Người dân Đông Anh, Hà Nội “khóc” vì cát tặc lộng hành

(Kiến Thức) - Nhiều diện tích đất sản xuất phía bờ sông Hồng của các hộ dân thôn Mai Châu (Đông Anh, Hà Nội) đang bị sạt lở nghiêm trọng vì cát tặc.

Người dân Đông Anh, Hà Nội “khóc” vì cát tặc lộng hành
Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân sống tại thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội luôn sống trong tình cảnh bức xúc, lo lắng trước thực trạng “cát tặc” ngang nhiên hút cát trên sông Hồng khiến nhiều m2 đất sản xuất ở sát phía bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng.
Clip đất sản xuất của người dân thôn Mai Châu bị sạt lở vì cát tặc

“Cát tặc” chỉ hút cát vào ban đêm
Ngày 19/8, sau khi tiếp nhận sự phản ánh của người dân, phóng viên Kiến Thức đã đến thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) để tìm hiểu. Hầu hết các hộ dân nơi đây ai nấy cũng tỏ ra bức xúc trước tình trạng “cát tặc” lộng hành mà “chính quyền địa phương làm ngơ”.
Nhiều diện tích đất sản xuất của một số hộ dân thôn Mai Châu bị sạt lở nghiêm trọng.
 Nhiều diện tích đất sản xuất của một số hộ dân thôn Mai Châu bị sạt lở nghiêm trọng.
Nhiều người dân cho biết, tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra tại thôn Mai Châu diễn ra cách đây đã nhiều năm. Điều đáng nói, người khai thác cát trái phép không phải ai xa lạ mà chính là hai chủ hộ dân sống trong thôn này (tên Phong và Nghĩa). Trong nhiều năm qua, hai hộ ông Phong và ông Nghĩa đã cùng nhau dùng thuyền ra giữa lòng của nhánh sông Hồng chảy qua thôn Mai Châu để hút cát khiến cho nhiều m2 đất sản xuất của một số hộ dân ven sông bị sạt lở nghiêm trọng.
Hai chiếc thuyền hút cát đậu vào bờ chuẩn bị tối đến để "làm việc".
 Hai chiếc thuyền hút cát đậu vào bờ chuẩn bị tối đến để "làm việc".
Để che mắt các hộ dân, hai hộ ông Phong và ông Nghĩa chỉ dùng thuyền và thực hiện hành vi hút cát trái phép vào buổi tối chứ không công khai giữa ban ngày.
“Họ hút cát mấy năm nay rồi. Nhưng chủ yếu là vào buổi tối tầm 19h cho đến sáng hôm sau. Cả đêm tiếng máy nổ cứ kêu xình xịch chúng tôi không tài nào ngủ được”. Bà N.T.H (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch) cho hay.
Nhiều diện đất sản xuất bị mất, dân nộp đơn... đợi chính quyền!
Trước tình trạng hai hộ ông Phong và ông Nghĩa sử dụng thuyền để hút cát trái phép, những hộ dân bị ảnh hưởng đã làm đơn trình báo lên thôn, xã. Tuy nhiên, suốt mấy năm ròng gửi đơn đi đến nay họ vẫn không nhận được sự phản hồi nào từ chính quyền.
Do diện tích đất sản xuất ngày càng bị sụt lở nước cuốn trôi nhiều, trong khi đó chẳng thấy chính quyền lên tiếng nên nhiều lần một hai hộ đã gây xích mích, suýt đánh nhau với ông Phong và ông Nghĩa.
Anh Cao Văn Tuấn (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) cho biết: “Đất sản xuất của gia đình chúng tôi đã bị sạt lở khoảng 30m. Không chỉ vậy, cả chuồng bò của gia đình chúng tôi cũng bị lở khi nước sói vào. Bây giờ, mỗi khi mưa xuống nước sông dâng lên y rằng phần đất phía bờ sông bị sạt lở. Tất cả là do việc hút cát”.
Anh Cao Văn Tuấn bức xúc trước tình trạng khai thác cát trái phép.
Anh Cao Văn Tuấn bức xúc trước tình trạng khai thác cát trái phép. 
“Trước gia đình chúng tôi có hai hàng cây, trồng ở phần đất sát bờ sông nhưng do người ta hút cát nên phải chặt vội vội, vàng vàng đem đi bán không sẽ bị nước cuốn trôi mất”, ông Nguyễn Văn Nam (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch) cho biết.
Trước sự bức xúc của người dân, phóng viên Kiến Thức đã liên lạc và có cuộc trao đổi với ông Vũ Quang Đông (Trường thôn).
Ông Đông cho hay: “Vài năm trước đó thì đúng là có tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra trên địa bàn của thôn Mai Châu. Tuy nhiên, chính quyền thôn, xã sau khi nhận được đơn của người dân đã tiến hành xử lý. Hiện nay, không còn tình trạng này nữa”.
Theo lời của ông Đông, hiện nay trên địa bàn thôn Mai Châu “không còn tình trạng hút cát trái phép nữa”. Tuy nhiên, trái với lời khẳng định của vị trưởng thôn, chiều cùng ngày phóng viên đã được người dân dẫn ra hiện trường tận mắt thấy chiếc thuyền khai thác cát đang đậu chờ đêm xuống để “làm việc” và chứng kiến những m2 đất sản xuất của người dân bị sạt lở nghiêm trọng do tình trạng khai thác cát trái phép. Cùng với đó, những chiếc xe tải thay nhau vào bãi tập kết cát chở cát đi.
Không rõ chính quyền xã Đại Mạch, huyện Đông Anh quản lý tình trạng "cát tặc" ra sao mà chỉ người dân mới nhìn thấy còn các cơ quan chức năng thì nhắm mắt làm ngơ?

