Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Công tác tổ chức, cán bộ còn hạn chế”

“Vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt, làm thay hoặc né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư chỉ ra nhiều tồn tại trong hoạt động của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Công tác tổ chức, cán bộ còn hạn chế”
Đẩy mạnh CNH-HĐH là chủ trương lớn, là nhiệm vụ chiến lược
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, một trong những nội dung của hội nghị là xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2022, kế hoạch năm 2023.
Đề cập đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2023, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phân tích, chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm; dự báo những khả năng sắp tới, trước hết là từ nay đến cuối năm 2022 và năm 2023. Trên cơ sở đó, cần xác định trúng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2023.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Cong tac to chuc, can bo con han che”
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6. Ảnh: Nhật Bắc 
Tổng Bí thư cũng nêu khó khăn nội tại như áp lực lạm phát, lãi suất, tỉ giá; khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Cong tac to chuc, can bo con han che”-Hinh-2
 Ảnh: VGP
Đề cập nội dung tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đẩy mạnh CNH-HĐH là chủ trương lớn, là nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trung tâm, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta vẫn chưa thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Các đột phá chiến lược chưa có sự bứt phá. Tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm. Nội lực của nền kinh tế còn yếu; năng lực độc lập, tự chủ thấp, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định: cần phải "tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo".
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Cong tac to chuc, can bo con han che”-Hinh-3
 

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) lần này, Trung ương sẽ xem xét nội dung về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới - Ảnh: VGP

Thời gian qua, Bộ Chính trị đã ráo riết chỉ đạo tổng kết lý luận và thực tiễn, nghiên cứu xây dựng đề án trình Trung ương tại hội nghị lần này xem xét, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đây là vấn đề quan trọng, song phức tạp; hiện vẫn còn những vấn đề chưa thật rõ và không ít những ý kiến khác nhau, nhất là trong bối cảnh, tình hình trong nước và thế giới đã, đang và sẽ có nhiều thay đổi dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tổng bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, tạo sự thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp lớn cần được triển khai thực hiện để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng Bí thư nhận định đây là nhiệm vụ lần đầu tiên thực hiện, rất mới, rất khó, chưa có kinh nghiệm, song rất quan trọng và cấp thiết, các bộ, các ngành, các địa phương trong cả nước đang rất mong đợi.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu, thảo luận để tạo sự thống nhất cao đối với dự thảo Kết luận của Trung ương về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, góp phần thiết thực cho việc lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nói riêng và các quy hoạch phát triển của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước nói chung.
Về nội dung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư cho biết, Hiến pháp 2013 đã có những sửa đổi và bổ sung quan trọng, hoàn thiện thêm cơ cấu bộ máy nhà nước, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ và hệ thống các cơ quan tư pháp, phát huy ngày càng đầy đủ cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo đúng quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới, trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định sự cần thiết phải "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; coi đây "là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị" ở nước ta.
Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp lớn để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Cong tac to chuc, can bo con han che”-Hinh-4

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII), Trung ương sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt, né tránh, sợ trách nhiệm
Với đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Tổng bí thư nhìn nhận đây là một nội dung rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Đề nghị Trung ương tập trung nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) và những quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Những tồn tại được Tổng Bí thư chỉ ra là việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị còn chậm và lúng túng, nhất là trong việc xử lý tình trạng không rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thiếu gương mẫu, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng tuy đã có nhiều đổi mới và có đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp, việc tự kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế...
Nhấn mạnh, các vấn đề thảo luận và quyết định tại Hội nghị Trung ương 6 đều rất quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm, Tổng bí thư lưu ý nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Vì vậy, đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

>>> Mời độc giả xem thêm video Trung ương bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư khóa XIII:

Nguồn: THDT

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về một số dự án luật trình Quốc hội.

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
Hinh anh Tong Bi thu Nguyen Phu Trong du hoi nghi dai bieu Quoc hoi chuyen trach

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo Quốc hội dự hội nghị.

