Ngủ dậy thấy khô, đắng miệng: Vì sao?

Ngủ dậy thấy khô, đắng miệng: Vì sao?

(Kiến Thức) - Thi thoảng thức dậy thấy khô, đắng miệng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đối diện tình trạng này thì bạn không nên bỏ qua. Rất có thể đây là dấu hiệu sức khỏe bạn đang có vấn đề.

1. Duy trì chế độ ăn mặn: Ăn mặn sẽ khiến cơ thể nạp lượng lớn muối. Đáng chú ý, thành phần muối này sẽ hút nước nên dễ gây nên  tình trạng khô miệng, khô lưỡi khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để bổ sung. Ảnh minh họa.
1. Duy trì chế độ ăn mặn: Ăn mặn sẽ khiến cơ thể nạp lượng lớn muối. Đáng chú ý, thành phần muối này sẽ hút nước nên dễ gây nên tình trạng khô miệng, khô lưỡi khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để bổ sung. Ảnh minh họa.
2. Bệnh dạ dày: Với những người từng mắc bệnh tiêu hóa, nếu tình trạng khô miệng, khô lưỡi thường xuyên diễn ra thì bạn nên chú ý đến sức khỏe. Rất có thể bệnh đã tái phát, khiến cơ thể phản ứng.
2. Bệnh dạ dày: Với những người từng mắc bệnh tiêu hóa, nếu tình trạng khô miệng, khô lưỡi thường xuyên diễn ra thì bạn nên chú ý đến sức khỏe. Rất có thể bệnh đã tái phát, khiến cơ thể phản ứng.
Người mắc viêm dạ dày thường bị khô miệng vào ban đêm kèm trào ngược axit nên miệng còn có mùi hôi. Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, các triệu chứng đi kèm có thể là ho, đau rát họng, đau ngực... Chuyên gia sức khỏe khuyên nên đi khám càng sớm càng tốt. Tình trạng sức khỏe này không chỉ làm giảm khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng.
Người mắc viêm dạ dày thường bị khô miệng vào ban đêm kèm trào ngược axit nên miệng còn có mùi hôi. Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, các triệu chứng đi kèm có thể là ho, đau rát họng, đau ngực... Chuyên gia sức khỏe khuyên nên đi khám càng sớm càng tốt. Tình trạng sức khỏe này không chỉ làm giảm khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng.
3. Bệnh răng miệng: Mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nướu,... người bệnh khi ngủ dậy sẽ có cảm giác khô miệng, hơi thở có mùi hôi.
3. Bệnh răng miệng: Mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nướu,... người bệnh khi ngủ dậy sẽ có cảm giác khô miệng, hơi thở có mùi hôi.
Lý giải hiện tượng này, chuyên gia sức khỏe cho biết khi bị sưng tấy, viêm nhiễm, vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế, hơi thở cũng khó chịu hơn trước.
Lý giải hiện tượng này, chuyên gia sức khỏe cho biết khi bị sưng tấy, viêm nhiễm, vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế, hơi thở cũng khó chịu hơn trước.
Để hạn chế tình trạng bất tiện trên, bác sĩ khuyên nên luyện tập thể thao phù hợp. Vận động không chỉ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Để hạn chế tình trạng bất tiện trên, bác sĩ khuyên nên luyện tập thể thao phù hợp. Vận động không chỉ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Đồng thời, quá trình giải độc, bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể cũng được đẩy mạnh. Một khi cơ thể tráng kiện, vi khuẩn khó có thể thâm nhập, gây bệnh.
Đồng thời, quá trình giải độc, bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể cũng được đẩy mạnh. Một khi cơ thể tráng kiện, vi khuẩn khó có thể thâm nhập, gây bệnh.
Thay đổi thói quen ăn mặn cũng rất quan trọng trong nỗ lực cải thiện tình trạng khô, đắng miệng khi ngủ dậy. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng cũng như các nguyên tố vi lượng. Không những vậy, bạn cần chú ý hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là trong bữa tối để duy trì cơ thể khỏe mạnh, tránh tăng cân, béo phì.
Thay đổi thói quen ăn mặn cũng rất quan trọng trong nỗ lực cải thiện tình trạng khô, đắng miệng khi ngủ dậy. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng cũng như các nguyên tố vi lượng. Không những vậy, bạn cần chú ý hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là trong bữa tối để duy trì cơ thể khỏe mạnh, tránh tăng cân, béo phì.
Bỏ bia rượu, thuốc lá rất cần thiết bởi chúng chứa những chất kích ứng mạnh. Cố chấp duy trì thói quen này khiến lượng lớn độc tố thâm nhập vào khoang miệng, là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý liên quan đến miệng.
Bỏ bia rượu, thuốc lá rất cần thiết bởi chúng chứa những chất kích ứng mạnh. Cố chấp duy trì thói quen này khiến lượng lớn độc tố thâm nhập vào khoang miệng, là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý liên quan đến miệng.
Cuối cùng, khâu vệ sinh răng miệng cũng cần được quan tâm. Ngoài việc vệ sinh đều đặn sáng tối, bạn nên súc miệng sau các bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
Cuối cùng, khâu vệ sinh răng miệng cũng cần được quan tâm. Ngoài việc vệ sinh đều đặn sáng tối, bạn nên súc miệng sau các bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn video: Hanoitv

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.