Nét đặc sắc 2 di sản phi vật thể quốc gia mới của Quảng Ngãi

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor và nghề làm gốm ở Sa Huỳnh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bản sắc độc đáo của người Cor

Nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào dân tộc Cor tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu từ hàng ngàn năm trước và được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc Cor.

Cây nêu của người Cor thường có ba loại ứng với mỗi sinh hoạt văn hóa xã hội khác nhau, cao nhất là cây nêu được dựng vào ngày Tết Ngã rạ (chừng 10 - 15m).

Net dac sac 2 di san phi vat the quoc gia moi cua Quang Ngai
 Người Cor huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) tấu chiêng và múa Cà đáo bên cây nêu trong ngày lễ - Ảnh: TQ.

Với thể loại này, phần thân cây nêu được trang trí hoa văn hai màu đen đỏ, tượng trưng cho trời đất. Thân cây nêu còn được treo những bộ Gu (bằng gỗ có vẽ hoặc điêu khắc những hình ảnh hay họa tiết mang yếu tố tâm linh của người Cor) và mâm thờ. Bộ Gu chỉ có ở tộc người Cor. Có thể coi đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tạo hình và hội họa dân gian đặc sắc.

Net dac sac 2 di san phi vat the quoc gia moi cua Quang Ngai-Hinh-2
Nghệ nhân dân gian người Cor -  Hồ Ngọc An tạo tác trang trí cây nêu chuẩn bị cho ngày lễ - Ảnh: Tuệ Minh.
Cùng với bộ Gu, trên đỉnh cây nêu cũng có gắn một con chim chèo bẻo. Đây là hình tượng một loài chim luôn bắt sâu, châu chấu, cào cào, để bảo vệ cây lúa. Người dân tộc Cor coi chim chèo bẻo là chim trời do thần linh phái xuống giúp họ. Chính vì thế người Cor không bao giờ săn bắt hay ăn chim chèo bẻo.

Mỗi khi dựng cây nêu, người Cor phải làm lễ cúng với những nghi thức rất thiêng liêng. Cây nêu là cầu nối tinh thần của người Cor với thần linh. Những bài cúng trong những bước khác nhau khi ghép nối cây nêu hoặc khi treo những bộ Gu.

Nghề gốm trên mảnh đất văn hóa cổ

Cách nay từ 2.000 đến 2.500 năm, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã sản xuất ra nhiều loại đồ gốm phong phú về loại hình, hoa văn sắc sảo, họa tiết trang trí đa dạng, đạt trình độ cao cả về kỹ thuật và thẩm mỹ.

Đồ gốm Sa Huỳnh phong phú về loại hình, đa dạng về kiểu dáng và nguồn nguyên liệu được lấy ngay tại nơi cư dân Sa Huỳnh cư trú. Đó là các loại hình chum, nồi, bình, bát đĩa… với phong cách chế tác đồ gốm độc đáo, thể hiện văn hoá của các cư dân vùng duyên hải Việt Nam từ hậu kỳ đá mới đến thời đại sắt sớm.

Net dac sac 2 di san phi vat the quoc gia moi cua Quang Ngai-Hinh-3
Đồ gốm Sa Huỳnh với những loại hình phong phú, độc đáo - Ảnh: Tuệ Minh 

Nghề gốm Sa Huỳnh có từ lâu đời, là nghề cha truyền con nốiQua thời gian, hiện số hộ dân vẫn giữ nghề làm gốm truyền thống đếm trên đầu ngón tay, và tập trung ở thôn Trung Sơn và Vĩnh An (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ). Nơi đây nằm ngay bên cạnh đầm An Khê, cũng chính là cái nôi khai sinh ra Văn hóa Sa Huỳnh.

Khác với các loại gốm láng men mịn, với hoa văn màu sắc sặc sỡ bắt mắt, gốm Sa Huỳnh hoàn toàn là gốm mộc, làm thủ công và được nung từ 14 đến 24 tiếng.

Net dac sac 2 di san phi vat the quoc gia moi cua Quang Ngai-Hinh-4
 Nghề gốm Sa Huỳnh vẫn đang được trao truyền qua các thế hệ - Ảnh: Tuệ Minh.

Sự hồi sinh của gốm cổ Sa Huỳnh được đánh dấu bằng việc thành lập HTX Gốm tiền sử Sa Huỳnh vào cuối tháng 11/2023. HTX ra đời là kết quả của dự án “Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với di chỉ Văn hoá Sa Huỳnh và đầm An Khê” do Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Mục đích là đồng hành, hỗ trợ những người thợ làm gốm còn lại ở Sa Huỳnh phục dựng, mô phỏng từ kỹ thuật, hoa văn nhằm làm hồi sinh dòng gốm này.

Mời độc giả xem thêm video "Làng gốm - Sa Huỳnh cổ"


Soi loạt đồ gốm 2.500 tuổi cực quý của cư dân miền Trung

Cùng các loại hình hiện vật khác, đồ gốm đã tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Sa Huỳnh, nền văn hóa phát triển rực rỡ ở miền Trung thời tiền sơ sử.

