Nhận biết vi khuẩn "ăn ruột" cực kỳ nguy hiểm

(Kiến Thức) - Vi khuẩn Shigella có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân, dễ gây nguy hiểm cho tính mạng như sa hậu môn, tắc ruột, tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến thần kinh, tan máu urê huyết...

Trực khuẩn Shigella trong niêm mạc ruột.
Trực khuẩn Shigella trong niêm mạc ruột. 
Shigella là một vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở đại tràng. Thông thường trong vòng 72 giờ sau khi ăn phải vi khuẩn (thời gian ủ bệnh khoảng 1 - 7 ngày, trung bình là 3 ngày), các triệu chứng lâm sàng bắt đầu xuất hiện với triệu chứng về thể trạng như khó ở và sốt, liền sau đó tiêu chảy với phân ở dạng nước và khối lượng ít với tần số khoảng 8 - 10 lượt/ngày. 
Do vi khuẩn gây viêm và loét niêm mạc, các triệu chứng có thể phát triển thành kiết lỵ, phân có máu và nhầy, kèm theo cảm giác mót rặn và đau khi đi ngoài. Mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào nhóm huyết thanh và độc lực của chủng gây nhiễm: S.sonnei gây bệnh nhẹ và có thể chỉ giới hạn ở mức đi ngoài toàn nước, trong khi đó S.dysenteriae hay S.flexneri thường gây các triệu chứng kiết lỵ. Diễn biến của bệnh phụ thuộc vào lứa tuổi. Trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi ở trẻ nhiều tuổi hơn...
Biến chứng đường ruột: Liên quan đến tình trạng bệnh tật và tử vong nghiêm trọng thường xảy ra với S.dysenteriae tuýp 1 và S.flexneri. Viêm hậu môn và sa trực tràng có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi. Biến chứng tắc ruột xảy ra khoảng 2,5% trẻ nhập viện với các yếu tố nguy cơ như S.dysenteriae tuýp 1 và mắc bệnh trầm trọng, đặc biệt là số tế bào bạch cầu tăng và giảm natri huyết. Ngoài ra, phình và thủng đại tràng cũng được phát hiện trên 3% số bệnh nhân nhập viện. 
Nhiễm trùng huyết: Trong một nghiên cứu với 2.018 bệnh nhân mắc lỵ trực trùng, nhiễm trùng máu xảy ra với 82 bệnh nhân (4,1%) và có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Nguy cơ cao nhất do nhiễm trùng huyết thường ở các bệnh nhân nhỏ hơn 1 tuổi, không được nuôi bằng sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng và không sốt. Đặc biệt, các bệnh nhân mắc AIDS, bệnh gan trầm trọng hoặc bệnh thận cũng dễ bị nhiễm trùng máu.
Phản ứng bạch cầu: Được định nghĩa là số tế bào bạch cầu được đếm là hơn 50.000 trên mm3 đã được ghi nhận ở khoảng 4% bệnh nhân chủ yếu là trẻ em bị nhiễm S.dysenteriae trong độ tuổi từ 2 - 10.
Ảnh hưởng đến thần kinh: Nhiễm trùng Shigella có thể gây ra một số triệu chứng thần kinh như co giật nhưng không phải do hệ thần kinh trung ương bị nhiễm khuẩn. Những đặc điểm này thường liên quan đến sốt (sốt co giật) và những bất thường về trao đổi chất (giảm natri huyết, giảm glucose huyết). Một dạng gây tử vong đặc biệt của bệnh lỵ trực trùng là bệnh viêm não độc tố.
Hội chứng tan máu urê huyết: Dù không phổ biến nhưng đây là biến chứng nặng nhất của bệnh lỵ trực trùng, được biểu hiện bằng thiếu máu tan huyết, suy thận thiểu niệu và giảm tiểu cầu. Hội chứng này thường được ghi nhận trong vòng 1 - 5 ngày sau khi bệnh lỵ khởi phát.
Ngoài ra, nhiễm trùng Shigella cũng có thể gây viêm khớp phản ứng, làm biến đổi sự trao đổi chất gây mất nước, gây còi cọc do mất protein, mang mầm bệnh mạn tính...

