Người đàn ông mang “thân hình quỷ” ở Cao Bằng

(Kiến Thức) - Căn bệnh lạ này đã “cư ngụ” trên cơ thể ông suốt 40 năm qua. Vì sự thiếu hiểu biết, không có tiền chữa trị đã dần biến ông thành “thân hình quỷ” từ đó đến nay.

Người đàn ông mang “thân hình quỷ” ở Cao Bằng

Gặp ông Phủng Tràn Phâu 45 tuổi, trú tại xóm Lũng Mật, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng toàn thân thể khoác trên mình làn da sần xù như da cóc bởi hàng nghìn khối u ai cũng cảm thấy xót xa và đầy thương cảm.

Nỗi đau chồng lên nỗi đau

Trong ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa thung lũng Mật đầy đá lởm chởm sắc nhọn, là cuộc sống khốn khổ và đầy bất hạnh của người đàn ông mang “thân hình quỷ” toàn cơ thể ông mọc lên những khối u đủ kích thước và nếu ai gặp ông lần đầu cũng phải xót xa mà đầy thương cảm.

Cuộc sống hàng ngày của ông chỉ lủi thủi quanh quẩn trong xóm, mất khả năng lao động nên ông chỉ biết dựa từng bữa ngô của vợ, con.

Căn nhà của ông Phâu nằm lọt trong thung Lũng Mật.
Căn nhà của ông Phâu nằm lọt trong thung Lũng Mật.

Theo lời chỉ dẫn của người dân nơi đây, chúng tôi đến gặp ông khi ánh mặt trời dần dần luẩn quẩn phía sau núi. Từ đường vành đai biên giới đến nhà ông chỉ có một con đường nhỏ dẫn xuống nhà. Dù đã được người dân mô tả về ông nhưng chúng tôi vẫn thật sự “bất ngờ” khi tận mắt thấy ông.

Trái ngược hẳn với suy nghĩ của chúng tôi, một người đàn ông mang trên mình căn bệnh lạ sẽ rất e ngại khi gặp người lạ, thậm chí sẽ không gặp. Nhưng ông lại nở nụ cười mời chúng tôi vào nhà, dường như nụ cười của ông như muốn khóa lấp đi nỗi đau về thể xác.

Ông Phâu chia sẻ số phận bất hạnh của mình, dân làng ở đây vẫn hay gán cho tôi cái tên “người mang cơ thể quỷ”. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, Cha, Mẹ sinh được 9 người con. Lúc sinh ra ông cũng bình thường như bao đứa trẻ khác cùng lứa tuổi.

Nhưng trớ trêu thay, năm ông được 10 tuổi sau một trận sốt nặng đến “Thập tử nhất sinh”, cơ thể bắt đầu xuất hiện 1 khối u nhỏ ngứa ngáy, khó chịu trong cơ thể lúc nóng, lúc lạnh rồi sau đó khối u nhỏ đó không chỉ còn là một nữa mà mọc lan ra khắp cơ thể cảm giác đau đớn vô cùng.

Gia cảnh nghèo khó, lại xa trung tâm y tế nên chỉ biết kêu cứu thầy lang bốc thuốc, nhưng không ai rõ chứng bệnh lạ xưa nay hiếm này nên bốc bao nhiêu thuốc cũng không làm những u nhọt trên thân thể ông giảm, rồi mời thầy cúng về đuổi con ma đang ngự trị trong ông nhưng chỉ “tiền mất tật mang” không kết quả.

Sau đó, khắp cơ thể ông khoác bằng lớp da khác sần xù như da cóc ai nhìn thấy cũng ghê sợ, thỉnh thoảng hàng nghìn khối u nhỏ đó cứ hành hạ không ai biết ông bị bệnh gì, mà người ta chỉ đoán già đoán non rồi gán cho ông cái tên đầy cay nghiệt người đàn ông mang thân thể quỷ”.

Khuôn mặt ông Phâu chi chít những khối u
Khuôn mặt ông Phâu chi chít những khối u 

Thân thể không những mang căn bệnh lạ, mà chân trái của ông đã bị gẫy đến ba lần khiến việc đi lại của ông gặp vô cùng khó khăn. Ông kể: “ chị gái đứng ở trên nhà sàn ngã xuống khi đó ông đang ở dưới làm gẫy chân khi đó ông mới được 16 tuổi, gẫy chân nhưng cũng chỉ dùng cây thuốc rừng về đắp”.

