Mekong: Con sông thịnh vượng hay thảm họa?

(Kiến Thức) - Thật khó đánh giá tầm quan trọng của sông Mekong đối với các quốc gia ở Đông Dương và các nước gần đó.

Mekong: Con sông thịnh vượng hay thảm họa?
Đối với Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Lào, sông Mekong là nguồn thủy điện quan trọng nhất. Đối với Campuchia và Việt Nam — nước sông Mekong là điều kiện để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Và hai thái độ đối với sông Mekong đó ngày càng trở nên mâu thuẫn rõ nét.
Mekong: Con song thinh vuong hay tham hoa?
Ở phần thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây dựng 5 nhà máy thủy điện. 
Ở phần thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây 5 nhà máy thủy điện. Thêm 2 nhà máy thủy điện nữa ở Trung Quốc và Lào đang được xây dựng, và theo dự kiến, sẽ xây dựng 6 công trình tương tự tại Lào bằng tiền của Trung Quốc và Thái Lan. Nhà máy thủy điện có nghĩa là ngăn đập, chặn dòng chảy của sông Mekong và do đó làm giảm mực nước con sông này ở hạ lưu.
Quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất là Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng châu thổ rộng lớn nhất trên thế giới. Các khu vực của vùng đồng bằng sông Cửu Long một trong những nơi tập trung dân cư đông đúc nhất trong cả nước. Để trồng trọt và thu hoạch 50% tổng các loại ngũ cốc Việt Nam, nơi đây đòi hỏi một lượng nước rất lớn. Ngoài ra, việc giảm dòng chảy sông Mekong ra biển chắc chắn sẽ dẫn đến giảm lượng phù sa. Chưa nói đến 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ hạn hán.
Về vấn đề này, nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nhận định: "Có một vấn đề nghiêm trọng hơn. Do mực nước sông Cửu Long giảm xuống, có nguy cơ nước mặn từ biển tràn vào đất liền ngày càng sâu hơn. Bởi vậy mà cánh đồng lúa bị ngập mặn, vùng đất canh tác giảm dần. Vấn đề đó và các vấn đề khác nữa được thảo luận tại Ủy ban quốc tế đặc biệt nhằm thông qua Chương trình ASEAN về sông Mekong. Nhưng gốc rễ của vấn đề nằm trong việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn con sông này”.
Chỉ cách đây vài ngày Trung Quốc mới đồng ý chuyển cho các quốc gia mà sông Mekong chảy qua ở phần hạ lưu thông tin về chế độ hoạt động của các nhà máy thủy điện của nước này. Trước đây thông tin này được coi là chiến lược và không được công bố lý do tại sao mực nước sông Mekhong thay đổi bất ngờ đối với cư dân các nước láng giềng ở hạ lưu. Nhưng thông tin này hoàn toàn không phải là thuốc chữa bách bệnh, theo chuyên gia Nga.
Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng họ đã lường trước tất cả, rằng mực nước sông Mekong sẽ không giảm, bởi vì nguồn dự trữ chính của nó là mưa và nước băng tan. Tuy nhiên, các đồng nghiệp của họ ở Việt Nam lại không mấy lạc quan. Họ hoàn toàn có lý khi chỉ ra rằng trong mùa khô, sông Mekong chủ yếu được nuôi dưỡng bằng nước băng và tuyết tan từ Trung Quốc. Trong mùa khô năm nay, theo yêu cầu cấp bách của phía Việt Nam, Trung Quốc đã phải xả nước từ đập thủy điện, nếu không đồng bằng sông Cửu Long sẽ không tránh khỏi thảm họa nhân đạo. Tuy nhiên, chuyên gia Grigory Lokshin khẳng định: Trong tương lai, đồng bằng sông Cửu Long không nên phụ thuộc vào sự “thông cảm” hay “không thông cảm” của phía Trung Quốc.

Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước

Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước
 

Đập thủy điện Trung Quốc chắn sông Mekong: Hạ lưu “lãnh đủ”

Mỗi con đập mà Trung Quốc xây trên thượng lưu sông Mekong đều gây ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy và tác động lâu dài tới vùng hạ lưu.

Đập thủy điện Trung Quốc chắn sông Mekong: Hạ lưu “lãnh đủ”
Nhu cầu lớn của Trung Quốc

Cấp độ mới của đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai các lực lượng tại Philippines thể hiện cấp độ mới trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông.

Cấp độ mới của đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông
Trong tháng Ba, Mỹ bắt đầu triển khai các lực lượng tại Philippines trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được giữa hai nước trong năm 2014.
Cap do moi cua doi dau Trung-My o Bien Dong
 Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis tiến vào Biển Đông. (Nguồn youtub.com)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.