Cận cảnh vi khuẩn “làm thịt” cơ thể người

Cận cảnh vi khuẩn ăn thịt dưới kính hiển vi. Vi khuẩn ăn thịt người (trùng hoại tử) giết chết Anthony Hills, 55 tuổi tại trường đại học Y khoa Nam Carolina, Mỹ sau khi tấn công vào cánh tay và chân phải của anh này.
 Cận cảnh vi khuẩn ăn thịt dưới kính hiển vi. Vi khuẩn ăn thịt người (trùng hoại tử) giết chết Anthony Hills, 55 tuổi tại trường đại học Y khoa Nam Carolina, Mỹ sau khi tấn công vào cánh tay và chân phải của anh này.

Cận cảnh vi khuẩn ăn thịt.
 Cận cảnh vi khuẩn ăn thịt.

Chúng giết thạc sĩ xinh đẹp Aimee, người Mỹ.
 Chúng giết thạc sĩ xinh đẹp Aimee, người Mỹ.

Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ, thậm chí là trong đất.
 Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ, thậm chí là trong đất.

Năm 2009, cậu thanh niên Matthew McKinney, người Mỹ, lúc đó mới chỉ 14 tuổi, suýt mất mạng chỉ sau một lần đi bơi.
 Năm 2009, cậu thanh niên Matthew McKinney, người Mỹ, lúc đó mới chỉ 14 tuổi, suýt mất mạng chỉ sau một lần đi bơi.

Nửa mặt bên trái của Matthew sưng lên, vòm miệng bị phá hủy và các mô trong miệng bắt đầu bị thối rữa. Nguy hiểm hơn, nhiễm khuẩn đã lan rộng tới phổi và xoang mũi của cậu khiến mũi của cậu đen sì lại.
 Nửa mặt bên trái của Matthew sưng lên, vòm miệng bị phá hủy và các mô trong miệng bắt đầu bị thối rữa. Nguy hiểm hơn, nhiễm khuẩn đã lan rộng tới phổi và xoang mũi của cậu khiến mũi của cậu đen sì lại.

Vào tháng 8/2009, Matthew tiếp tục phẫu thuật tạo hình lại mũi và mồm để lấy lại tự tin trong cuộc sống.
 Vào tháng 8/2009, Matthew tiếp tục phẫu thuật tạo hình lại mũi và mồm để lấy lại tự tin trong cuộc sống.

Logan bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công. Tốc độ phá hủy cơ thể của loại vi khuẩn này vô cùng nhanh khiến Logan phải bỏ mắt phải, tay chân tím đen. May mắn, cậu bé thoát chết.
Logan bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công. Tốc độ phá hủy cơ thể của loại vi khuẩn này vô cùng nhanh khiến Logan phải bỏ mắt phải, tay chân tím đen. May mắn, cậu bé thoát chết.

Đây là bàn tay của 1 người đàn ông HongKong nhiễm vi khuẩn ăn thịt sau khi ngã ở một khu chợ ẩm ướt.
 Đây là bàn tay của 1 người đàn ông HongKong nhiễm vi khuẩn ăn thịt sau khi ngã ở một khu chợ ẩm ướt.

Alexis chịu đựng 18 ca phẫu thuật loại bỏ vi khuẩn ăn thịt. Sau khi đi bơi ở hồ về, Alexis phá hiện một vết thương hở khá to và đau ở bàn chân của mình.
 Alexis chịu đựng 18 ca phẫu thuật loại bỏ vi khuẩn ăn thịt. Sau khi đi bơi ở hồ về, Alexis phá hiện một vết thương hở khá to và đau ở bàn chân của mình.

Chị Hayes mất cả hai cánh tay và đôi chân hai năm trước sau khi nhiễm một loại vi khuẩn ăn thịt người trong thời gian sinh con gái thứ ba.
 Chị Hayes mất cả hai cánh tay và đôi chân hai năm trước sau khi nhiễm một loại vi khuẩn ăn thịt người trong thời gian sinh con gái thứ ba.

