Nhận diện trận địa tên lửa phòng không Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Nhận diện trận địa tên lửa phòng không Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Điều khá bất ngờ là trận địa tên lửa phòng không này của Mỹ lại được đặt gần khu vực phi quân sự DMZ tại Vĩ tuyến 17, nơi các chiến đấu cơ Mỹ hoạt động khá mạnh và mối đe dọa từ trên không là gần như không có.

Theo những thước phim hiếm hoi được Quân đội Mỹ quay lại thì gần khu vực phi quân sự DMZ tại Vĩ tuyến 17, Mỹ đã cho triển khai một đơn vị tên lửa phòng không Hawk tại đây và đơn vị này nằm trong biên chế trung đoàn phòng không 71 thuộc Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Theo những thước phim hiếm hoi được Quân đội Mỹ quay lại thì gần khu vực phi quân sự DMZ tại Vĩ tuyến 17, Mỹ đã cho triển khai một đơn vị tên lửa phòng không Hawk tại đây và đơn vị này nằm trong biên chế trung đoàn phòng không 71 thuộc Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Trong ảnh là tấm bảng đề tên tiểu đoàn 61, trung đoàn phòng không 71 của Lục quân Mỹ gần khu vực DMZ, thậm chí nó còn ghi rõ đơn vị này là đơn vị tên lửa phòng không Hawk. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Trong ảnh là tấm bảng đề tên tiểu đoàn 61, trung đoàn phòng không 71 của Lục quân Mỹ gần khu vực DMZ, thậm chí nó còn ghi rõ đơn vị này là đơn vị tên lửa phòng không Hawk. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Được biết, Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa phòng không Hawk trong  Chiến tranh Việt Nam là vào ngày 2/3/1965 khi đơn vị Hawk đầu tiên được triển khai tới Đà Nẵng, trong khi đó đoạn phim ghi lại Hawk gần khu vực DMZ được ghi lại vào tháng 7/1967. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Được biết, Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa phòng không Hawk trong Chiến tranh Việt Nam là vào ngày 2/3/1965 khi đơn vị Hawk đầu tiên được triển khai tới Đà Nẵng, trong khi đó đoạn phim ghi lại Hawk gần khu vực DMZ được ghi lại vào tháng 7/1967. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Trong ảnh là một góc trận địa tên lửa phòng không Hawk của Mỹ gần DMZ, ta có thể thấy rõ các cụm hệ thống radar của hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Trong ảnh là một góc trận địa tên lửa phòng không Hawk của Mỹ gần DMZ, ta có thể thấy rõ các cụm hệ thống radar của hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Đầu tiên là cụm radar tìm kiếm Hawk PAR được sử dụng để phát hiện mục tiêu với tầm hoạt động từ 70-100km tùy thuộc vào từng độ cao khác nhau. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Đầu tiên là cụm radar tìm kiếm Hawk PAR được sử dụng để phát hiện mục tiêu với tầm hoạt động từ 70-100km tùy thuộc vào từng độ cao khác nhau. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Để điều khiển hệ thống radar này trắc thủ phải đứng hoàn toàn ngoài trời khác hẳn các hệ thống radar trinh sát của Liên Xô vốn được đặt trong các cabin trên xe chuyên dụng. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Để điều khiển hệ thống radar này trắc thủ phải đứng hoàn toàn ngoài trời khác hẳn các hệ thống radar trinh sát của Liên Xô vốn được đặt trong các cabin trên xe chuyên dụng. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Còn đây là radar theo dõi mục tiêu Hawk CWAR với góc quay 360 độ, hệ thống radar này có tầm hoạt động từ 50-60km. Thiết kế cụm điều khiển và theo dõi của của Hawk CWAR cũng tương tự như Hawk PAR. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Còn đây là radar theo dõi mục tiêu Hawk CWAR với góc quay 360 độ, hệ thống radar này có tầm hoạt động từ 50-60km. Thiết kế cụm điều khiển và theo dõi của của Hawk CWAR cũng tương tự như Hawk PAR. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Ở thời điểm được đưa sang Việt Nam, Hawk là một trong nhưng tên lửa phòng không hiện đại nhất của Quân đội Mỹ, tuy nhiên nó chưa từng tham gia bất cứ một trận chiến nào trong suốt thời gian ở Việt Nam. