Giải mã "thùng xăng bay" của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Giải mã "thùng xăng bay" của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng các dòng máy bay tiếp nhiên liệu trên không được Không quân Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam đến này vẫn được sử dụng sau nhiều chương trình nâng cấp và kéo dài thời gian phục vụ.

Ngay từ khi mở chiến dịch phá hoại miền bắc lần thứ nhất, Không quân Mỹ đã phải sử dụng các loại máy bay tiếp liệu trên không để hỗ trợ các cuộc hành quân bằng không quân này. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngay từ khi mở chiến dịch phá hoại miền bắc lần thứ nhất, Không quân Mỹ đã phải sử dụng các loại máy bay tiếp liệu trên không để hỗ trợ các cuộc hành quân bằng không quân này. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại máy bay tiếp liệu phổ biến nhất và gần như là duy nhất được Mỹ sử dụng trong  Chiến tranh Việt Nam chính là loại KC-135. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại máy bay tiếp liệu phổ biến nhất và gần như là duy nhất được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam chính là loại KC-135. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây cũng là một trong số hai loại máy bay hiếm hoi Không quân Mỹ từng sử dụng ở Việt Nam mà vẫn tiếp tục sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây cũng là một trong số hai loại máy bay hiếm hoi Không quân Mỹ từng sử dụng ở Việt Nam mà vẫn tiếp tục sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Flickr.
Hàng loạt "thùng xăng bay" được không quân Mỹ huy động tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Hàng loạt "thùng xăng bay" được không quân Mỹ huy động tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiệm vụ của các thùng xăng bay này là tái nạp nhiên liệu cho chiến đấu cơ trước khi chúng vào không phận miền Bắc để đảm bảo phi cơ chiến đấu của Mỹ có đủ nhiên liệu để triệt thoái sang tận Thái Lan nếu cần. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiệm vụ của các thùng xăng bay này là tái nạp nhiên liệu cho chiến đấu cơ trước khi chúng vào không phận miền Bắc để đảm bảo phi cơ chiến đấu của Mỹ có đủ nhiên liệu để triệt thoái sang tận Thái Lan nếu cần. Nguồn ảnh: Flickr.
Một dàn máy bay F-4 chuẩn bị chờ tới lượt được tiếp nhiên liệu từ máy bay tiếp liệu KC-135. Nguồn ảnh: Flickr.
Một dàn máy bay F-4 chuẩn bị chờ tới lượt được tiếp nhiên liệu từ máy bay tiếp liệu KC-135. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại máy bay tiếp liệu này của Mỹ chỉ có khả năng tiếp liệu cho một chiếc phi cơ một lúc nên quá trình tiếp liệu cho một tốp chiến đấu cơ thường diễn ra rất lâu. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại máy bay tiếp liệu này của Mỹ chỉ có khả năng tiếp liệu cho một chiếc phi cơ một lúc nên quá trình tiếp liệu cho một tốp chiến đấu cơ thường diễn ra rất lâu. Nguồn ảnh: Flickr.
Bên trong khoang lái của chiếc KC-135 khi thực hiện nhiệm vụ tiếp liệu. Nguồn ảnh: Flickr.
Bên trong khoang lái của chiếc KC-135 khi thực hiện nhiệm vụ tiếp liệu. Nguồn ảnh: Flickr.
Mỗi chiếc KC-135 trong chiến tranh Việt Nam có phi hành đoàn tổng cộng 5 người bao gồm hai phi công, một dẫn đường, một liên lạc và một điều khiển vòi tiếp liệu. Nguồn ảnh: Flickr.
Mỗi chiếc KC-135 trong chiến tranh Việt Nam có phi hành đoàn tổng cộng 5 người bao gồm hai phi công, một dẫn đường, một liên lạc và một điều khiển vòi tiếp liệu. Nguồn ảnh: Flickr.
"Khách quen" của những máy bay tiếp liệu KC-135 ở Việt Nam thường là chiến đấu cơ F-4 Phantom. Nguồn ảnh: Flickr.
"Khách quen" của những máy bay tiếp liệu KC-135 ở Việt Nam thường là chiến đấu cơ F-4 Phantom. Nguồn ảnh: Flickr.
Đôi khi B-52 cất cánh từ đảo Guam hay từ Vịnh Thái Lan cũng cần được tiếp liệu giữa đường. Nguồn ảnh: Flickr.
Đôi khi B-52 cất cánh từ đảo Guam hay từ Vịnh Thái Lan cũng cần được tiếp liệu giữa đường. Nguồn ảnh: Flickr.
KC-135 tiếp liệu cho pháo đài bay B-52, có thể thấy chiếc B-52 này vẫn còn được trang bị vũ khí, có nghĩa là chúng đang trên đường tới mục tiêu ném bom của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
KC-135 tiếp liệu cho pháo đài bay B-52, có thể thấy chiếc B-52 này vẫn còn được trang bị vũ khí, có nghĩa là chúng đang trên đường tới mục tiêu ném bom của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
F-4C với hai thùng nhiên liệu phụ nhưng vẫn cần tiếp liệu trên không. Nguồn ảnh: Flickr.
F-4C với hai thùng nhiên liệu phụ nhưng vẫn cần tiếp liệu trên không. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: KC-135 thực hiện tiếp liệu trên không trong Chiến tranh Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT