Thỏa thuận hạt nhân mở ra kỷ nguyên hợp tác Trung Đông?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Iran và Mỹ có thể cải thiện đáng kể quan hệ sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân ngày 14/7.

Thỏa thuận hạt nhân mở ra kỷ nguyên hợp tác Trung Đông?
Thỏa thuận hạt nhân là cả một quá trình thương lượng kéo dài để thoát khỏi những xung đột vô ích về chương trình hạt nhân của Iran", Sputnik dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ tại Ả-rập Xê-út kiêm Chủ tịch Ủy ban Chính sách Trung Đông, Emeritus Charles Freeman.
“Một tiến trình bình thường hóa quan hệ với Iran có thể bắt đầu”, Freeman nói tiếp.
Thoa thuan hat nhan mo ra ky nguyen hop tac Trung Dong?
Cuộc đàm phán cấp ngoại trưởng giữa Iran và nhóm P5+1 ngày 14/7.

Francis Boyle, giáo sư ngành Luật Quốc tế, Đại học Illinois (Mỹ), cho biết thỏa thuận vượt xa vấn đề vũ khí hạt nhân.

Theo ông Boyle, trước năm 1979, Iran được coi là cảnh sát trong vùng Vịnh Ba Tư đối với Mỹ dưới thời vua Shah. Tuy nhiên, điều này đã chấm dứt sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Để thỏa thuận đi đến thành công, Mỹ từng lấy lý do vấn đề hạt nhân để tác động đến Iran bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Đến thời điểm hiện tại, thỏa thuận này cuối cùng đã đạt được.
“Chúng ta sẽ nhận thấy căng thẳng giữa Mỹ và Iran dần dần tan biến”, ông Boyle dự đoán và nói thêm rằng, mối quan hệ giữa hai nước có thể tiến xa hơn nhiều so với dự đoán.

Kể từ khi Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran phản đối các lực lượng Taliban Hồi giáo theo dòng Sunni, Tehran thậm chí có thể “ủng hộ Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Afghanistan”.

“Tôi chắc rằng, thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, từ Trung Đông đến Trung Á. Iran đã đưa ra sự lựa chọn mang tính chiến lược để bắt tay với Mỹ”, ông Boyle nhận định.
Iran là quốc gia có ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông nên Mỹ mong muốn hai bên có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực, cả về mặt kinh tế và địa chính trị.
“Tehran có thể trở thành đối tác của Washington trong các dự án năng lượng trái với lợi ích của Nga, đặc biệt là các đường ống dẫn nhằm đa dạng hóa nguồn cung khí đốt cho Châu Âu”, Boyle nói.
Nhà phân tích Boyle kết luận Mỹ và Iran có thể cởi mở hơn trong việc mở rộng hợp tác nhằm chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.

Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận lịch sử về hạt nhân

(Kiến Thức) - Sau cuộc đàm phán kéo dài ở Thụy Sỹ, Iran và nhóm P5+1 đã nhất trí về khung thỏa thuận lịch sử liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran.

Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận lịch sử về hạt nhân
Sự kiện này đánh dấu bước đột phá lớn trong mối quan hệ bế tắc kéo dài 12 năm giữa Iran và phương Tây cũng như dấy lên tia hy vọng rằng, thỏa thuận trên có thể giúp ổn định tình hình ở Trung Đông.
Iran va nhom P5+1 dat thoa thuan lich su ve hat nhan
Các đại biểu tham gia vòng đàm phán hạt nhân chụp ảnh kỉ niệm.
 Nhận được thông tin trên, Tổng thống Mỹ Obama đã bày tỏ sự ủng hộ về "thỏa thuận sơ bộ lịch sử" mới đạt được với Tehran. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, các bên vẫn còn nhiều việc cần làm để hoàn tất thỏa thuận chính thức. "Nếu chính quyền Iran lừa dối (tức tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân) thì cả thế giới sẽ biết điều đó", Tổng thống Obama phát biểu từ Nhà Trắng.

Iran đặt điều kiện ký thỏa thuận hạt nhân chung cuộc

(Kiến Thức) - Tehran sẽ không ký thỏa thuận chung cuộc về chương trình hạt nhân, nếu tất cả các biện pháp trừng phạt quốc tế chống Iran không được gỡ bỏ.

Iran đặt điều kiện ký thỏa thuận hạt nhân chung cuộc
Đó là tuyên bố mà Tổng thống Iran Hassan Rouhani đưa ra vào ngày 9/4, chỉ vài ngày sau khi Iran và nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức) đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran tại vòng đàm phán kéo dài ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ.
Iran dat dieu kien ky thoa thuan hat nhan chung cuoc
Tổng thống Iran Hassan Rouhani: Iran sẽ không ký thỏa thuận hạt nhân chung cuộc, nếu tất cả các biện pháp trừng phạt không được gỡ bỏ.
Cùng ngày, phát biểu trên truyền hình Iran, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng lên tiếng yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc và phương Tây đối với Tehran, ngay khi đạt được thỏa thuận hạt nhân của Iran.

Iran xác nhận tàu chiến có mặt gần Yemen

(Kiến Thức) - Đô đốc Hải quân Habibollah Sayari xác nhận, hai tàu chiến Iran đang hiện diện ở cửa ngõ eo biển gần Yemen để bảo vệ các tàu hàng thương mại.

Iran xác nhận tàu chiến có mặt gần Yemen
"Dựa trên các quy định quốc tế, hai tàu chiến của chúng tôi đang có mặt ở Vịnh Aden để đảm bảo sự an toàn cho các tàu hàng thương mại của chúng tôi trước các mối nguy từ cướp biển", hãng thông tấn IRNA dẫn lời người đứng đầu Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayari.
Iran xac nhan tau chien co mat gan Yemen
Tàu hải quân Iran. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.