Nga thử nghiệm trực thăng siêu tốc Rachel vào năm 2018

(Kiến Thức) - Theo Tạp chí Flight Global, Nga có kế hoạch thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu trực thăng siêu tốc RACHEL vào cuối thập kỷ này.

Trực thăng vận tải siêu tốc RACHEL được biết đến lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Farnborough (Đức) năm 2012. “Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopter) có kế hoạch thực hiện chuyến bay đầu tiên của RACHEL vào năm 2018”, Giám đốc điều hành Dmitry Petrov cho hay.
Trực thăng thế hệ mới RACHEL sẽ có khả năng mang từ 21-24 người với tốc độ bay lên tới 380km/h. Tốc độ này vượt xa tốc độ 278km/h của chiếc AgustaWestland AW101 có khả năng chở theo 30 khách. Và nó cũng vượt xa nhiều mẫu trực thăng khác trên thế giới đang hoạt động, như Mi-8/17/24/28 của Nga hay UH-1, UH-60 hay AH-64 của Mỹ.
Nếu thành công, trực thăng siêu tốc RACHEL sẽ thay thế trực thăng Mi-8/17 phục vụ trong Quân đội Nga.
Nếu thành công, trực thăng siêu tốc RACHEL sẽ thay thế trực thăng Mi-8/17 phục vụ trong Quân đội Nga.
Ông Petrov cũng cho biết mẫu máy bay này sẽ cần được sản xuất số lượng lớn thay vì chỉ là một sản phẩm với giá đắt.
Ngoài biến thể chở khách thông thường, Russian Helicopter cũng sẽ có thêm một số biến thể đặc biệt cho các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, tuần tra và di tản. Tuy nhiên, ông Petrov từ chối tiết lộ thêm những thông tin về cấu hình của RACHEL.
RACHEL được thiết kế với hi vọng thay thế “gia đình” trực thăng Mi-8/17 đã có tuổi thọ lâu đời cũng như phát triển song song với mẫu trực thăng hạng nặng Mi-38.
Theo ông Petrov, mẫu máy bay mới này đang được Russian Helicopter thương thảo với những khách hàng tiềm năng.

Nga, châu Âu chạy đua chế siêu trực thăng

Hiện nay, hầu hết các loại trực thăng dân sự, quân sự trên thế giới đều chỉ có khả năng đạt trần bay 6.000m, tốc độ trên dưới 300km/h. Đấy gần như là ngưỡng giới hạn khó vượt qua trong suốt hàng chục năm phát triển trực thăng. Một số quốc gia mà đi đầu là Nga, châu Âu đang nỗ lực phá vỡ ngưỡng giới hạn đó.

Nga phát triển trực thăng bay cao hơn 8.000m

RAH-66: trực thăng tàng hình có “1-0-2” trên thế giới

RAH-66 Comanche do 2 “ông lớn” trong lĩnh vực hàng không thế giới gồm Boeing Helicopter và Tập đoàn máy bay Sikorksy phát triển. Chương trình nghiên cứu RAH-66 Comanche được thực hiện từ những năm 1990 nhằm tạo ra thiết kế trực thăng làm nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu thay thế 3.000 chiếc AH-1, OH-6 và OH-58 trong Quân đội Mỹ.
RAH-66 Comanche do 2 “ông lớn” trong lĩnh vực hàng không thế giới gồm Boeing Helicopter và Tập đoàn máy bay Sikorksy phát triển. Chương trình nghiên cứu RAH-66 Comanche được thực hiện từ những năm 1990 nhằm tạo ra thiết kế trực thăng làm nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu thay thế 3.000 chiếc AH-1, OH-6 và OH-58 trong Quân đội Mỹ.

Nhằm đảm bảo cho yêu cầu làm nhiệm vụ trinh sát, do thám, các nhà thiết kế tài ba của Boeing và Sikorsky trang bị cho RAH-66 công nghệ tàng hình tối tân. Theo đó, RAH-66 thiết kế với kiểu dáng đặc biệt, phủ bên ngoài thân là các vật liệu hấp thụ sóng radar…nhờ đó diện tích phản hồi radar rất thấp so với AH-64 Apache. Để tối ưu cho khả năng tàng hình, RAH-66 còn bố trí khoang vũ khí đặt trong thân máy bay. Đây đều là những đặc điểm tồn tại trên máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại.
Nhằm đảm bảo cho yêu cầu làm nhiệm vụ trinh sát, do thám, các nhà thiết kế tài ba của Boeing và Sikorsky trang bị cho RAH-66 công nghệ tàng hình tối tân. Theo đó, RAH-66 thiết kế với kiểu dáng đặc biệt, phủ bên ngoài thân là các vật liệu hấp thụ sóng radar…nhờ đó diện tích phản hồi radar rất thấp so với AH-64 Apache. Để tối ưu cho khả năng tàng hình, RAH-66 còn bố trí khoang vũ khí đặt trong thân máy bay. Đây đều là những đặc điểm tồn tại trên máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại.

