"Hồ sơ Panama": Nhắm đánh Nga, phương Tây lại dính đòn đau

(Kiến Thức) - Việc công bố “Hồ sơ Panama”, do tỷ phú George Soros đồng tài trợ, chủ yếu nhằm bôi nhọ Tổng thống Putin, nhưng các chính khách phương Tây lại “dính đòn” đau.

"Hồ sơ Panama": Nhắm đánh Nga, phương Tây lại dính đòn đau
Ngày 3/4, “Hồ sơ Panama” đã được công bố trước toàn thế giới. Đây là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Các tài liệu lấy trộm từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama chuyên về trốn thuế, đã được tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung công bố rộng rãi.
Tỷ phú George Soros - người từng đánh sập đồng bảng Anh - là một trong những người đứng đằng sau vụ công bố "Hồ sơ Panama". Tranh minh họa: sputniknews.com.
Tỷ phú  George Soros - người từng đánh sập đồng bảng Anh - là một trong những người đứng đằng sau vụ công bố "Hồ sơ Panama". Tranh minh họa: sputniknews.com.
Các tài liệu này đã được một mạng lưới các tổ chức được tỷ phú George Soros và CIA tài trợ - trong đó có Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và Dự án về tội phạm có tổ chức và tham nhũng (OCCRP). Không có gì ngạc nhiên, khi mạng lưới này tập trung vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, một nhà lãnh đạo thế giới không hề có được nêu tên trong “Hồ sơ Panama”.
Trong số các nhà lãnh đạo phương Tây bị dính đòn bởi những tiết lộ trong “Hồ sơ Panama” là Thủ tướng Anh David Cameron, người có cha đã chuyển công ty gia đình từ Panama đến Ireland sau khi ông này lên làm thủ tướng. Công ty của cha Thủ tướng Anh đã trốn thuế hơn 30 năm thông qua việc chuyển trụ sở ra nước ngoài (Panama). Chỉ có điều, Thủ tướng Anh quốc tế khẳng định rằng cả ông lẫn vợ con đều không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ công ty gia đình Cameron.
Chủ tịch Công đảng Anh Jeremy Corbyn, đồng thời là lãnh đạo phe đối lập, đã kêu gọi mở một cuộc điều tra ngay lập tức về việc liệu công ty gia đình Cameron có đầu tư ở các nước khác, gây thiệt hại cho công chúng Anh. Ông Corbyn lên án Thủ tướng Cameron và nói rằng "đây không phải là một vấn đề riêng tư” và “nếu tiền thuế chưa được trả thì một cuộc điều tra phải được tiến hành”.
Ngoài ra, ngày 5/4, Thủ tướng Iceland, ông David Sigmundur Gunnlaugsson, đã đệ đơn xin từ chức sau khi những tài liệu bị rò rỉ trong “Hồ sơ Panama” cho thấy ông này đã sử dụng các công ty vỏ bọc ở hải ngoại để che đậy các khoản “lại quả chính trị” và các hình thức tham nhũng khác.
“Hồ sơ Panama” cũng tiết lộ rằng khoảng 200 công dân Mỹ cũng đã dính líu đến tham nhũng và trốn thuế. Trong danh sách này có những người Mỹ đã bị cáo buộc hoặc bị kết án về tội phạm tài chính nghiêm trọng – trong đó có gian lận trong buôn bán chứng khoán.
Có lẽ cái điều đáng chú ý nhất của “Hồ sơ Panama” lại đến từ máy chủ email cá nhân của ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton. Một loạt các email được tiết lộ ngày 5/4 cho thấy trong năm 2011, Ngoại trưởng Mỹ thời đó là bà Hillary Clinton đã thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do với Panama, bất chấp những cảnh báo từ rằng thỏa thuận này sẽ thúc đẩy sự phát triển của thiên đường trốn thuế và tăng cường hoạt động rửa tiền.
Điều thú vị là danh sách các nhà lãnh đạo được đọc những email này là những người ủng hộ Sáng kiến toàn cầu của bà Hillary Clinton, từ Quốc vương Ả-rập Xê-út đến Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Ngoài ra, tổ chức tài chính phương Tây bị liên lụy nặng nề nhất bởi việc công bố “Hồ sơ Panama” là Deutsche Bank, người đã trả cho bà Clinton 485.000 USD tiền “thù lao nói chuyện” ngay sau khi Thỏa thuận thương mại tự do với Panama được phê duyệt.
Năm 2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton ra một tuyên bố ca ngợi FTA với Panama "sẽ giúp cho các công ty Mỹ dễ dàng hơn trong việc bán sản phẩm” và chính quyền Obama "nỗ lực không ngừng để làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế với toàn thế giới, và thỏa thuận này là một ví dụ về sự cam kết đó ".
Ấy thế mà trong ngày 5/4, một ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Dân chủ là Bernia Sanders đã cáo buộc bà Hillary Clinton "đã thúc đẩy quốc hội thông qua Hiệp định thương mại tự do với Panama trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ và kết quả là một thảm hoạ”.
Video dân chúng Iceland biểu tình đòi Thủ tướng Gunnlaugsson từ chức vì liên quan đến vụ "Hồ sơ Panama". (Nguồn The Guardian):

Sau Palmyra, cần làm gì để đập tan Nhà nước Hồi giáo?

(Kiến Thức) - Sau chiến thắng ở thành phố cổ Palmyra, các bước tiếp theo để đập tan Nhà nước Hồi giáo là giải phóng Deir ez-Zor và Raqqa (Syria) cũng như Mosul ở Iraq.

Sau Palmyra, cần làm gì để đập tan Nhà nước Hồi giáo?
Nhà phân tích Al-Saraj, thành viên của Liên minh Nhà nước Pháp luật và là giám đốc Trung tâm Phát triển Truyền thông Iraq, nhận định giải phóng Palmyra là "một cú sốc” đối với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Sau Palmyra, can lam gi de dap tan Nha nuoc Hoi giao?
Quân đội Syria giải phóng thành cổ Palmyra. Ảnh sputniknews.com 

Nagorno-Karabakh: Khúc dạo đầu của cuộc chiến Azerbaijan-Armenia?

(Kiến Thức) - Quỹ đạo của các cuộc đụng độ gần đây ở Nagorno-Karabakh cho thấy những gì sẽ xảy ra trong cuộc chiến Azerbaijan-Armenia đang hiển hiện ở phía chân trời.

Nagorno-Karabakh: Khúc dạo đầu của cuộc chiến Azerbaijan-Armenia?
Cuộc chiến Azerbaijan-Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh đã cướp đi sinh mạng của hơn 30 người từ cả hai phía. Sau đó, Azerbaijan tuyên bố ngừng bắn đơn phương.

Mekong: Con sông thịnh vượng hay thảm họa?

(Kiến Thức) - Thật khó đánh giá tầm quan trọng của sông Mekong đối với các quốc gia ở Đông Dương và các nước gần đó.

Mekong: Con sông thịnh vượng hay thảm họa?
Đối với Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Lào, sông Mekong là nguồn thủy điện quan trọng nhất. Đối với Campuchia và Việt Nam — nước sông Mekong là điều kiện để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Và hai thái độ đối với sông Mekong đó ngày càng trở nên mâu thuẫn rõ nét.
Mekong: Con song thinh vuong hay tham hoa?
Ở phần thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây dựng 5 nhà máy thủy điện. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.