Nga có thể làm gì nếu chiến tranh với Ukraine?

Một chuyên gia quân sự Ukraine cho rằng, Nga không thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện với Ukraine.

Nga có thể làm gì nếu chiến tranh với Ukraine?
Theo tờ Pravda Report, chuyên gia quân sự Ukraine Oleg Zhdanov trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Observer đã đưa ra một tuyên bố gây sốc không chỉ đối với giới chức quân sự Nga mà còn với nhiều quốc gia đối tác khác.
Nhà phân tích quân sự Ukraine Oleg Zhdanov nói rằng Nga “không thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện với Ukraine”. Thậm chí, theo ông, Moscow chỉ có khả năng “chịu trận” trước quân đội Nga chỉ vỏn vẹn trong một ngày trước khi binh sĩ Ukraine đẩy lùi xe tăng Nga.
“Nga chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, thậm chí không phải chiến tranh với Ukraine. Những gì chúng ta có thể nhìn thấy ở phía đông nam Ukraine là tất cả những gì Liên bang Nga có thể làm. Nga có thể phát động một chiến dịch tấn công khiêu khích kéo dài không quá một ngày, để rồi sau đó người Nga sẽ phải rút lui” – chuyên gia Oleg Zhdanov nhận định.
Nga co the lam gi neu chien tranh voi Ukraine?
 Binh sĩ Nga bên ngoài một căn cứ Ukraine ở Perevalnoye ở Crimea hôm 2/3. Ảnh: Getty Images
“Người Nga sẽ rút lui một khi Lực lượng vũ trang Ukraine truy đuổi họ” -ông nói một cách tự hào.
Đáng chú ý hơn, tướng Christophe Gomart, Giám đốc tình báo quân đội Pháp, cũng đưa ra cùng nhận định trên với vị chuyên gia Ukraine. Ông Gomart nói rằng quân đội Nga không bao giờ xâm chiếm Ukraine. Theo lý giải của Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Ukraine, Viktor Muzhenko: “Không có binh lính thường trực của quân đội Nga hiện diện ở Donbass”.
Tuy nhiên, sau đó, ông Muzhenko thẳng thắn thừa nhận với báo giới rằng nếu thực sự có xảy ra chiến tranh với Nga, thiệt hại của Ukraine sẽ rất lớn. Ukraine dù có phải tuyển mộ tất cả nam nhân trên toàn quốc nhưng cũng không thể đánh trả được.
“Gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ đã gây ngạc nhiên cho toàn thế giới khi nói rằng dựa vào tính toán của họ, quân đội Nga có thể đến TP Tallinn (thủ đô Estonia) chỉ trong 60 giờ đồng hồ”, nghị sĩ Nga Franz Klintsevich nói.
Trước đó, cựu phát ngôn viên của Duma quốc gia cho biết nếu Nga phải “đánh nhau” với một quốc gia nào đó, có thể là Ukraine, xung đột hai bên chỉ có thể kéo dài bốn ngày là tối đa. Trong khi đó, Tướng Harald Kujat đã về hưu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thừa nhận nếu Nga triển khai binh sĩ chủ lực tới Donbass, chiến tranh sẽ kết thúc trong 48 giờ.
Mô tả kịch bản về cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Nga và Ukraine, các nhà phân tích người Mỹ của Viện Ron Paul đánh giá pháo binh Ukraine sẽ rơi một cách thầm lặng gần như ngay lập tức. Nga sẽ hủy diệt quân đội pháo binh của Ukraine bằng các cuộc không kích, các cuộc tấn công pháo binh hay tên lửa đất đối đất.
Nếu như vậy, quân đội Ukraine sẽ đồng loạt biến mất, binh lính và các quan chức sẽ “cởi áo giáp” và buông vũ khí để sống như dân thường. Không ai không nghĩ rằng sự phản kháng của quân đội Ukraine đối với Lực lượng vũ trang Nga sẽ dẫn tới một kết quả như vậy, các chuyên gia nhận định.
Nga co the lam gi neu chien tranh voi Ukraine?-Hinh-2
 Một cuộc tuần hành ở Moscow ủng hộ chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin về Crimea và Ukraine. Ảnh: Reuters
Tờ Pravda Report dẫn ý kiến của ông Sergei Goncharov, Chủ tịch Hội Cựu binh Quốc tế của lực lượng Alpha chống khủng bố của Nga, đáp trả rằng:
“Tôi sẽ không để ý tới những bình luận của các chuyên gia và giới chức Ukraine. Không có thực tế khách quan trong những lời họ đã nói. Trên hết, họ không am hiểu hết về bối cảnh của đất nước họ. Nói rằng quân đội Nga không sẵn sàng cho chiến tranh, rằng Nga “chỉ có thể chống chọi một ngày” – đây là một sự xúc phạm. Chúng tôi có đủ mọi thứ. Chúng tôi đã chứng minh điều này ở Syria và trong các cuộc xung đột địa phương khác. Người Ukraine đưa ra bình luận hùng hồn như vậy chỉ là vì quân đội Nga không hiện diện ở Ukraine. Nếu có lực lượng Nga ở đó, người Ukraine sẽ không “khua môi múa mép” như vậy”.

