Ngày làm việc thứ sáu, Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII

Tại Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình các nội dung Trung ương thảo luận về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Ngày làm việc thứ sáu, Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII
Theo tin từ Văn phòng Trung ương Đảng, sáng 8/10, trong ngày làm việc thứ 6 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII (Hội nghị Trung ương 6), Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường thảo luận Đề án định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.
Chiều cùng ngày, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu tài liệu cho ý kiến vào báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 5 đến Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và báo cáo công tác tài chính đảng.
Ngay lam viec thu sau, Hoi nghi Trung uong 6, khoa XIII
Hội nghị Trung ương 6. Ảnh: Nhật Bắc
Sau đó, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình các nội dung Trung ương thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; Đề án định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ nội dung của định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Trung ương lần này bao gồm những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch phát triển nói chung và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nói riêng; tập trung nhận định, đánh giá tình hình phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước thời kỳ 2011 - 2020; định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ; định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia.
Tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra từ ngày 3 đến 9/10, Ban Chấp hành Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng: Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; và một số vấn đề quan trọng khác, chủ yếu là về công tác cán bộ, công tác nhân sự.

Hôm nay khai mạc Hội nghị Trung ương 6

Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc tại Hà Nội và ự kiến làm việc trong một tuần.

Hôm nay khai mạc Hội nghị Trung ương 6

Một trong những nội dung lớn dự kiến trình Trung ương lần này là Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Hom nay khai mac Hoi nghi Trung uong 6

Hội nghị Trung ương 6 sẽ xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Công tác tổ chức, cán bộ còn hạn chế”

“Vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt, làm thay hoặc né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư chỉ ra nhiều tồn tại trong hoạt động của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Công tác tổ chức, cán bộ còn hạn chế”
Đẩy mạnh CNH-HĐH là chủ trương lớn, là nhiệm vụ chiến lược
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, một trong những nội dung của hội nghị là xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2022, kế hoạch năm 2023.

Bắc Giang: Bắt “trùm” xã hội đen chuyên đi cưỡng đoạt tài sản

Vượng cho rằng anh Q. tung tin đồn làm ảnh hưởng đến uy tín của Vượng, sau đó Vượng liên tục uy hiếp và yêu cầu anh Q. phải đưa 200 triệu đồng.

Bắc Giang: Bắt “trùm” xã hội đen chuyên đi cưỡng đoạt tài sản
Ngày 8/10, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Công an huyện Hiệp Hòa vừa triệt phá thành công chuyên án bắt giữ nghi phạm Phạm Văn Vượng (40 tuổi, trú tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.