Đến năm 20 tuổi, chân trái ông lại bị gẫy do đang trèo lấy quả Mác Cọt đem bán, không dừng lại ở đó khi ông được 40 tuổi chân ông lại bị gẫy thêm một nữa vậy là, chân trái ông bị gẫy đến ba lần và cả ba lần chỉ dùng đều không được bó bột mà chỉ dùng thuốc do thầy lang bốc khiến chân ông khi đi bị khập khiễng, khi trái gió trở trời thì đau nhức, còn thân thể ông nóng hừng hực hàng trăm khối u như muốn nổ tung thoát ra khỏi thân thể ông.

Chân trái bị gãy, khiến chân ông bi biến dạng không như người bình thường
 Chân trái bị gãy, khiến chân ông bi biến dạng không như người bình thường

Hơn 40 năm cả nhà chỉ ăn ngô

Cuộc sống của gia đình của ông cứ thế lặng lẽ trôi đi theo năm tháng, tài sản ông có ngoài hai đám ngô trồng ở các hốc đá và một con bò của cha mẹ ông chia cho để lại là giá trị nhất, quanh năm gia đình với ba nhân khẩu chỉ ăn ngô và rau rừng để sống qua ngày.

Bột ngô thay cơm của gia đình ông Phâu suốt hàng chục năm qua
Bột ngô thay cơm của gia đình ông Phâu suốt hàng chục năm qua 
Con ông Phâu và bát canh cho mỗi bữa ăn hàng ngày
 Con ông Phâu và bát canh cho mỗi bữa ăn hàng ngày

Từ ngày bị bệnh và gãy chân thỉnh thoảng lại lên từng cơn đau dữ dội, sức khỏe ông dần xa sút mọi công việc nặng trong gia đình lại phải đổ dồn lên đôi vai gày gòm của bà Phùng Ma Nái (56 tuổi) là vợ của ông. Bà Nái không biết tiếng phổ thông nên cũng chỉ lủi thủi ở nhà, đến hôm chợ phiên thì gánh gủi, rau rừng xuống chợ xã bán đổi lấy muối, lấy mỡ ăn. Đến mùa giáp hạt không có ngô để ăn, bà Nái lại đi đào củ mài hay vay mượn hàng xóm ít ngô về xay ra để ăn sống qua cơn đói.

Theo anh Cao (25 tuổi) thợ sửa chữa xe máy gần nhà ông Phâu cho biết: “Cả xóm có hơn 40 hộ dân, thì gia đình ông Phâu thuộc diện khó khăn nhất xóm, cả nhà không có gì quanh năm chỉ ăn ngô trong khi đó bản thân ông lại mắc bệnh, chân bị gẫy nên không có khả năng lao động đến mùa giáp hạt, nhà nào trong xóm khá giả thì cho ông ngô để ăn nhưng cũng chỉ đủ ăn một tuần thôi”.

Với ông khổ nhất là vào mùa hè, khi tiết trời nóng hừng hực như lửa đốt, thì thân thể sần sùi với hàng ngàn cục mụn bắt đầu nóng ran lên, gây ngứa ngáy có những lúc không chịu nổi ông cầm con dao về cắt nước từ cục mụn chảy ra làm ông càng đau đớn hơn. Khi đó, cả vợ và con ông cũng chỉ biết nhìn ông quằn quại trong cơn đau. Bởi, bà Nái và con của ông khi còn chưa lo xong bữa ngô cho những ngày sống tiếp theo thì làm sao dám nghĩ đến chuyện đưa ông đi khám.

