Đằng sau việc Mỹ thay đổi lập trường ở Syria

(Kiến Thức) - Mỹ phải mời Iran tham gia đàm phán ở Vienna và gửi lực lượng đặc biệt hỗ trợ người Kurd chủ yếu là do tình hình Syria đang thay đổi hàng ngày.

Đằng sau việc Mỹ thay đổi lập trường ở Syria
Tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đang được thể hiện đầy đủ trong tuần qua về hai vấn đề liên quan đến Syria.
Dang sau viec My thay doi lap truong o Syria
Những chính khách thế giới quan trọng liên quan đến giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
Thứ nhất, Mỹ mời Iran tham gia đàm phán quốc tế về Syria ở Vienna, bất chấp nhiều năm phản đối vai trò ngoại giao của Tehran trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
Thứ hai, Nhà Trắng ngày 30/10 thông báo sẽ đưa gần 50 lính đặc nhiệm đến miền bắc Syria, trái ngược cam kết của Tổng thống Obama từ hơn một năm trước đây là không đưa bộ binh Mỹ tham chiến.
Cả hai diễn biến nói trên cho thấy các điều kiện trên thực địa đã thay đổi (cả mặt trận quân sự lẫn ngoại giao) đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận mới.
Các lực lượng đặc biệt Mỹ được triển khai để làm cố vấn, tác chiến cùng với lực lượng người Kurd và các lực lượng đối lập khác đang tiến đánh khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho rằng việc triển khai lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Syria không hẳn là một sự thay đổi chiến lược vì nó liên quan đến việc "xây dựng năng lực tác chiến cho các lực lượng địa phương trên thực địa”. Theo ông, thông báo này không phản ánh sự chuyển hướng khỏi nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc đào tạo và trang bị cho một số lượng lớn chiến binh đối lập chống IS, mà chỉ nhấn mạnh rằng các quan chức Lầu Năm Góc đang xem xét  nhiều phương án triển vọng hơn.
Ngoài việc triển khai lực lượng đặc nhiệm,  chính quyền Obama cũng sẽ đưa thêm máy bay chiến đấu đến Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường các cuộc không kích chống phiến quân IS.
Chấp nhận vai trò của Iran
Việc mời Tehran tham gia hội nghị về Syria ở Vienna cho thấy Mỹ bắt đầu nhận ra  rằng cuộc nội chiến Syria khó có thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Iran. Sự can dự sâu sắc của Iran trong những tháng gần đây khiến chính quyền Obama không thể gạt Iran ra rìa trong việc thương thảo một giải pháp chính trị ở Syria.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ hy vọng Iran sẽ đóng một vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán quốc tế về Syria ở Vienna hay hy vọng người Iran đột nhiên từ bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Thay vào đó, sự thay đổi lập trường của Mỹ về sự tham gia của Iran phản ánh việc Washington sẵn sàng kiểm nghiệm chính sách ngoại giao của Iran - đặc biệt là kể từ khi kết thúc thành công của các cuộc đàm phán hạt nhântrong tháng Bảy - cũng như một mong muốn chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
Tại cuộc hội đàm quốc tế mới nhất về Syria vào tháng 1/2014, Mỹ đã cấm cửa Iran và sau đó nhiều lần nhấn mạnh rằng Tehran không hề có vai trò nào ở Syria. Sự thay đổi lập trường đối với Iran của chính quyền Obama đã được tiết lộ hồi đầu tuần qua, khi Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Iran sẽ được mời tham dự đàm phán Vienna.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày John Kirby nói với báo giới: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là việc các đối tác chủ chốt tham gia thảo luận" và Iran "có thể là một đối tác quan trọng".
Hôm 29/10, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ điều trần trước quốc hội rằng Washington sẽ xem xét lập trường của Iran và Nga về hai vấn đề then chốt. Đó là liệu hai nước này có chịu để cho Tổng thống Assad ra đi trong quá trình chuyển đổi chính trị nhằm kết thúc nội chiến Syria hay không  và để xác định mức độ cam kết của hai nước trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo IS. Ngoại trưởng John Kerry đang xem xét việc Nga và Iran hợp tác với cộng đồng quốc nhằm thuyết phục Tổng thống Assad “ra đi” trong quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria.

Toan tính của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Có một thực tế là Damascus và Baghdad đang bị phiến quân IS đe dọa và chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo hiện hành của Mỹ đã bị “mất thiêng”.

Toan tính của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS
Theo trang mạng DEBKAfile của  Israel, việc Tổng thống Obama cho rằng có thể đánh bại phiến quân IS bằng công thức “Không  quân Mỹ + Các lực lượng địa phương” đã bị biến thành ảo tưởng. Cũng ảo tưởng không kém là mưu toan dựa vào Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran để ngăn chặn đà tiến của Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông.
Toan tinh cua My va Iran trong cuoc chien chong IS
Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Barack Obama.

Niềm tin chiến thắng của Washington dường như đã bị xói mòn, trong khi Tehran cũng không mấy mặn mà với việc vô tình trở thành “đội quân đánh bộ” của Mỹ ở Iraq.

Thỏa thuận hạt nhân mở ra kỷ nguyên hợp tác Trung Đông?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Iran và Mỹ có thể cải thiện đáng kể quan hệ sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân ngày 14/7.

Thỏa thuận hạt nhân mở ra kỷ nguyên hợp tác Trung Đông?
Thỏa thuận hạt nhân là cả một quá trình thương lượng kéo dài để thoát khỏi những xung đột vô ích về chương trình hạt nhân của Iran", Sputnik dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ tại Ả-rập Xê-út kiêm Chủ tịch Ủy ban Chính sách Trung Đông, Emeritus Charles Freeman.
“Một tiến trình bình thường hóa quan hệ với Iran có thể bắt đầu”, Freeman nói tiếp.

Nga “chiếu bí” Mỹ và NATO trong ván cờ Syria

Thời điểm Mỹ và NATO có thể "tự sắp đặt bàn cờ" toàn cầu đã qua sau khi Nga không kích hiệu quả tại Syria, đẩy Mỹ và NATO vào thế bí.

Nga “chiếu bí” Mỹ và NATO trong ván cờ Syria

Sau Syria sẽ là Iraq, Ai Cập và Palestine?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.