Nga phát triển trực thăng Mi-8AMTSh hoạt động ở Bắc Cực

(Kiến Thức) - Công ty Ulan-Ude Aviation Plant của Nga đang dần hoàn tất việc phát triển biến thể trực thăng tấn công Mi-8AMTSh-VA được thiết kế dành riêng cho khu vực Bắc Cực.

Airrecognition đưa tin cho hay, công ty Ulan-Ude Aviation Plant một trong những công ty con của Tập đoàn trực thăng Nga đang dần hoàn tất việc phát triển biến thể trực thăng tấn công Mi-8AMTSh được thiết kế dành riêng cho khu vực Bắc Cực.
Dựa trên một nguồn tin từ Nga tiết lộ, Ulan-Ude Aviation Plant đã hoàn tất việc lắp rắp phần thân của những nguyên mẫu Mi-8AMTSh-VA đầu tiên và những nguyên mẫu này sẽ được chuyển đến dây chuyền lắp ráp cuối cùng vào cuối tháng này. Sau đó chúng sẽ được đưa vào bay thử nghiệm trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay.
Nga phat trien truc thang Mi-8AMTSh hoat dong o Bac Cuc
Trực thăng tấn công - vận tải Mi-8AMTSh của Nga tiền thân của Mi-8AMTSh-VA.
Biến thể trực thăng Mi-8AMTSh-VA có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với các phiên bản trực thăng vận tải đa năng Mi-8 trước đó do Nga chế tạo, với việc nâng cấp hệ thống định vị, hệ thống hỗ trợ chuyển đổi dành cho các chuyến bay đặc biệt trong đó có cả việc sử dụng hệ thống năng lượng phụ TA-14. Bên cạnh đó, thiết kế của Mi-8AMTSh-VA còn được thay đổi để giúp phi hành đoàn thoải mái hơn trong các chuyến bay đặc biệt ở Bắc Cực.
Các kỹ sư của Ulan-Ude Aviation Plant còn tính đến khía cạnh Mi-8AMTSh-VA phải hoạt động ở các khu vực có địa hình phức tạp như Bắc Cực nên đã quyết định trang bị cho loại trực thăng này hệ thống dẫn đường quán tính song song với hệ thống định vị vệ tinh. Các hệ thống dẫn đường như vậy chỉ được trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS.
Theo đó hệ thống năng lượng phụ TA-14 sẽ tự khởi động sau khi nhiệt độ bên ngoài trực thăng xuống mức -50 độ C với việc chạy luồng không khí nóng khoảng 100 độ C, làm nóng động cơ chính và khoang lái trước khi phi hành đoàn thực hiện chuyến bay.
Nga phat trien truc thang Mi-8AMTSh hoat dong o Bac Cuc-Hinh-2
 Quân đội Nga đang rất cần một loại trực thăng như Mi-8AMTSh-VA cho các hoạt động quân sự ở Bắc Cực.
Để cải thiện hệ thống hổ trợ sự sống, hệ thống điều hòa không khí và sưởi ấm trên Mi-8AMTSh-VA cũng được nâng cấp đáng kể. Ngoài ra các phi công cũng phải mặc một bộ đồ bay đặc biệt trong suốt chuyến bay. Những bộ đồ này được thiết kế để giúp phi hành đoàn có thể sống sót trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp tại Bắc Cực.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17 được thiết kế và phát triển bởi nhà máy chế tạo trực thăng Mil Moscow là một trong những dòng trực thăng vận tải huyền thoại trên thế giới. 
Mi-8 và các biến thể nâng cấp của nó hoạt động tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới với hiệu suất hoạt động vượt trội, độ tin cậy cao, có khả năng hoạt động ngay cả ở vùng có nhiệt độ không khí thay đổi từ -50 độ C đến 50 độ C, có tính năng linh hoạt và dễ vận hành.

Nga sẽ điều siêu radar Nebo-M tới Bắc Cực?

(Kiến Thức) - Có khả năng Nga sẽ điều hệ thống radar cảnh giới hiện đại Nebo-M tới khu vực Bắc Cực để đề phóng cuộc tấn công tên lửa vào nước Nga.

RIR dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga cho biết, Lực lượng phòng thủ không gian vũ trụ Nga vừa đưa vào trang bị tổ hợp radar tầm xa tiên tiến Nebo-M. Nhiều khả năng Bắc Cực sẽ là khu vực đầu tiên Quân đội Nga triển khai Nebo-M tiếp theo mới sau đó là các khu vực chiến lược khác.
Radar Nebo-M được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến phòng không và cung cấp dữ liệu cho các tổ hợp tên lửa phòng không của Quân đội Nga. Nó còn có khả năng phát hiện các mục tiêu bay có kích thước nhỏ và khó bị phát hiện như các phương tiện bay siêu thanh hay các loại máy bay sử dụng công nghệ tàng hình.

Chuyên gia tình báo quân sự Mỹ được đào tạo ở đâu?

(Kiến Thức) - Đại học Tình báo quốc gia (NIU) của Mỹ được biết đến là nơi đào tạo các thế hệ sĩ quan, tùy viên, chuyên gia tình báo quân sự của Mỹ.

Từ năm 1962 đến năm 1980 căn cứ Hải quân Anacostia ở Washington D.C được biết đến là “cái nôi” đào tạo các thế hệ sĩ quan, tùy viên, chuyên viên tình báo quân sự đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Roswell Gilpatric (1906–1996) đã chỉ đạo thành lập Trường Cao đẳng Tình báo Quốc phòng mới (DIS) trực thuộc Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA).
NIU ra đời thế nào?

Tin mới