Vậy là mỗi lần hàng ngàn cục mụn hành hạ, ông chỉ còn biết dùng lửa hơ vào các cục mụn để cho qua cơn đau và ngứa rát, nhiều lúc nghĩ tũng quấn ông Phâu nghẹn ngào “Nên chết đi, để con ma độc âm ỷ trong thân thể không còn hành hạ thêm được nữa” nhưng rồi ông lại thôi, vì ông còn có vợ, có con là chỗ dựa tinh thần lớn nhất, họ không bỏ mặc ông vậy tai sao lại bỏ họ mà đi và ý nghĩ tìm đến cái cái chết đã chấm dứt nỗi đau thể xác dần nguôi ngoai đi trong ông.

Đến cả nơi trú nắng, trú mưa vợ, chồng ông phải đem bán một con bò để đổi lấy căn nhà làm bằng gỗ rừng, nền nhà lởm chởm đá, trải qua thời gian lâu năm cùng với những trận mưa đá, gió bão giờ mái nhà đã bị dột nát. Nhưng bản thân ông bị tàn tật nên cảnh ngày nắng ánh mặt trời soi vào tận nhà, ngày mưa mọi thứ đều ướt hết đã quá quen thuộc với gia đình ông.

Cũng theo ông Phâu cho biết, thì hiện tại ông đang làm đơn xin được hưởng trợ cấp xã hội, mỗi năm ông gia đình ông cũng chỉ một lần có gạo để nấu từ nguồn hỗ trợ gạo cứu đói của nhà nước hơn 50 kg và quần áo của gia đình chủ yếu là các giáo viên giảng dạy tại phân trường Lũng mật cho.

Khi được hỏi mong ước lớn nhất của ông bây giờ là gì, ông thở dài cho biết: “Nhà không điện, không nước và dù bệnh tật đang hành hạ từng ngày thì cả nhà tôi vẫn chịu đựng được, nhưng thứ tôi mong mỏi nhất là làm sao cả nhà quanh năm có ngô để ăn không phải thiếu đói như kia nữa”.

Khi bóng tối dần chế ngự thũng lũng Lũng Mật, chúng tôi xin phép gia đình ông để trở lại TP. Cao Bằng hình ảnh cậu con trai Phùng A Pá (10 tuổi) của ông Phâu đong một ống bơ ngô đã xay, vợ ông lên nương ngô ngắt ngọn rau bí già nấu bữa tối mời khách ở lại ăn bữa tối cứ khắc khoải trong tâm trí chúng tôi đến nghẹn lòng.

Ẩn số 2 bé chết thảm dưới nhát cuốc oan nghiệt

(Kiến Thức) - Một trong hai cháu bé bị sát hại dã man mắc bệnh down, bé còn lại tuy mới 10 tuổi, nhưng hằng đêm vẫn ra bờ ruộng, soi đèn bắt cua cho mẹ bán lấy tiền đong gạo...

Ẩn số 2 bé chết thảm dưới nhát cuốc oan nghiệt
Cái chết oan nghiệt dưới những nhát cuốc chim bổ củi của hai cháu Hà Phú Quý (13 tuổi) và Hà Cao Nguyên (10 tuổi) - con chị Triệu Thị Bài (34 tuổi), ngụ tại thôn 7C, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) đã làm dư luận bàng hoàng, căm phẫn. Đến ngày 22/10, hàng trăm người dân địa phương tiễn đưa hai cháu về cõi vĩnh hằng, vẫn chưa ngớt bàn tán xôn xao. Cơ quan chức năng cũng đang ráo riết vào cuộc, điều tra xác định hung thủ gây án để đền tội trước pháp luật.
Chân dung 2 cháu bé bị sát hại dã man
 Chân dung 2 cháu bé bị sát hại dã man
Trong cơn nghẹn ngào vừa từ mộ hai con trở về, chị Triệu Thị Bài đau đớn kể lại, do gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, một mình chị phải lặn lội nuôi 4 con nhỏ thơ dại. Cách đây 3 năm, chồng chị Bài là anh Hà Văn Thiết bị tai nạn giao thông nặng, tuy không chết nhưng sau đó phải sống đời thực vật. Sau đó, hai người ly hôn, anh Thiết về sống với cha mẹ ruột, chị Bài nuôi 4 người con. Gia đình chỉ có 4 sào đất trồng sắn, tằn tiện tích cóp lại vay mượn thêm tiền của người quen, chị Bài cất được căn nhà cấp 4 rộng hơn 10m2. Đến nay, ở được vài năm nhưng vẫn chưa thể trả hết nợ.