Cát tặc đánh chết người, dân nhấn chìm tàu

Thường xuyên xuất hiện các tàu ngang nhiên hút cát dưới triền sông, làm sạt lở hàng trăm mét bãi triều trồng hoa màu của người dân Hải Dương.

Cát tặc đánh chết người, dân nhấn chìm tàu

Chiều 29/11, phóng viên có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Cụ Vũ Văn Tháu, 82 tuổi, thôn Truy Lễ, xã Hà Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho hay đoạn sông Luộc chạy qua địa bàn xã, phía bên kia thuộc địa bàn hành chính huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 3 năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện các tàu cát tặc ngang nhiên hút cát dưới triền sông, làm sạt lở hàng trăm mét bãi triều trồng hoa màu của người dân.

Người dân xót xa khi biết đang tiếp tay cho cát tặc

Mua lại quyền sử dụng đất nông nghiệp để lén lút khai thác cát. Đây là tình trạng đã diễn ra trong nhiều năm nay ngay tại ngoại thành Hà Nội.

Người dân xót xa khi biết đang tiếp tay cho cát tặc
Điều đáng nói là hoạt động này đã đặt những người dân ở đây vào tình cảnh không bán đất cũng không xong vì việc đào, cuốc cát trái phép đã gây sạt lở những mảnh ruộng đang được canh tác. Chính vì vậy, nhiều diện tích đất đã bị mất trong sự bức xúc của người dân xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Khu chợ tạm tiền tỷ nhức mắt ở KĐT Đại Thanh

(Kiến Thức) -Khu đô thị Đại Thanh, Hà Đông, Hà Nội bỗng dưng xuất hiện chợ tạm với hàng chục ki ốt gây mất mỹ quan đô thị...

Khu chợ tạm tiền tỷ nhức mắt ở KĐT Đại Thanh
Theo phản ánh của các cư dân sống tại KĐT Đại Thanh, từ hơn một tháng nay, trước mặt 3 tòa nhà gồm CT10A, CT10B, CT10C bất ngờ mọc lên khu chợ tạm với hơn 40 ki-ốt buôn bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, thực phẩm, cho tới các quán ăn, quán làm tóc… Theo đó, Ban quản lý khu chợ tạm này cũng được thành lập để giám sát hoạt động của các tiểu thương.
 
Theo phản ánh của các cư dân sống tại KĐT Đại Thanh, từ hơn một tháng nay, trước mặt 3 tòa nhà gồm CT10A, CT10B, CT10C bất ngờ mọc lên khu chợ tạm với hơn 40 ki-ốt buôn bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, thực phẩm, cho tới các quán ăn, quán làm tóc… Theo đó, Ban quản lý khu chợ tạm này cũng được thành lập để giám sát hoạt động của các tiểu thương.
Trong bản quy hoạch và phối cảnh của Khu đô thị Đại Thanh không hề có khu đất dành cho việc xây dựng chợ tạm. Theo đó, diện tích trước mặt tiền hai tổ hợp chung cư CT8 và CT10 là vỉa hè với cây xanh, tạo cảnh quan thoáng mát, rộng rãi cho khu đô thị.

Trong bản quy hoạch và phối cảnh của Khu đô thị Đại Thanh không hề có khu đất dành cho việc xây dựng chợ tạm. Theo đó, diện tích trước mặt tiền hai tổ hợp chung cư CT8 và CT10 là vỉa hè với cây xanh, tạo cảnh quan thoáng mát, rộng rãi cho khu đô thị.

Hiện nay, một vỉa hè bị chiếm dụng thành chợ tạm, vỉa hè còn lại người dân bán hàng bầy bàn ghế lấn ra, xe máy để khắp lối đi, các cháu nhỏ không có chỗ chơi, người lớn không có chỗ đi bộ tập thể dục. Đến giờ cao điểm thì tắc đường liên miên gây tình trạng lộn xộn, bát nháo.

Hiện nay, một vỉa hè bị chiếm dụng thành chợ tạm, vỉa hè còn lại người dân bán hàng bầy bàn ghế lấn ra, xe máy để khắp lối đi, các cháu nhỏ không có chỗ chơi, người lớn không có chỗ đi bộ tập thể dục. Đến giờ cao điểm thì tắc đường liên miên gây tình trạng lộn xộn, bát nháo.


Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới