Khám phá tàn tích của Văn miếu ở Huế

Khám phá tàn tích của Văn miếu ở Huế

(Kiến Thức) - Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình lớn.

Nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế,  Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa. Ảnh: Linh Tinh Môn ở bờ sông trước Văn miếu Huế.
Nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa. Ảnh: Linh Tinh Môn ở bờ sông trước Văn miếu Huế.
Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 được dời đến xã Long Hồ. Ảnh: Văn Miếu Môn, cổng chính của Văn miếu.
Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 được dời đến xã Long Hồ. Ảnh: Văn Miếu Môn, cổng chính của Văn miếu.
Đến thời vua Gia Long, Văn miếu mới được xây dựng ở vị trí hiện tại vào năm 1808, Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử. Ảnh: Đại Thành Môn, cổng dẫn vào trung tâm Văn miếu.
Đến thời vua Gia Long, Văn miếu mới được xây dựng ở vị trí hiện tại vào năm 1808, Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử. Ảnh: Đại Thành Môn, cổng dẫn vào trung tâm Văn miếu.
Ngoài việc thờ Khổng Tử, Văn miếu Huế còn thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết. Bên cạnh đó, nơi đây còn thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho. Ảnh: Từ Đại Thành Môn nhìn ra sông Hương.
Ngoài việc thờ Khổng Tử, Văn miếu Huế còn thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết. Bên cạnh đó, nơi đây còn thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho. Ảnh: Từ Đại Thành Môn nhìn ra sông Hương.
Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu. Đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng. Ảnh: Hai dãy nhà Tây Vu, Đông Vu.
Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu. Đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng. Ảnh: Hai dãy nhà Tây Vu, Đông Vu.
Từ năm 1831 - 1919, năm có khoa thi Hội cuối cùng dưới thời vua Khải Ðịnh, trên 30 tấm bia đá đã được dựng tại Văn miếu Huế, ghi họ tên, tuổi tác và quê quán của 293 vị tiến sĩ. Ảnh: Bia tiến sĩ trong Văn miếu.
Từ năm 1831 - 1919, năm có khoa thi Hội cuối cùng dưới thời vua Khải Ðịnh, trên 30 tấm bia đá đã được dựng tại Văn miếu Huế, ghi họ tên, tuổi tác và quê quán của 293 vị tiến sĩ. Ảnh: Bia tiến sĩ trong Văn miếu.
Có nhiều cái tên nổi tiếng được khắc ghi ở đay, như: Phan Thanh Giản; Phan Đình Phùng; Tống Duy Tân; Nguyễn Thượng Hiền; Nguyễn Khuyến; Chu Mạnh Trinh; Ngô Đức Kế; Huỳnh Thúc Kháng; Vũ Phạm Hàm...
Có nhiều cái tên nổi tiếng được khắc ghi ở đay, như: Phan Thanh Giản; Phan Đình Phùng; Tống Duy Tân; Nguyễn Thượng Hiền; Nguyễn Khuyến; Chu Mạnh Trinh; Ngô Đức Kế; Huỳnh Thúc Kháng; Vũ Phạm Hàm...
Văn Miếu Huế đã được tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903.
Văn Miếu Huế đã được tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903.
Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự...
Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự...
Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này.
Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này.
Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát.
Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát.
Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh Tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ... Ảnh: Bia đá trong một nhà bia ở Văn miếu Huế.
Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh Tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ... Ảnh: Bia đá trong một nhà bia ở Văn miếu Huế.
Nhiều tòa nhà trong khuôn viên Văn miếu chỉ còn lại nền móng.
Nhiều tòa nhà trong khuôn viên Văn miếu chỉ còn lại nền móng.

GALLERY MỚI NHẤT