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Ở thời điểm được đưa sang Việt Nam, Hawk là một trong nhưng tên lửa phòng không hiện đại nhất của Quân đội Mỹ, tuy nhiên nó chưa từng tham gia bất cứ một trận chiến nào trong suốt thời gian ở Việt Nam. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk bắt đầu phục vụ trong Quân đội Mỹ từ tháng 8/1960, nó được phát triển bởi hãng Raytheon và có khoảng 40.000 quả tên lửa Hawk đã được chế tạo trong suốt thế kỷ 20. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk bắt đầu phục vụ trong Quân đội Mỹ từ tháng 8/1960, nó được phát triển bởi hãng Raytheon và có khoảng 40.000 quả tên lửa Hawk đã được chế tạo trong suốt thế kỷ 20. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Mỗi khẩu đội Hawk có tổng cộng 6 bệ phóng tên lửa với 18 quả đạn (mỗi bệ lắp 3 đạn). Tất cả đều được đặt trên tổ hợp phóng di động, tuy nhiên việc thu hồi và triển khai khá nhanh vì các thành phần nhỏ gọn. Cùng với đó 4 hệ thống radar tìm kiếm, giám sát, theo dõi và điều khiển hỏa lực đi kèm. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Mỗi khẩu đội Hawk có tổng cộng 6 bệ phóng tên lửa với 18 quả đạn (mỗi bệ lắp 3 đạn). Tất cả đều được đặt trên tổ hợp phóng di động, tuy nhiên việc thu hồi và triển khai khá nhanh vì các thành phần nhỏ gọn. Cùng với đó 4 hệ thống radar tìm kiếm, giám sát, theo dõi và điều khiển hỏa lực đi kèm. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Mẫu tên lửa phòng không này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2 - 25 km, độ cao bay tối đa 11.000 m, tốc độ hành trình Mach 2,4. MIM-23A lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ hiện đại vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Mẫu tên lửa phòng không này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2 - 25 km, độ cao bay tối đa 11.000 m, tốc độ hành trình Mach 2,4. MIM-23A lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ hiện đại vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Tuy tầm bắn, độ cao với tới của hệ thống tên lửa Hawk kém nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Tuy tầm bắn, độ cao với tới của hệ thống tên lửa Hawk kém nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Ở đoạn cuối của đoạn phim có thể thấy trên trận địa phòng không Hawk còn có sự xuất hiện của hệ thống pháo phòng không M42 Duster, nhiều khả năng M42 được sử dụng để bảo vệ vòng ngoài của trận địa Hawk. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Ở đoạn cuối của đoạn phim có thể thấy trên trận địa phòng không Hawk còn có sự xuất hiện của hệ thống pháo phòng không M42 Duster, nhiều khả năng M42 được sử dụng để bảo vệ vòng ngoài của trận địa Hawk. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Chưa dừng ở lại đó, bên cạnh M42 còn có sự xuất hiện của súng phòng không M45 Quadmount vũ khí phòng không được Mỹ sử dụng khá phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, được cấu thành từ 4 súng máy hạng nặng 12.7mm M2. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Chưa dừng ở lại đó, bên cạnh M42 còn có sự xuất hiện của súng phòng không M45 Quadmount vũ khí phòng không được Mỹ sử dụng khá phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, được cấu thành từ 4 súng máy hạng nặng 12.7mm M2. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Hầu hết các loại vũ khí phòng không của Mỹ đưa sang miền Nam Việt Nam chủ yếu "ngồi chơi xơi nước" trong quá trình tham chiến tại Việt Nam, một ít trong số đó được cải biên cho các nhiệm vụ chống bộ binh và hầu hết đều theo các đơn vị viễn chinh Mỹ rút về nước sau Hiệp định Paris. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Hầu hết các loại vũ khí phòng không của Mỹ đưa sang miền Nam Việt Nam chủ yếu "ngồi chơi xơi nước" trong quá trình tham chiến tại Việt Nam, một ít trong số đó được cải biên cho các nhiệm vụ chống bộ binh và hầu hết đều theo các đơn vị viễn chinh Mỹ rút về nước sau Hiệp định Paris. Nguồn ảnh: WWIIPublicDomain.
Mời độc giả xem video: Trận địa tên lửa phòng không Hawk của Mỹ trong CHiến tranh Việt Nam. (nguồn WWIIPublicDomain)

GALLERY MỚI NHẤT