Nhận 2,25 triệu USD từ Phan Quốc Việt, cựu Bộ trưởng Y tế nói không gợi ý

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khai nhận số tiền 2,25 triệu USD của Phan Quốc Việt nhưng không gợi ý. Phan Quốc Việt khai, đưa hối lộ hàng triệu USD là thấy cán bộ vất vả...

Ngày 3/1, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xét xử 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ KHCN và một số địa phương.
Cựu Bộ trưởng Y tế nói không gợi ý để nhận tiền
Trả lời thẩm vấn về cáo buộc nhận hối lộ từ Phan Quốc Việt, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế nói rằng, bị cáo không có ý kiến gì về cáo buộc của Viện Kiểm sát về tội danh nhận hối lộ nhưng bị cáo muốn giải trình, làm rõ thêm một số nội dung.
Bị cáo Long nhắc lại bối cảnh cấp bách về phòng chống dịch COVID – 19 và cho biết, khi đó cần phải có một sản phẩm về kit xét nghiệm để chống dịch. Tháng 2/2020, ông Long mới chuyển công tác từ Ban Tuyên giáo Trung ương về Bộ Y tế.
Nhan 2,25 trieu USD tu Phan Quoc Viet, cuu Bo truong Y te noi khong goi y
Bị cáo Nguyễn Thanh Long. 
Theo lời khai của ông Long, trước thời điểm cấp phép 2 ngày, ông mới biết đến kit test của Công ty Việt Á. Khi đó, cựu Thư ký Nguyễn Huỳnh có nhờ ông Long nói với một số đơn vị liên quan tại Bộ Y tế để thúc đẩy quá trình cấp phép, nhưng ông Long từ chối vì "không muốn dính vào vì rất phức tạp".
“Khi đó, bị cáo cũng không tin là Công ty Việt Á sản xuất được kit test. Nhưng cấp dưới của bị cáo là cựu thư ký Nguyễn Huỳnh báo cáo về việc Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á sản xuất kit test và còn ca ngợi sản phẩm kit test của Công ty Việt Á, nên bị cáo hỏi: “Ăn vàng ăn bạc gì mà bảo vệ thế?”, bị cáo Long khai.
Ông Long khai tiếp, khi được cấp dưới là bị cáo Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế báo cáo về việc cấp phép, bị cáo cũng nhắc bị cáo Tuấn chỉ cấp phép tạm thời 6 tháng. Lý do chỉ cấp phép tạm thời được bị cáo Long giải thích rằng, để cấp phép chính thức phải trong cái chung, chứ không nôn nóng vì chống dịch mà cấp phép chính thức.
Đến giai đoạn cấp phép chính thức, Bộ Y tế có đôn đốc, nhưng là đôn đốc chung chứ không chỉ riêng kit test Việt Á. Bằng chứng là có tới 169 sản phẩm test được cấp phép. Trong suốt quá trình cấp phép tạm thời rồi cấp phép lưu hành, ông Long khẳng định không nghe gì về chủ sở hữu của kit test Việt Á.
Trả lời HĐXX về việc có can thiệp gì để giúp Công ty Việt Á trong quá trình cấp phép, phân phối kit test hay không? cựu Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định "không có bất cứ ưu ái nào với bị cáo Phan Quốc Việt, nhưng có can thiệp giúp Công ty Việt Á ở tỉnh Hải Dương”.
Theo lời khai của ông Long, sau giai đoạn cấp phép tạm thời, Phan Quốc Việt từng nhờ người tác động nhưng ông đã thẳng thừng từ chối, yêu cầu cứ làm theo quy định pháp luật.
Về hành vi nhận hối lộ, ông Long thừa nhận cầm 2,25 triệu USD từ Phan Quốc Việt, trong đó 2,2 triệu USD nhận thông qua cựu thư ký Nguyễn Huỳnh, 50.000 USD nhận trực tiếp từ Việt. Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Bị cáo nói không ưu ái thì tại sao Phan Quốc Việt đưa tiền bị cáo lại nhận?”, bị cáo Nguyễn Thanh Long trả lời, khi nhận tiền có hỏi và ông Huỳnh bảo đây là tiền cảm ơn; đến nay bị cáo thấy hành vi này là sai, xin nhận.
HĐXX hỏi ông Long có gợi ý với cựu thư ký Nguyễn Huỳnh để ông Huỳnh đề nghị Phan Quốc Việt đưa tiền hay không, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế phủ nhận, khẳng định "không gợi ý bất cứ gì".
Được gọi lên đối chất, cựu Thư ký Nguyễn Huỳnh khẳng định có 2 lần ông Long nói rằng cần Phan Quốc Việt hỗ trợ giải quyết công việc, mỗi lần yêu cầu đưa 1 triệu USD.
Đối chất lại, một lần nữa cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định không yêu cầu, đòi hỏi Việt Á phải chi tiền. "Tôi không nhớ nói gì để Huỳnh hiểu nhầm nhưng không bao giờ mà sau 9 tháng kể từ khi cấp phép tôi lại yêu cầu Việt phải đưa tiền. Có lần tôi còn mắng Huỳnh không được dính dáng làm ăn gì với Việt Á", ông Long nói.