Cuộc chiến khí đốt Nga-Ukraine tái bùng phát

Crimea có nguy cơ trở thành "con tin" khi cuộc chiến khí đốt Nga-Ukraine tái bùng phát, với việc Kiev dọa cắt nguồn điện cung cấp cho bán đảo này.

Cuộc chiến khí đốt Nga-Ukraine tái bùng phát
Ngày 1/7, Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga chính thức cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine, khơi đầu cuộc chiến khí đốt Nga-Ukraine. Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một năm qua, Nga cắt nguồn năng lượng dành cho quốc gia láng giềng vốn từng một thời được coi là người đồng minh "môi hở răng lạnh" của mình.
Cuoc chien khi dot Nga-Ukraine tai bung phat
Ngày 1/7, Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga chính thức cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine. 
Hợp tác năng lượng giữa NgaUkraine đã bị gián đoạn sau khi các cuộc đàm phán về khí đốt giữa hai quốc gia này kết thúc hôm 30/6 tại Vienna (Áo), với Liên minh Châu Âu (EU) đóng vai trò trung gian, mà không đạt kết quả.

Nga tung đòn trả đũa Kiev sau vụ khiêu khích quá đà

Nga tung đòn trả đũa Ukraine sau khi Kiev đưa ra một lệnh cấm tương tự đối với hai hãng hàng không lớn Nga là Aeroflot và Transaero.

Nga tung đòn trả đũa Kiev sau vụ khiêu khích quá đà
Hôm 28/9, Nga tung đòn trả đũa Kiev khi tuyên bố đóng cửa không phận với các hãng hàng không của Ukraine từ ngày 25/10.
Theo chỉ đạo từ Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev, Cơ quan Vận tải Liên bang Nga “được yêu cầu thông báo cho các hãng hàng không Ukraine đang cung cấp dịch vụ bay đến Nga thông tin rằng họ sẽ bị cấm sử dụng không phận của Nga từ ngày 25/10," hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Giao thông-Vận tải Nga cho biết.

TQ nhòm ngó bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine

(Kiến Thức) - Có tin nói, hồi cuối những năm 1990 Trung Quốc đã nhòm ngó máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được chia cho Ukraine sau khi Liên Xô tan rã.

TQ nhòm ngó bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine
Thậm chí, Trung Quốc đã cử một phái đoàn đến Ukraine để tậu mấy chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
TQ nhom ngo bay nem bom chien luoc Tu-160 cua Ukraine
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Không quân Nga.
Báo chí Trung Quốc xác nhận rằng Bắc Kinh đã rất quan tâm đến máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Sự quan tâm này là dễ hiểu. Nếu tấn công Mỹ, thì Trung Quốc cần có loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa và hiệu suất rất cao như Tu-160. Để bay đến khu vực phóng tên lửa, máy bay ném bom của Trung Quốc phải đi qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều các mối đe dọa từ phía các máy bay chiến đấu và tàu chiến với hệ thống phòng không đang tuần tra vùng biển này. Trung Quốckhông thể thực hiện được giao dịch này với Ukraine.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.