Nơi lá Ngón sẵn hơn cơm gạo

(Kiến Thức) - Cây lá Ngón mọc khắp nơi trên những thung lũng của vùng cao Phan Thanh. Có giáo viên mới được chuyển công tác lên đây suýt mất mạng vì nhầm hoa lá Ngón với hoa Thiên lý.

Nơi lá Ngón sẵn hơn cơm gạo

Phan Thanh là 1 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Trung tâm xã cách huyện 14 km, từ quốc lộ 34 đi qua thị trấn Bảo Lạc chạy về phía tây.

Những thung lũng mây trên đường từ trung tâm Thị trấn Bảo Lạc vào xã Phan Thanh
 Những thung lũng mây trên đường từ trung tâm Thị trấn Bảo Lạc vào xã Phan Thanh

Trên con đường độc đạo dẫn vào xã Phan Thanh, những biển mây nằm chơi vơi dọc các thung lũng, phủ kín các ruộng bậc thang. Phải chờ đến tận trưa, khi mặt trời lên cao, sương tan thì các ngọn núi mới dần hiện ra. Đường vào xã đang được rải đá, thỉnh thoảng gặp những đoạn núi lở chắn ngang cả đường đi.

Dù đã 12h nhưng mây vẫn bao phủ đường đi
Dù đã 12h nhưng mây vẫn bao phủ đường đi 

Theo anh giáo bản dẫn đường, mất khoảng 1 tiếng đồng hồ đi xe máy mới đến được trung tâm xã. Trước khi đi khảo sát các thôn trên địa bàn, chúng tôi được ngồi nói chuyện cùng chủ tịch xã và những giáo viên vùng cao Phan Thanh để nắm bắt tình hình địa phương cũng như phong tục tập quán của đồng bào.

"Dân ở đây cái gì cũng cần, cái gì cũng thiếu đồng chí ạ. Cây lá Ngón thì mọc khắp nơi nhưng đất để làm nương rẫy thì ít vì địa hình quá phức tạp. Người dân ở đây thiếu ăn quanh năm, có những hộ dân quanh năm không biết đến cơm, gạo", ông Quan Văn Huy, Chủ tịch xã Phan Thanh chia sẻ.

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.236 ha. Trên địa bàn xã dân chung sống rải rác nhỏ lẻ, có 16 xóm hành chính, gồm 4 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Mông, Dao. Xóm Phần Quang chỉ có mình đồng bào dân tộc Nùng sinh sống.

Nhà ở của giáo viên điểm lẻ Pác Lác
Nhà ở của giáo viên điểm lẻ Pác Lác 
Người Mông chiếm tỉ lệ 55,43% dân số toàn xã. Có 7 xóm sống xen kẽ, có 8 xóm là dân tộc Mông. Có 16/16 xóm với 517 hộ = 2.868 nhân khẩu, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ hộ nghèo còn cao. 292 hộ nghèo trên tổng số 517 hộ dân.
Địa hình núi non khá hiểm trở, chủ yếu là thung lũng, đường đi lại đèo dốc, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Vì vậy, từ xóm này sang xóm khác chỉ có thể đi bộ. Có những xóm cách xa nhau mấy chục cây số. Thậm chí, từ hộ dân này sang hộ dân khác trong cùng một xóm phải đi hết gần nửa ngày do phải trèo đèo, vượt quá nhiều vách đá.

Xã thường xuyên bị sương mù bao phủ dày đặc. Khí hậu của Phan Thanh luôn luôn thấp hơn ở Bảo Lạc một vài độ. Do đó, người dân luôn phải đón nhận cái rét sớm hơn những vùng khác.

Đồng bào ở vùng cao Phan Thanh chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, nương rẫy và chăn nuôi. Do đất có thể canh tác được rất ít, nên thường xuyên xảy ra cảnh thiếu ăn. Các cô giáo dẫn đường cho chúng tôi vào Pác Lác chia sẻ, gia đình được xếp vào hàng có điều kiện nhất của Pác Lác thì ít nhất cũng phải thiếu gạo ăn từ 2 đến 3 tháng trong năm.

