Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước

Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước
 

Nhu cầu về nước trên thế giới là lớn hơn so với tất cả các nguồn dự trữ khác trên hành tinh và hiện thời có vấn đề thiếu nước.

Hành tinh của chúng ta bị “ngập nước” với nghĩa đen của từ này. Tuy nhiên, nhân loại chỉ có thể sử dụng 1% tài nguyên nước.
Một trong những con sông lớn nhất thế giới là sông Hoàng Hà của Trung Quốc cũng thiếu nước. Chỉ có ba tuần trong một năm (trong thời gian lũ lụt) dòng sông này mới có thể chảy ra đại dương. Vào các thời điểm khác, người dân Trung Quốc lấy hết nước từ dòng sông này để đáp ứng nhu cầu của họ. Ở một số nơi khác, tình hình là tồi tệ hơn nhiều.
Chuyên gia Oksana Nikitina, điều phối viên các dự án bảo tồn hệ sinh thái nước ngọt và các hệ thống thủy điện của WWF, cho biết: “Có tới 1/9 cư dân thế giới không có cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch. Do đó, mỗi năm có khoảng 3,5 triệu người chết vì bị nhiễm trùng và do các bệnh liên quan đến tài nguyên nước. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Mục đích chính hiện nay là bảo tồn tài nguyên nước và bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên này. Trong năm nay, mục tiêu cụ thể là nâng cao nhận thức về nước và giải thích cho người dân về tài nguyên hết sức quan trọng này. Nếu sử dụng kém, trong tương lai tất cả chúng ta sẽ thiếu nước ngọt”.
Năm nay, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết nhấn mạnh rằng tài nguyên nước không có ranh giới rõ ràng. Lưu vực sông xuyên biên giới chiếm 46% bề mặt trái đất trên lãnh thổ 148 quốc gia. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề chỉ có thể được giải quyết thông qua hợp tác chặt chẽ ở cấp quốc tế.

Chuyên gia Nicholai Aleksievsky, Chủ nhiệm bộ môn Thủy văn Khoa địa lý trường MGU, nói: “Luật pháp quốc tế chưa thể điều chỉnh tất cả các vấn đề và chưa có câu trả lời phải làm thế nào để chúng ta chung sống với nhau trong các lưu vực sông, hồ. Các tài nguyên nước không hề biết biên giới quốc gia. Phải làm thế nào để sử dụng hợp lý? Hy vọng rằng, năm nay các nhà khoa học, các chuyên viên quản lý nước, các chính trị gia và nhà ngoại giao thông qua những quyết định có thể mang lại lợi ích cho tất cả các nước ở lưu vực sông xuyên biên giới”.
Điều này có thể áp dụng cho con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á là sông Mekong.
Đại hội đồng LHQ công bố năm 2013 là “Năm hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước”. Cần phải lưu ý rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực này đặt nền tảng cho sự phát triển hòa bình và bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra những lợi thế kinh tế, góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và thúc đẩy hòa bình.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.