Chị đã được ghép tay chân của một người chết hiến cơ thể.
 Chị đã được ghép tay chân của một người chết hiến cơ thể.

Aimee Copeland, đang học thạc sĩ tại Đại học Tây Georgia, bị một vết thương khá sâu trong chuyến đi chơi xuồng trên sông với bạn bè ở Carrollton, Mỹ và bị vi khuẩn ăn thịt tấn công. Cô phải cắt cụt 2 tay, 2 chân để giữ mạng sống.
 Aimee Copeland, đang học thạc sĩ tại Đại học Tây Georgia, bị một vết thương khá sâu trong chuyến đi chơi xuồng trên sông với bạn bè ở Carrollton, Mỹ và bị vi khuẩn ăn thịt tấn công. Cô phải cắt cụt 2 tay, 2 chân để giữ mạng sống.

Năm 2005, Sandy Wilson đang mang thai 7 tháng rưỡi thì bị nhiễm khuẩn. Ca mổ cấp cứu đã đưa cậu bé con chị ra ngoài khỏe mạnh, nhưng chị thì vấp phải căn bệnh kinh hoàng tàn phá cơ thể gần 2 năm, 6 tháng sau đó.
 Năm 2005, Sandy Wilson đang mang thai 7 tháng rưỡi thì bị nhiễm khuẩn. Ca mổ cấp cứu đã đưa cậu bé con chị ra ngoài khỏe mạnh, nhưng chị thì vấp phải căn bệnh kinh hoàng tàn phá cơ thể gần 2 năm, 6 tháng sau đó.

Thịt chỗ bụng chị bị hoại tử hoàn toàn, thậm chí cả nội tạng cũng bị vi khuẩn ăn thịt tấn công. Chị được ghép ruột già.
 Thịt chỗ bụng chị bị hoại tử hoàn toàn, thậm chí cả nội tạng cũng bị vi khuẩn ăn thịt tấn công. Chị được ghép ruột già.

Bà mẹ Lana Kuykendall sinh đôi tại bệnh viện Emory ở Atlanta, Mỹ. Song khi vừa trở về nhà, chị đã phải nhập viện sau đó 12 tiếng để chống lại vi khuẩn ăn thịt người.
 Bà mẹ Lana Kuykendall sinh đôi tại bệnh viện Emory ở Atlanta, Mỹ. Song khi vừa trở về nhà, chị đã phải nhập viện sau đó 12 tiếng để chống lại vi khuẩn ăn thịt người.

Khi ấy, cậu bé Tevita Alatini (ngụ tại thành phố Spring, bang Texas) đã có khoảng thời gian vui thích bên gia đình tại khu vực hồ nước Camp Pendleton. Tuy nhiên, sau khi tắm, bé Alatini bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt.
 Khi ấy, cậu bé Tevita Alatini (ngụ tại thành phố Spring, bang Texas) đã có khoảng thời gian vui thích bên gia đình tại khu vực hồ nước Camp Pendleton. Tuy nhiên, sau khi tắm, bé Alatini bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt.

Cậu bị vi khuẩn tấn công và đã tử vong sau đó.
 Cậu bị vi khuẩn tấn công và đã tử vong sau đó.

Vi khuẩn trong tủ lạnh có thể gây chết người

(Kiến Thức) -Biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn là sốt, lạnh, đau đầu, đau lưng, đôi khi khó chịu ở dạ dày, đau bụng, tiêu chảy. Bệnh có thể ủ tới 2 tháng.

Hỏi: Xin cho biết những loại thực phẩm nào thường chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Mức độ nguy hiểm khi ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn này? - Đỗ Thị Hồng (Hoài Đức, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
ThS Lê Hồng Dũng, Khoa Thực phẩm và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời: Vi khuẩn Listeria monocytogenes là vi khuẩn có thể phát triển với tốc độ chậm trong tủ lạnh. Thực phẩm chứa vi khuẩn thường là thịt và sản phẩm chế biến như xúc xích, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa thanh trùng, các loại salat và đồ hun khói hải sản, salat thịt gà, rau tươi... 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.