẽ ra mắt vào cuối tháng này, với sự kiện dự kiến diễn ra tại MWC 2025.
UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã ra quyết định xử phạt 5 hành vi vi phạm của quán ăn Aroma Beach 'chặt chém' du khách Trung Quốc, tổng mức phạt là 96,5 triệu đồng.
Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một lăng mộ pharaoh đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922. Đây là nơi chôn cất hầu hết các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Trên thế giới, việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế và tác động môi trường tối thiểu.
Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Xiaomi 15 Ultra sẽ là mẫu smartphone dạng thanh cao cấp nhất của Xiaomi trong năm 2025. Xiaomi 15 Ultra đã được xác nhận sẽ ra mắt vào cuối tháng này, với sự kiện dự kiến diễn ra tại MWC 2025.
UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã ra quyết định xử phạt 5 hành vi vi phạm của quán ăn Aroma Beach 'chặt chém' du khách Trung Quốc, tổng mức phạt là 96,5 triệu đồng.
Đây là món quà trong dịp lễ tình nhân 2025 mà nữ ca sĩ Thanh Thảo nhận được từ 1 nửa kia của đời mình. Chiếc xe này là Porsche Panamera 4 E-Hybrid AWD.
(Vietnamdaily) - Cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025 chính thức diễn ra từ ngày 12-18/2 tại vịnh Vĩnh Hy. Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức, thu hút tham gia của 30 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Một số chuyên gia đã dự đoán về sự thay đổi diện mạo của con người vào năm 3025. Theo đó, tiến bộ khoa học công nghệ, du hành vũ trụ, biến đổi khí hậu... có thể khiến nhân loại có nhiều thay đổi về ngoại hình, sức khỏe...
Theo quan niệm dân gian, màu đỏ của hoa hồng tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. Vì vậy, vào ngày Valentine 14/2, các cặp tình nhân thường tặng nhau loài hoa này.
Việc tặng quà trong thời hiện đại gắn với nhu cầu tiêu dùng thực tế cũng dần trở nên phổ biến. Những món quà công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều trong các dịp lễ và Valentine cũng không ngoại lệ.