Hinh anh Tong Bi thu Nguyen Phu Trong du hoi nghi dai bieu Quoc hoi chuyen trach-Hinh-2
 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách để thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3. Đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Nhật Bản đến chào xã giao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Thủ tướng Kishida Fumio và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Nhật Bản thăm chính thức Việt Namvà chúc mừng ông Kishida Fumio được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Thủ tướng Nhật Bản.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong tiep Thu tuong Nhat Ban Kishida Fumio
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những kết quả tốt đẹp của chuyến thăm, nhất là trong hội đàm giữa Thủ tướng Kishida Fumio với Thủ tướng Phạm Minh Chính, các cuộc hội kiến của Thủ tướng Kishida Fumio với Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, qua đó hai nước đạt được nhiều nhận thức chung, thỏa thuận và các biện pháp hợp tác quan trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp trong các chuyến thăm Nhật Bản trước đây; bày tỏ vui mừng về sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ hai nước, trong đó có các chuyến thăm, trao đổi thường xuyên của lãnh đạo hai nước, quan hệ kinh tế đi vào chiều sâu và hiệu quả, hiện nay có gần 450 nghìn người Việt Nam học tập, lao động và sinh sống ở Nhật Bản.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh những tiềm năng to lớn của sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước trong thời gian tới; đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy giao lưu, gặp gỡ cấp cao, quan hệ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, phối hợp tại các diễn đàn quốc tế vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh hai nước cùng xây dựng tốt kế hoạch kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023 để tạo thêm những cơ sở lâu dài cho quan hệ thực chất, hiệu quả và thiết thực giữa hai nước trong thời gian tới.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong tiep Thu tuong Nhat Ban Kishida Fumio-Hinh-2
 Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư cũng trao đổi về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou

Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hy Lạp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hy Lạp đến chào xã giao nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong tiep Tong thong Hy Lap Katerina Sakellaropoulou
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Tổng thống Katerina Sakellaropoulou và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam; chúc mừng bà Katerina Sakellaropoulou được bầu là nữ Tổng thống đầu tiên của Hy Lạp, quốc gia có vị thế quốc tế quan trọng và là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những tình cảm, sự ủng hộ quý báu mà nhân dân Hy Lạp đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, trong đó có hợp tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong tiep Tong thong Hy Lap Katerina Sakellaropoulou-Hinh-2
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những kết quả tốt đẹp của chuyến thăm, nhất là kết quả cuộc hội đàm giữa Tổng thống Katerina Sakellaropoulou và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc mới trong sự phát triển quan hệ giữa hai nước, khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Hy Lạp và vui mừng trước những bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hy Lạp. Nhân dân Việt Nam luôn nhớ đến ông Kostas Nguyễn Văn Lập là Anh hùng Lực lượng vũ trang của Việt Nam và là công dân của cả hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với bà Tổng thống những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực, đề nghị Chính phủ Hy Lạp tiếp tục quan tâm, phát huy vai trò của cộng đồng người Việt ở Hy Lạp.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong tiep Tong thong Hy Lap Katerina Sakellaropoulou-Hinh-3
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng trao đổi với Tổng thống Hy Lạp về những thành tựu đổi mới, mục tiêu phát triển của Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI, những kết quả tích cực đạt được trong việc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Tổng thống Katerina Sakellaropoulou cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian tiếp Tổng thống và Đoàn đại biểu cấp cao Hy Lạp đến chào xã giao, cũng như sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho bà và Đoàn. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou bày tỏ khâm phục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và những thành tựu to lớn của Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước thời gian qua. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chiều dài lịch sử, văn hóa của đất nước Việt Nam, nhấn mạnh sự tương đồng giữa hai dân tộc, khẳng định Hy Lạp coi trọng vị trí của Việt Nam ở khu vực, trên thế giới và chia sẻ với Tổng Bí thư về những kết quả quan trọng đạt được trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhằm thúc đẩy, mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Tổng thống Katerina Sakellaropoulou nhất trí về các định hướng mà Tổng Bí thư đã nêu cho quan hệ hai nước, vui mừng về những phát triển của sự hợp tác, nhấn mạnh về những tiềm năng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại, đóng tàu, vận tải biển và du lịch.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong tiep Tong thong Hy Lap Katerina Sakellaropoulou-Hinh-4
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường quan hệ chính trị, đẩy mạnh sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, phát triển hợp tác, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) tại các vùng biển.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.