Ngắm bộ cửa đẹp nhất Hoàng thành Huế

Ngắm bộ cửa đẹp nhất Hoàng thành Huế

(Kiến Thức) - Được coi là bộ cửa đẹp nhất của Hoàng thành Huế, cửa Hiển Nhơn và cửa Chương Đức là dấu ấn đặc sắc mà vua Khải Định đã để lại cho Cố đô.

Ở  Hoàng thành Huế, nếu cửa Ngọ Môn gây choáng ngợp bởi quy mô bề thế thì hai cửa Hiển Nhơn và Chương Đức lại lôi cuốn du khách bởi vẻ đẹp vô cùng tinh tế.
Hoàng thành Huế, nếu cửa Ngọ Môn gây choáng ngợp bởi quy mô bề thế thì hai cửa Hiển Nhơn và Chương Đức lại lôi cuốn du khách bởi vẻ đẹp vô cùng tinh tế.
Trong hai cửa này, cửa Chương Đức nằm ở phía Tây Hoàng Thành, bên đường Lê Huân. Công trình được xây dựng vào năm 1805, hoàn thành năm 1808, dưới thời vua Gia Long.
Trong hai cửa này, cửa Chương Đức nằm ở phía Tây Hoàng Thành, bên đường Lê Huân. Công trình được xây dựng vào năm 1805, hoàn thành năm 1808, dưới thời vua Gia Long.
Diện mạo hiện tại của cửa Chương Đức định hình từ năm 1921. Khi đó, vua Khải Định đã cho hạ giải hoàn toàn kết cấu gỗ của tam quan cũ và xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn một tam quan đồ sộ 2 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ.
Diện mạo hiện tại của cửa Chương Đức định hình từ năm 1921. Khi đó, vua Khải Định đã cho hạ giải hoàn toàn kết cấu gỗ của tam quan cũ và xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn một tam quan đồ sộ 2 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ.
Theo quy định của triều đình, cửa Chương Đức dành riêng cho các bà hoàng và cung nữ ra vào Hoàng thành.
Theo quy định của triều đình, cửa Chương Đức dành riêng cho các bà hoàng và cung nữ ra vào Hoàng thành.
Ngày nay, cửa Chương Đức thường đóng kín, chỉ được mở vào những dịp lễ hội và festival Huế để phục vụ khách tham quan.
Ngày nay, cửa Chương Đức thường đóng kín, chỉ được mở vào những dịp lễ hội và festival Huế để phục vụ khách tham quan.
Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, trên đường Đoàn Thị Điểm. Cửa này được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Vào năm 1833, thời Minh Mạng, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành.
Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, trên đường Đoàn Thị Điểm. Cửa này được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Vào năm 1833, thời Minh Mạng, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành.
Vào năm 1923, vua Khải Định đã cho tải tạo lại cửa Hiển Nhơn theo nguyên mẫu của cửa Chương Đức. Vì vậy mà hai cửa có kiến trúc rất giống nhau.
Vào năm 1923, vua Khải Định đã cho tải tạo lại cửa Hiển Nhơn theo nguyên mẫu của cửa Chương Đức. Vì vậy mà hai cửa có kiến trúc rất giống nhau.
Khác biệt lớn nhất là trước cửa Hiển Nhơn có cầu thông ra bên ngoài Hoàng Thành, cửa Chương Đức thì không.
Khác biệt lớn nhất là trước cửa Hiển Nhơn có cầu thông ra bên ngoài Hoàng Thành, cửa Chương Đức thì không.
Ngoài ra, trước cửa Hiển Nhơn vẫn còn cặp nghê đá rất đẹp.
Ngoài ra, trước cửa Hiển Nhơn vẫn còn cặp nghê đá rất đẹp.
Dưới thời nhà Nguyễn, cửa Hiển Nhơn là cửa dành riêng cho quan lại và nam giới hoàng tộc ra vào Hoàng Thành.
Dưới thời nhà Nguyễn, cửa Hiển Nhơn là cửa dành riêng cho quan lại và nam giới hoàng tộc ra vào Hoàng Thành.
Trong chiến sự năm 1968, cửa Hiển Nhơn đã bị bom đạn phá huỷ nặng nề. Sau năm 1975, cửa được trùng tu khôi phục nguyên trạng.
Trong chiến sự năm 1968, cửa Hiển Nhơn đã bị bom đạn phá huỷ nặng nề. Sau năm 1975, cửa được trùng tu khôi phục nguyên trạng.
Ngày nay, cửa Hiển Nhơn được sử dụng làm lối ra cho du khách tham quan Hoàng thành.
Ngày nay, cửa Hiển Nhơn được sử dụng làm lối ra cho du khách tham quan Hoàng thành.
Tại Festival Huế 2008, cửa Hiển Nhơn từng là địa điểm tổ chức Lễ hội Áo dài. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động trong những ngày lễ quan trọng của Huế.
Tại Festival Huế 2008, cửa Hiển Nhơn từng là địa điểm tổ chức Lễ hội Áo dài. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động trong những ngày lễ quan trọng của Huế.
Nhìn chung, cả hai cửa Chương Đức và Hiển Nhơn được giới nghiên cứu đánh giá cao về giá trị mỹ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trang trí đắp mảnh sành sứ vô cùng tinh xảo.
Nhìn chung, cả hai cửa Chương Đức và Hiển Nhơn được giới nghiên cứu đánh giá cao về giá trị mỹ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trang trí đắp mảnh sành sứ vô cùng tinh xảo.
Đây được đánh giá là các cửa đẹp nhất trong số 13 cửa của Hoàng thành Huế.
Đây được đánh giá là các cửa đẹp nhất trong số 13 cửa của Hoàng thành Huế.
Về mặt lịch sử, cửa Chương Đức và Hiển Nhơn là dấu ấn đặc sắc mà vua Khải Định đã để lại cho Cố đô Huế.
Về mặt lịch sử, cửa Chương Đức và Hiển Nhơn là dấu ấn đặc sắc mà vua Khải Định đã để lại cho Cố đô Huế.
Một số hình ảnh về các họa tiết trang trí trên hai cửa Hiển Nhơn và Chương Đức.
Một số hình ảnh về các họa tiết trang trí trên hai cửa Hiển Nhơn và Chương Đức.
Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.