Ngô nương được dự trữ, vừa là lương thực cứu đói khi hết gạo, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiê, đối với nhiều hộ gia đình khó khăn thì ngô đôi khi cũng không đủ ăn.
 Ngô nương được dự trữ, vừa là lương thực cứu đói khi hết gạo, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiê, đối với nhiều hộ gia đình khó khăn thì ngô đôi khi cũng không đủ ăn.
Đáng chú ý có 9 hộ đồng bào người dân tộc Mông sống trên dãy núi cao, giáp ranh với xã Phi Giáp. Họ sống gần nhau trong thung lũng Po Cố Tản và quanh năm chỉ mong đủ ngô ăn chứ chưa dám nghĩ đến cơm, gạo. Do sống nơi núi đá cao, nên cây lương thực chính của họ không có gì ngoài ngô nương.
Ông Hoàng A Dẻ (người mặc áo nâu), Bí thư chi bộ Pác Lác cho biết: "Người bản địa như chúng tôi, đi từ đây (từ điểm trường Pác Lác) để đến được nơi có 9 hộ gia đình cũng cần khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ liên tục".
Ông Hoàng A Dẻ (người mặc áo nâu), Bí thư chi bộ Pác Lác cho biết: "Người bản địa như chúng tôi, đi từ đây (từ điểm trường Pác Lác) để đến được nơi có 9 hộ gia đình cũng cần khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ liên tục". 

Trình độ nhận thức của đồng bào ở đây còn lạc hậu. Dó đó, việc học hành của con em cũng ít được họ quan tâm. Đa số các em học sinh nữ sau khi học lớp 9 thường ở nhà chứ không tiếp tục theo học câp 3. Có những em đang học lớp 6, 7 nghỉ học lấy chồng (chủ yếu là những học sinh người Mông).

Khu nấu ăn của các em học sinh bán trú được người dân và các thầy cô giáo cùng nhau làm.
 Khu nấu ăn của các em học sinh bán trú được người dân và các thầy cô giáo cùng nhau làm.

Hiện tại, toàn xã có 490 em học sinh thuộc diện hộ nghèo, gặp khó khăn trong việc đến trường. Có nhiều em thuộc diện mồ côi, có hoàn cảnh éo le. Riêng THCS có 93 học sinh thuộc diện hộ nghèo trong tổng số 148 học sinh; Tiểu học chia làm10 phân trường, có 283/359 học sinh diện hộ nghèo; Mầm non có 114 em (trên tổng số 145 em) nhỏ thuộc diện hộ nghèo và diện mồ côi, có hoàn cảnh éo le.

Đa phần học sinh thường không có áo ấm và học sinh bán trú có những em không có chăn màn nên tạm thời ghép giường mới đủ chăn màn cho các em.
Đa phần học sinh thường không có áo ấm và học sinh bán trú có những em không có chăn màn nên tạm thời ghép giường mới đủ chăn màn cho các em. 

Năm nay các em thuộc diện bán trú sẽ được 15kg gạo và 406.000 đồng/tháng. Số tiền này có thể dành để nấu ăn cho các em. Nhà trường đang có kế hoạch tổ chức nấu ăn chung cho học sinh bán trú...

Mong muốn cùng chính quyền và nhân dân địa phương chia sẻ những khó khăn trước mắt, Báo điện tử Kiến Thức cùng nhóm Sống Hướng Thiện tổ chức kêu gọi, quyên góp ủng hộ cho 292 hộ nghèo và 490 em học sinh thuộc diện hộ nghèo của xã Phan Thanh.

Dự kiến: 
Thời gian vận động, nhận quyên góp, ủng hộ: Từ 25/9/2013 – 03/11/2013.
Thời gian đi thăm và trao tặng quà: 01/11/2013

Nhận ủng hộ: Tiền, gạo, muối, quần áo ấm, tất, mũ, khăn, chăn, màn, sách truyện, vở ghi, bút, sáp màu, mì tôm, bánh, kẹo,…

Nơi nhận ủng hộ:

1) Tòa soạn Báo điện tử Kiến Thức: Số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Số tài khoản ngân hàng: 126.10.000.119.106 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Ba Đình (Hà Nội). Chủ tài khoản: Báo điện tử Kiến Thức.