Cựu Bộ trưởng KHCN không biết có 200.000 USD trong túi quà
Khai tại tòa, bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng KH&CN thừa nhận cáo trạng truy tố bị cáo có 3 sai phạm là xác đáng. Bị cáo thừa nhận đã buông lỏng quản lý để Công ty Việt Á dùng tài sản Nhà nước đi đăng ký thành của riêng.
Khai về số tiền 200.000 USD đã nhận hối lộ của Phan Quốc Việt, bị cáo Chu Ngọc Anh cho rằng, bị cáo đã không biết có số tiền này trong túi quà được Phan Quốc Việt đưa.
Theo ông Chu Ngọc Anh, ngày 27/8/2020, Việt gọi viber cho bị cáo không được nên nhờ Chánh Văn phòng Bộ KH&CN đưa vào gặp. Chánh Văn phòng Bộ báo cáo rằng, Việt muốn trình bày quá trình chống dịch của Công ty Việt Á đạt kết quả tốt, xin tiếp tục triển khai đồng thời giới thiệu một số sản phẩm mới của doanh nghiệp nên bị cáo đồng ý gặp Việt từ 10 đến 15 phút.
Việt có đưa một túi quà cho bị cáo và nói, bên trong có sản phẩm của Công ty Việt Á nên bị cáo đồng ý nhận, sau đó để ở chỗ nghỉ trong phòng làm việc.
“Bị cáo không nghĩ trong túi quà có tiền. Nếu biết có tiền thì bị cáo phải cất đi”, bị cáo Chu Ngọc Anh khai.
Cựu Bộ trưởng KH&CN khai, chỉ đến khi chuyển về làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội thì bị cáo mới mở túi quà của Việt đưa và phát hiện bên trong có tiền.
“Lúc đó, bị cáo định mang về phòng làm việc tại UBND TP Hà Nội, nhưng phòng lại chưa sửa chữa xong nên gửi anh em cất đi. Bị cáo biết, nhận tiền của doanh nghiệp là sai và bị cáo muốn trả lại. Nhưng 21 tháng công tác ở UBND TP Hà Nội, bị cáo đều bận chống dịch nên quên không trả lại cho Việt. Và đây là điều đau xót với bị cáo. Sau đó, bị cáo đã tác động gia đình nộp khắc phục toàn bộ số tiền này”, bị cáo Chu Ngọc Anh khai.
Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN thừa nhận cáo buộc vi phạm trong cáo trạng là chính xác. Tuy nhiên, ông Tạc phủ nhận việc nhận 50.000 USD của Phan Quốc Việt và nói rằng, số tiền chỉ có 100 triệu đồng. Hiện đã khắc phục được 80 triệu đồng.
Khi chủ tọa yêu cầu giải thích về việc bị cáo Phạm Công Tạc khai: “Chỉ nhận từ Việt 100 triệu đồng chứ không phải 50.000 USD?”, bị cáo Phan Quốc Việt trả lời: “Lúc đó, bị cáo chỉ đưa USD cho tiện”.
Chi hàng triệu USD, Phan Quốc Việt nói đó là “chia sẻ lợi ích”
Bị cáo Phan Quốc Việt khai về các khoản chi hối lộ cho cựu quan chức nói rằng, đầu tháng 3/2020, kit test Covid-19 của Việt Á được cấp phép lưu hành tạm thời và đến tháng 12/2020 mới được Bộ Y tế cấp phép chính thức. Thấy các cán bộ đã từng giúp mình đều rất vất vả, tận tâm, chu đáo nên muốn chia sẻ lợi ích trên tinh thần là người Á Đông.
Nhan 2,25 trieu USD tu Phan Quoc Viet, cuu Bo truong Y te noi khong goi y-Hinh-2
Bị cáo Phan Quốc Việt 
Phan Quốc Việt khai đã trực tiếp đưa ông Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD; Nguyễn Văn Trịnh, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ 200.000 USD; Nguyễn Minh Tuấn 300.000 USD; Nguyễn Nam Liên 100.000 USD; ông Chu Ngọc Anh 200.000 USD. Riêng cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thư ký của ông này là Nguyễn Huỳnh được Việt đưa tổng cộng 2,25 triệu USD và 4 tỷ đồng.
Tại CDC Hải Dương, Phan Quốc Việt khai chỉ đạo thuộc cấp “lại quả” hơn 27 tỷ đồng cho ông Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương; cá nhân Việt trực tiếp "biếu" cựu Bí thư tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng 100.000 USD.
“Bị cáo có rất nhiều kỷ niệm với Hải Dương, trong thời gian dịch, hơn 30 nhân viên của Việt Á đã đến tỉnh này ăn, ở 3 tháng trời, xuyên qua Tết để cùng chống dịch. Sau khi nhận các khoản thanh toán trên hợp đồng, bị cáo đã trích lại lợi nhuận để chia sẻ với họ”, Phan Quốc Việt khai.
Phan Quốc Việt cũng khai rằng, số tiền đã đưa cho các cựu quan chức Việt phải mượn "nóng" của bạn bè vì thời điểm năm 2020, công ty chưa được thanh toán nên chưa có nguồn thu. Bản thân Việt tự mình xách tiền USD từ TPHCM ra Hà Nội đưa cho các cựu quan chức.

