Cách đây vài ngày, 1 bé gái 6 tháng tuổi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, phải hỗ trợ thở máy sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM). Bác sĩ xác định bệnh nhi bị sốc phản vệ do ăn cháo cá lóc.
Các bác sĩ tại đây cho biết: Đây là trường hợp sốc phản vệ khá hy hữu. Sốc phản vệ là do cơ địa của bệnh nhi không thích hợp với cháo cá nóc.
Hy hữu một trường hợp ăn cháo cá nóc gây sốc phản vệ. |
Về vấn đề thức ăn cũng có thể gây sốc phản vệ nặng, PGS.TS.BS Nguyễn Gia Bình, trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Ngoài những trường hợp sốc phản vệ do thuốc, còn có những trường hợp phản vệ do dị ứng thức ăn. Chẳng hạn như có người chỉ ăn một hạt lạc cũng bị sốc phản vệ và tử vong. Trước đây, khoa cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân sốc phản vệ tử vong sau khi ăn một bát bún dọc mùng.”
BS Bình lý giải, nguyên nhân là do cơ địa dị ứng, gen đặc biệt tùy thuộc mỗi người, có thể do di truyền. Các biểu hiện của sốc phản vệ ở mỗi người khác nhau, ví dụ nhẹ thì mẩn ngứa, nặng thì tắc phế quản, ngạt thở, nôm mửa, giãn mạch mãu dẫn đến trụy tim mạch. Thực tế BS Bình đã cấp cứu sốc phản vệ cho nhiều trường hợp sốc phản vệ với trứng hay dầu ăn...
PGS.TS.BS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai. |
Không phải ai ăn cá nóc, hay dọc mùng cũng bị sốc phản vệ. Mức độ sốc cũng phụ thuốc vào nhiều yếu tố, như cơ địa, số lượng thức ăn... và đặc biệt là quá trình sơ cấp cứu bệnh nhân khi có các dấu hiệu sốc phản vệ. Cụ thể, theo BS Bình : “Khi xảy ra sốc phản vệ chỉ cho phép xử lý cấp cứu trong vòng 10 giây đồng hồ, nếu chậm bệnh nhân tử vong. Biểu hiện sốc phản vệ cho đến bây giờ không có dấu hiệu báo trước. Các tình huống sốc phản vệ không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà ở ngoài cộng đồng cũng rất nhiều nhưng chúng ta chưa truyền thông mạnh. Ngay cả trong bệnh viện, có khi các bác sĩ chỉ cần tiêm chút thuốc mê thôi bệnh nhân cũng tử vong. Nhưng nếu y bác sĩ biết đó là phản vệ mà kịp thời cấp cứu thì 80-90% có thể thoát được”.
Theo thống kê tại Khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch mai, một năm chỉ gặp một vài trường hợp sốc phản vệ nhưng hiện tại, tình trạng dị ứng, sốc phản vệ xảy ra nhiều hơn, diễn biến nguy hiểm hơn... do bệnh nhân sử dụng nhiều thiết bị y tế, sử dụng nhiều thuốc, chị em làm đẹp, nhu cầu cũng can thiệp nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngay cả trong việc ăn uống, BS Bình cũng khuyến cáo cần thận trọng, nhất là với những người có tiền sử mẫn cảm với các loại thuốc, đồ ăn..., nhất là với trẻ nhỏ.