Ngoài ra, tiếng ồn của RAH-66 cũng tương đối nhỏ hơn so với trực thăng khác, một phần nhờ việc dùng cánh quạt 5 lá làm vật liệu composite.
Ngoài ra, tiếng ồn của RAH-66 cũng tương đối nhỏ hơn so với trực thăng khác, một phần nhờ việc dùng cánh quạt 5 lá làm vật liệu composite.

Hệ thống điện tử của RAH-66 hiện đại vượt hơn hẳn so với nhiều trực thăng cùng thời. Buồng lái phi hành đoàn 2 người trang bị 2 màn hình LCD đa năng, mũ bay phi công tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ. Buồng lái trang bị hệ thống lái kỹ thuật số fly-by-wire.
Hệ thống điện tử của RAH-66 hiện đại vượt hơn hẳn so với nhiều trực thăng cùng thời. Buồng lái phi hành đoàn 2 người trang bị 2 màn hình LCD đa năng, mũ bay phi công tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ. Buồng lái trang bị hệ thống lái kỹ thuật số fly-by-wire.

Việc trang bị hệ thống điện tử hiện đại trên RAH-66 nhằm mục đích chính là sử dụng cảm biến tiên tiến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu cho trực thăng chiến đấu “chuyên nghiệp” AH-64 tấn công.
Việc trang bị hệ thống điện tử hiện đại trên RAH-66 nhằm mục đích chính là sử dụng cảm biến tiên tiến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu cho trực thăng chiến đấu “chuyên nghiệp” AH-64 tấn công.

Tất nhiên, RAH-66 trang bị hệ thống vũ khí riêng, đặc biệt hơn là đặt trong khoang vũ khí trong thân tối ưu hóa khả năng tàng hình. RAH-66 có thể mang 6 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire cực mạnh hoặc 6 tên lửa không đối không AIM-92 Stinger. Ngoài ra, đầu mũi máy bay còn lắp một pháo 3 nòng cỡ 20mm XM301. Với lượng vũ khí lớn, mạnh như vậy cho phép RAH-66 trực tiếp tiêu diệt mục tiêu xe tăng, bọc thép, công sự phòng ngự trong nhiệm vụ độc lập.
Tất nhiên, RAH-66 trang bị hệ thống vũ khí riêng, đặc biệt hơn là đặt trong khoang vũ khí trong thân tối ưu hóa khả năng tàng hình. RAH-66 có thể mang 6 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire cực mạnh hoặc 6 tên lửa không đối không AIM-92 Stinger. Ngoài ra, đầu mũi máy bay còn lắp một pháo 3 nòng cỡ 20mm XM301. Với lượng vũ khí lớn, mạnh như vậy cho phép RAH-66 trực tiếp tiêu diệt mục tiêu xe tăng, bọc thép, công sự phòng ngự trong nhiệm vụ độc lập.

RAH-66 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục LHTEC T800 cho phép đạt tốc độ bay tới 324km/h, bán kính chiến đấu 278km, thời gian hoạt động liên tục trên không 2,5 tiếng.
 RAH-66 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục LHTEC T800 cho phép đạt tốc độ bay tới 324km/h, bán kính chiến đấu 278km, thời gian hoạt động liên tục trên không 2,5 tiếng.

Mặc dù sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, đáng tiếc do chương trình quá đắt đỏ (tính tới năm 2004 nó đã ngốn gần 7 tỷ USD). Vì vậy năm 2004 dự án RAH-66 chính thức bị hủy bỏ.
Mặc dù sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, đáng tiếc do chương trình quá đắt đỏ (tính tới năm 2004 nó đã ngốn gần 7 tỷ USD). Vì vậy năm 2004 dự án RAH-66 chính thức bị hủy bỏ.

Tin mới