Nga khao khát lập thêm nhiều căn cứ quân sự

(Kiến Thức) - "Mỹ có 500 căn cứ quân sự trên khắp thế giới, còn Nga chỉ có 4 căn cứ và vài trạm hậu cần".

Nga khao khát lập thêm nhiều căn cứ quân sự
Đấy là thông tin mà Tổng biên tập báo Pravda.ru là Victor Murakhovski cho biết.
“Hiện nay, Nga có các căn cứ quân sự ở Tajikistan, Nam Ossetia, Abkhazia và Armenia; đồng thời, có các trạm hậu cần ở cảng Tartus, Syria. Chưa kể, một cơ sở quân sự tương tự ở Belarus đang trong quá trình xây dựng”, ông Victor nói.
Vị chuyên gia này cho hay, trong thời kì Liên Xô, nước Nga còn có một căn cứ ở Cuba, nơi đóng quân của đơn vị đổ bộ, bộ binh cơ giới, đơn vị tăng thiết giáp, phòng không và tình báo. Ngoài ra, còn có các căn cứ khác ở Somalia, Ethiopia, quần đảo Dahlak và một vài nơi khác. 
"Tuy nhiên, tiềm lực ngày nay của quân đội Nga chỉ bằng khoảng 50% so với thời kỳ nhà nước Liên Xô", ông Murakhovski nhận định rằng.
Máy bay tuần tra chống ngầm Liên Xô thời còn đóng ở căn cứ Cam Ranh, Việt Nam.
 Máy bay tuần tra chống ngầm Liên Xô thời còn đóng ở căn cứ Cam Ranh, Việt Nam.
Cũng theo ông, với khoảng 500 căn cứ quân sự rải khắp thế giới, Mỹ đang cố gắng ngăn chặn việc phục hồi ảnh hưởng quân sự của Nga cũng như vị trí của các căn cứ của nước này ở Trung Á và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APR). Điều này được minh chứng qua câu chuyện của các căn cứ Nga ở vùng Kant và Kyrgyzstan.
“Người Mỹ âm mưu kiểm soát các tuyến hàng hải quốc tế cốt yếu của Thái Bình Dương, nơi các đối tác thương mại chính của Nga và là các cường quốc quân sự hùng mạnh đều ở khu vực đó, điển hình như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, nước Nga lại không có bất cứ sự hiện diện nào trong khu vực này cả. Duy chỉ có gần đây chính phủ mới quyết định cải tạo lại căn cứ Kamran ở nơi đây”, Murakhovski nói.
Thêm vào đó, ông bày tỏ sự nghi ngại khi Mỹ quyết định ngừng hoạt động ở 9 căn cứ quân sự ở Afghanistan, mặc dù trước đó đã tuyên bố rút quân khỏi lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF).
“Khoảng 30.000 quân thuộc lực lượng ISAF sẽ rút khỏi Afghanistan, tuy nhiên các căn cứ này sẽ vẫn còn ở trong khu vực để cái tiến thành các đơn vị đào tạo cho quân đội Afghanistan non trẻ. Chúng sẽ trở thành những pháo đài kiểm soát toàn bộ khu vực rộng lớn”, tổng biên tập Victor nới.
Đứng trước những thách thức từ Mỹ, yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng thêm các căn cứ quân sự càng trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Theo quan điểm của ông, việc công chúng chỉ trích rộng rãi cựu Bộ trưởng Anatoly Serdyukov không làm ảnh hưởng tới kế hoạch thiết lập các căn cứ mới của Nga ở nước ngoài.
Các binh sĩ Nga ở căn cứ quân sự ở thị trấn Tskhinval, Nam Ossetia lắng nghe cấp trên phát biểu.
Các binh sĩ Nga ở căn cứ quân sự ở thị trấn Tskhinval, Nam Ossetia lắng nghe cấp trên phát biểu.
“Tôi sẽ không bàn vấn đề ông Serdyukov theo chiều hướng tiêu cực. Ông ta đã hành động phù hợp với quá trình cải cách quân sự do Ủy ban An Ninh Quốc gia đề xướng trước khi các sự kiện ở Caucasus xảy ra. Trong khi đó, các vấn đề ở Nam Ossettia đã buộc nhà lãnh đạo này phải xúc tiến cuộc cải cách quân sự. Theo đó, Bộ trưởng đã có một vài quyết sách sai lầm, nhưng sau đó đã sửa chữa được”, vị chuyên gia này nói.
Thêm nữa, vấn đề cần tính tới đó là các khoản chi phí dùng để duy trì hệ thống các căn cứ này. Ông Victor cho hay: “Khoản chi này sẽ được quyết định thông qua các bản hiệp định song phương. Theo như tôi biết, chúng ta không phải chi trả các khoản chi đó. Thay vào đó, chúng ta cam kết cung cấp vũ khí và trang thiết bị cũng như đảm nhiệm công tác đào tạo cán bộ quân sự ở nước sở tại”, ông nói.

Tàu chiến Nga sẽ vào Cam Ranh

Tàu chiến Nga sẽ vào Cam Ranh
Inferfax-AVN dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga cho hay, đội tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương trên đường hành trình tới khu vực Tây Bắc Ấn Độ Dương để thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh (Việt Nam).

Nước Nga trở lại Biển Đông

Nước Nga trở lại Biển Đông
Tàu ngầm của Hải quân Nga.
 Tàu ngầm của Hải quân Nga.

Hải quân Nga tăng cường cụm tàu chiến Địa Trung Hải

(Kiến Thức) - Hải quân Nga sẽ điều động bổ sung một chiến hạm chống ngầm cỡ lớn và hai tuần dương hạm tên lửa cho cụm tàu chiến đang hoạt động ở Địa Trung Hải.

Hải quân Nga tăng cường cụm tàu chiến Địa Trung Hải
Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen.
Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen.
Tư lệnh Hải quân Nga tuyên bố đây chỉ là động thái luân phiên trực chiến theo kế hoạch, nhưng dư luận cho rằng việc tăng cường tàu chiến ở Địa Trung Hải có liên quan đến tình hình xung quanh Syria .

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.