2) Nhóm Sống Hướng Thiện: Số 6 Trấn Vũ, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Tài khoản Vietcombank chi nhánh Chương Dương:  0541001611935 (Lê Thị Bích Thảo)

Lộ trình: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Bảo Lạc – Phan Thanh (435 km)

(Hà Nội – Cao Bằng: 286 km; Cao Bằng – Bảo Lạc: 135 km; Bảo Lạc – Phan Thanh: 14 km)

Lịch trình:

Ngày 01/11:

- 18h00: Một số thành viên Sống Hướng Thiện có mặt tại ô 58, lô 6 Phúc Xá (số 42, ngõ 41 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội để xếp đồ lên xe.

- 19h30: Đoàn từ thiện Báo Kiến Thức, Nhóm SHT và các nhà hảo tâm tập trung tại Báo điện tử Kiến Thức (465B Hoàng Hoa Thám) xuất phát từ Báo điện tử Kiến Thức (có chỗ để xe máy).

Ngày 02/11

- 05h00: có mặt tại TP.Cao Bằng ăn sáng

- 06h00: xuất phát từ TP Cao Bằng – Bảo Lạc

- 11h00: có mặt tại Bảo Lạc, ăn cơm trưa tại Thị trấn Bảo Lạc

- 12h10: có mặt tại TT xã Phan Thanh. Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương và Lãnh đạo ngành GD xã Phan Thanh.

- 12h20: trao quà tập trung tại điểm trường trung tâm cho 490 học sinh nghèo của xã Phan Thanh (Theo danh sách mà ngành giáo dục địa phương cung cấp: 93 học sinh THCS; 283 học sinh TH; 114 học sinh mầm non). Tặng sách truyện để xây dựng thư viện cho trường TH, THCS.

- Trao tặng cho 292 hộ dân nghèo, khó nhất xã Phan Thanh tại trung tâm xã, mỗi hộ 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, quần áo,…

- 13h00: Đoàn từ thiện chia thành 3 Nhóm nhỏ

+ Địa phương bố trí xe máy và cán bộ dẫn đường cho đoàn từ thiện vào bản Phiêng Dịt thăm, tặng quà 4 hộ nghèo (Hoàng Thị Lê; Hoàng A Ngài; Sùng A Vư; Lò A Vàng).

+ Địa phương bố trí phương tiện và cán bộ dẫn đường thăm 2 hộ nghèo ở Thẳm Thon (hộ gia đình Sầm Văn Tuân; hộ gia đình Giàng Thị Khìao).

- 17h00: tất cả thành viên thuộc các Nhóm tập trung tại TT xã, ăn tối

- 19h00: chuẩn bị giao lưu văn nghệ cùng cán bộ, giáo viên, học sinh và bà con nhân dân xã Phan Thanh.

- 19h30: giao lưu văn nghệ, lửa trại

- 21h30: Đoàn nghỉ ngơi để để mai về Hà Nội

Ngày 03/11

- 06h00: Tất cả thành viên đoàn từ thiện dậy chia tay Phan Thanh, chuẩn bị lên đường về Hà Nội.

- 07h30: Ăn sáng tại TT Bảo Lạc

- 08h10: Lên xe tiến thẳng TP Cao Bằng

- 13h00: Tạm nghỉ thăm chợ Xanh Cao Bằng và ăn trưa.

- 14h00: Thành viên đoàn lên xe về Hà Nội

- 22h30: Xe về tới Hà Nội


Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: PHẠM ĐÌNH MẠNH

Phụ trách Công tác xã hội Báo điện tử Kiến thức.

Số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

DĐ: 0974.974.104

Email: manhxuandu@gmail.com.


Cận cảnh tượng cổ bị trụ trì đóng đinh vào đầu

(Kiến Thức) - Rất nhiều bức tượng Phật, bát hương cổ... bị trụ trì Thích Minh Phượng của chùa Chân Long (Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) tự ý thay đổi, khiến người dân vô cùng phẫn nộ.

Cận cảnh tượng cổ bị trụ trì đóng đinh vào đầu

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.