Nga-Mỹ tiến gần tới liên minh chống IS ở Syria

(Kiến Thức) - Trong bài viết đăng trên Bloomberg, nhà báo Henry Meyer cho rằng Nga và Mỹ đang tiến gần việc thành lập một liên minh chống IS trên thực tế ở Syria.

Nga-Mỹ tiến gần tới liên minh chống IS ở Syria
Sau khi giải phóng Palmyra, quân đội Syria có kế hoạch cắt đứt tuyến đường cung cấp của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo giữa Syria và Iraq. Đồng thời, lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn có kế hoạch giải phóng “thủ phủ” Raqqa của phiến quân IS. Trong một bài đăng trên hãng tin Bloomberg, nhà báo Henry Meyer nhận định tình hình đang thúc đẩy Nga và Mỹ tiến tới thành lập một liên minh chống IS “trên thực tế” tại Syria.
Nga-My tien gan toi lien minh chong IS o Syria
Nga-Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về các chiến dịch không kích ở Syria. Ảnh newsmaker.bg 
Theo nhà báo Henry Meyer, Nga Mỹ đang tiến gần việc thành lập một liên minh thực tế chống IS tại Syria. Các đồng minh của Nga và Mỹ từng đứng ở hai phía đối lập nhau, nhưng hiện thời các lực lượng này đều chuyển hướng tập trung vào việc đánh phiến quân IS.
Sau khi giải phóng thành phố cổ Palmyra từ tay phiến quân IS, nhiệm vụ tiếp theo của quân đội Syria là “cắt đứt giao thông liên lạc giữa Syria và Iraq của những kẻ khủng bố IS”. Đồng thời, lực lượng người Kurd được Mỹ hỗ trợ cũng đang tiến sát “thủ phủ” Raqqa của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. Tất cả những điều trên sẽ khiến cho Mỹ và Nga thành lập "liên minh thực tế” chống IS ở Syria.
Theo nhà báo Henry Meyer, điều đó sẽ có tác dụng tăng cường vị thế của Tổng thống Syria Bashar Assad.
Khi Nga và Mỹ tăng cường nỗ lực để đạt được thỏa thuận hòa bình cuối cùng ở Syria sau lệnh ngừng bắn mà hai nước làm trung gian, lợi ích của Moscow và Washington đã hội tụ trong cuộc chiến đấu chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, ngay cả khi Mỹ miễn cưỡng trước các động thái hợp pháp hóa chế độ Assad.
Một chiến dịch quân sự thành công ở Syria sẽ là rất quan trọng đối với Châu Âu vốn đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố chưa từng có và làn sóng khổng lồ của những người tị nạn đang tràn vào.
Nhà báo Henry Meyer viết: "Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria. Phiến quân IS sử dụng những vùng lãnh thổ này để bành trướng trong khu vực và lên kế hoạch đánh bom khủng bố từ Beirut đến Paris và Brussels".
Năm ngoái Mỹ - và sau đó là Nga - đã tiến hành các chiến dịch không kích chống phiến quân IS và khiến cho các vùng lãnh thổ mà phiến quân IS chiếm đóng giảm hơn một phần tư, theo nhóm nghiên cứu IHS tại London. Hơn nữa, cuối năm 2015, Nga và liên minh do Mỹ cầm đầu đã tiến hành các cuộc không kích nhắm vào các cơ sở dầu của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, làm giảm đáng kể nguồn thu của tổ chức khủng bố này.
Ngày 29/3, Lầu Năm Góc đã hoan nghênh việc Nga tấn công phiến quân IS ở Syria. Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook nói: "Họ (Nga) nói rằng mục tiêu tấn công chính của họ là ISIL (phiến quân IS) ở Syria và bây giờ, họ đang làm điều đó”. Ông Peter Cook cũng nói rằng Mỹ đang "tăng tốc" kế hoạch để tấn công về phía Raqqa. Tuy nhiên, ông từ chối bình luận việc liệu Mỹ có chào đón liên quân Nga-Syria tiến đánh thành phố này.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov nói rằng các quan chức quân đội Nga và Mỹ đang thảo luận "các khía cạnh phối hợp” trong chừng mực có thể để giải phóng “thủ phủ” Raqqa từ tay phiến quân IS.
Video Nga không kích phiến quân IS ở Syria. (Nguồn Mail Online):

Đằng sau việc Mỹ thay đổi lập trường ở Syria

(Kiến Thức) - Mỹ phải mời Iran tham gia đàm phán ở Vienna và gửi lực lượng đặc biệt hỗ trợ người Kurd chủ yếu là do tình hình Syria đang thay đổi hàng ngày.

Đằng sau việc Mỹ thay đổi lập trường ở Syria
Tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đang được thể hiện đầy đủ trong tuần qua về hai vấn đề liên quan đến Syria.
Dang sau viec My thay doi lap truong o Syria
Những chính khách thế giới quan trọng liên quan đến giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
Thứ nhất, Mỹ mời Iran tham gia đàm phán quốc tế về Syria ở Vienna, bất chấp nhiều năm phản đối vai trò ngoại giao của Tehran trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến Syria.

Tái chiếm Palmyra: Bước ngoặt trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Việc quân đội Syria giải phóng Palmyra, với sự yểm trợ của không quân Nga, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Tái chiếm Palmyra: Bước ngoặt trong cuộc chiến chống IS
Đó là nhận định của nhà phân tích Ibrahim al-Marashi, trợ lý giáo sư tại Khoa Lịch sử, Đại học California (Mỹ).
Tai chiem Palmyra: Buoc ngoat trong cuoc chien chong IS
Binh sĩ Syria ăn mừng chiến thắng ở thành phố cổ Palmyra. 

"Hồ sơ Panama": Nhắm đánh Nga, phương Tây lại dính đòn đau

(Kiến Thức) - Việc công bố “Hồ sơ Panama”, do tỷ phú George Soros đồng tài trợ, chủ yếu nhằm bôi nhọ Tổng thống Putin, nhưng các chính khách phương Tây lại “dính đòn” đau.

"Hồ sơ Panama": Nhắm đánh Nga, phương Tây lại dính đòn đau
Ngày 3/4, “Hồ sơ Panama” đã được công bố trước toàn thế giới. Đây là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Các tài liệu lấy trộm từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama chuyên về trốn thuế, đã được tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung công bố rộng rãi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.