>>> Mời độc giả xem video 38 bị can trong đại án Việt Á: Nhìn lại những sai phạm

  

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế đã và sẽ phải “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á?

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?
Đến cuối tháng 5/2022, cơ quan điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 58 người liên quan đến vụ án Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Trong đó, có hàng chục lãnh đạo CDC các tỉnh, 2 lãnh đạo Học viện Quân y, một số bị cáo có chức vụ tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, những người đứng đầu của công ty Việt Á

“Vụ án Việt Á là phép thử đau đớn đối với công tác cán bộ“

Vụ án Việt Á là phép thử đối với chính sách chống tham nhũng và công tác cán bộ. Quả thật, phép thử này rất đau đớn, đã khiến nhiều cán bộ “nhúng chàm”, bị xử lý hình sự.

“Vụ án Việt Á là phép thử đau đớn đối với công tác cán bộ“

Liên quan vụ án công ty Việt Á nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19, tính đến thời điểm hiện tại, hàng loạt bị can là lãnh đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và bệnh viện vướng vòng lao lý vì nhận tiền “hoa hồng”, mới đây, có 2 cán bộ diện Trung ương quản lý là cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho rằng, đại dịch Covid nói chung, vụ án Việt Á nói riêng chính là phép thử đối với công tác chống tham nhũng cũng như công tác cán bộ, và phép thử ấy đã làm một số cán bộ, công chức lãnh đạo ngành y "gục ngã" trước những “viên đạn bọc đường”. Vụ án cũng chính là bài học đau xót cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc để làm sao thời gian tới bố trí cán bộ lãnh đạo trúng hơn, đúng hơn.

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Nhà chức trách đang điều tra việc ký kết, mua sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 giữa CDC Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh với Công ty Việt Á.

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Ngày 18/6, Công an Ninh Thuận xác nhận, đơn vị này đang phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) điều tra việc ký kết mua sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng chống Covi-19 giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh với Công ty Việt Á.

Tuy nhiên, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, phía Công an tỉnh Ninh Thuận chưa thể cung cấp thông tin.

Liên quan tới việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có kết luận ban đầu. Cụ thể, kết luận nêu: CDC Ninh Thuận cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mua và mượn sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á với tổng số tiền 74,6 tỷ đồng. Trong đó, hai đơn vị đã thanh toán 14,6 tỷ đồng cho Công ty Việt Á, số còn lại đang nợ.

Dai an Viet A: CDC Ninh Thuan bi dieu tra khi mua kit xet nghiem

CDC Ninh Thuận nơi đang bị điều tra trong việc mua sinh phẩm, test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Cùng với đó, CDC mua và thanh toán cho Công ty Việt Á số tiền 13,6 tỷ đồng, mượn nợ chưa thanh toán trên 56 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thanh toán cho doanh nghiệp trên 938 triệu đồng, nợ lại 3,6 tỷ đồng.

Trước sự việc trên, UBND tỉnh yêu cầu chờ kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền đối với khoản mượn nợ vật tư, sinh phẩm trị giá 59,8 tỉ đồng của Công ty Việt Á.

Công ty Việt Á bị cơ quan điều tra xác định hàng loạt sai phạm. Để thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, doanh nghiệp này đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit. Công ty Việt Á còn thông đồng với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu; lãnh đạo Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng với gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.

Đến nay, sau thời gian điều tra, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 60 người.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.