Soi loạt đồ gốm 2.500 tuổi cực quý của cư dân miền Trung
Soi loat do gom 2.500 tuoi cuc quy cua cu dan mien Trung
 Nồi trang trí hoa văn in mép vỏ sò và tô đen ánh chì của văn hóa Sa Huỳnh, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, niên đại 2.000-2.500 năm trước. Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa hưng thịnh ở ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2.
Soi loat do gom 2.500 tuoi cuc quy cua cu dan mien Trung-Hinh-2
 Các loại đèn bằng gốm, đồ tùy táng của văn hóa Sa Huỳnh. Di tích đầu tiên của nền văn hóa này được nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện tại bãi biển Sa Huỳnh, huyện Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào năm 1909.

Sản phẩm đỉnh cao thế giới của cư dân miền Trung 3.000 năm trước

Những vật trang sức chế tác từ thủy tinh là tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn hóa Sa Huỳnh đã sáng tạo ra và đư­ợc phổ biến khắp vùng Đông Nam Á.

Sản phẩm đỉnh cao thế giới của cư dân miền Trung 3.000 năm trước
San pham dinh cao the gioi cua cu dan mien Trung 3.000 nam truoc
 Vòng trang sức thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Tồn tại từ khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 SCN trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Trung bộ và Tây Nguyên, văn hóa Sa Huỳng là một nền văn hóa lớn ở Việt Nam thời cổ đại

Những bãi biển hoang sơ khiến du khách say đắm ở Quảng Ngãi

Loạt bãi biển hoang sơ và thanh bình như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Bình Châu, Lệ Thủy, Đức Minh là điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến với Quảng Ngãi.

Những bãi biển hoang sơ khiến du khách say đắm ở Quảng Ngãi

Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai

Bãi tắm Mỹ Khê (TP Quảng Ngãi) uốn cong “vầng trăng khuyết” mang vẻ đẹp thơ mộng trong ngày mới.

Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-2

"Sau khi các con bế giảng năm học, gia đình từ TP.HCM về thăm người thân ở TP Quảng Ngãi. Những ngày qua, vợ chồng và con cái thức dậy từ 5h đến biển Mỹ Khê tập thể dục, tắm biển ngắm bình minh lên nơi đây đẹp tuyệt vời", chị Trần Thị Thanh, nữ du khách đến từ TP.HCM chia sẻ.

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-3

Từ rạng sáng, hàng trăm người dân cùng du khách đến tập thể dục, tắm biển đón ngày mới tuyệt đẹp ở bãi tắm Mỹ Khê (TP Quảng Ngãi).

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-4
Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-5

Các bạn trẻ tập yoga đón ngày mới ở bãi biển Nước Nhĩ, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). "Chúng tôi thường thức dậy vào buổi sáng sớm để đến bãi biển này để tập luyện yoga, không ngừng trau dồi sức khỏe, nâng cao thể lực, cân bằng đời sống tinh thần cho mình", chị Cao Thị Thu Tây (ngụ huyện Bình Sơn) nói.

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-6

HLV Phạm Thị Vũ Duyên (Quảng Ngãi), Chủ tịch Liên đoàn Yoga Quảng Ngãi cho biết xuất phát từ niềm yêu thích yoga, nhiều bạn trẻ ở Quảng Ngãi đã không ngừng rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, cân bằng đời sống tinh thần cho mình dồi dào năng lượng mỗi ngày. Yoga có 3 mức độ cơ bản, trung bình và nâng cao. Mức một là những loại hình Yoga đơn giản và tư thế cơ bản cho những người mới tập. Ở mức 2, bạn cần tích lũy một số kiến thức về yoga, phương pháp thực hiện các một tư thế như giữ thăng bằng trên tay, kiểm soát hơi thở. Khi luyện tập yoga ở mức 3, bạn phải hoàn toàn tập trung vào những gì đang xảy ra trong cơ thể và tâm trí.

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-7

Bãi cát vàng Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trải dài hơn 4 km nằm sát quốc lộ 1, điểm tắm biển lý tưởng hấp dẫn du khách.

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-8

Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp, M.Vinet, lần đầu phát hiện bên bờ biển Sa Huỳnh, gần làng cổ Gò Cỏ có khoảng 200 mộ chum. Di tích khảo cổ đó được gọi là Dépot à Jarres Sa Huỳnh (nghĩa là kho chum Sa Huỳnh). Cùng với văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (miền Nam), văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) là "ba cái nôi văn minh" xưa tạo thành tam giác văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Nền văn hóa Sa Huỳnh nơi đây có niên đại khoảng 2.500 -3.000 năm.

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-9
Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-10

Khám phá vùng đất Quảng Ngãi, du khách có thể đến thăm các làng chài ven biển xinh đẹp ở Nghĩa An, Nghĩa Phú, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi).

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-11

Hay chiêm ngưỡng “bức tranh làng chài” thanh bình ở bãi biển Đức Minh, huyện Mộ Đức.

  Nhung bai bien hoang so khien du khach say dam o Quang Ngai-Hinh-12

Không chỉ hòa mình trong làn nước trong vắt, du khách đến Quảng Ngãi còn có dịp trải nghiệm các phiên chợ thủy sản vào buổi sáng sớm, thưởng thức nhiều món ăn đặc sản đậm đà hương vị biển ở địa phương này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới