Soi loạt đồ gốm 2.500 tuổi cực quý của cư dân miền Trung

Soi loạt đồ gốm 2.500 tuổi cực quý của cư dân miền Trung

Cùng các loại hình hiện vật khác, đồ gốm đã tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Sa Huỳnh, nền văn hóa phát triển rực rỡ ở miền Trung thời tiền sơ sử.

Nồi trang trí hoa văn in mép vỏ sò và tô đen ánh chì của  văn hóa Sa Huỳnh, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, niên đại 2.000-2.500 năm trước. Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa hưng thịnh ở ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2.
Nồi trang trí hoa văn in mép vỏ sò và tô đen ánh chì của văn hóa Sa Huỳnh, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, niên đại 2.000-2.500 năm trước. Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa hưng thịnh ở ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2.
Các loại đèn bằng gốm, đồ tùy táng của văn hóa Sa Huỳnh. Di tích đầu tiên của nền văn hóa này được nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện tại bãi biển Sa Huỳnh, huyện Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào năm 1909.
Các loại đèn bằng gốm, đồ tùy táng của văn hóa Sa Huỳnh. Di tích đầu tiên của nền văn hóa này được nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện tại bãi biển Sa Huỳnh, huyện Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào năm 1909.
Nồi gốm của văn hóa Sa Huỳnh. Các cuộc khai quật sau đó cho thấy, địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh trải dài từ phía Bắc tỉnh Quảng Bình cho đến các tỉnh Nam Bộ.
Nồi gốm của văn hóa Sa Huỳnh. Các cuộc khai quật sau đó cho thấy, địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh trải dài từ phía Bắc tỉnh Quảng Bình cho đến các tỉnh Nam Bộ.
Bình gốm của văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh có tục mai táng người chết trong những chum lớn có nắp đậy, chôn cùng nhiều đồ tùy táng, gồm các loại đồ gốm, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh.
Bình gốm của văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh có tục mai táng người chết trong những chum lớn có nắp đậy, chôn cùng nhiều đồ tùy táng, gồm các loại đồ gốm, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh.
Cư dân Sa Huỳnh là những người thợ tài hoa trong việc chế tác gốm. Đồ gốm Sa Huỳnh được phát hiện nhiều trong những khu mộ táng đa dạng về loại hình và kiểu dáng như: bát bồng, nồi, bình, đèn…
Cư dân Sa Huỳnh là những người thợ tài hoa trong việc chế tác gốm. Đồ gốm Sa Huỳnh được phát hiện nhiều trong những khu mộ táng đa dạng về loại hình và kiểu dáng như: bát bồng, nồi, bình, đèn…
Một số loại nồi gốm của văn hóa Sa Huỳnh. Hoa văn trang trí trên gốm Sa Huỳnh rất phong phú, gồm hoa văn in mép vỏ sò, văn chải, văn in chấm, văn sóng nước...
Một số loại nồi gốm của văn hóa Sa Huỳnh. Hoa văn trang trí trên gốm Sa Huỳnh rất phong phú, gồm hoa văn in mép vỏ sò, văn chải, văn in chấm, văn sóng nước...
Đặc biệt, sự phổ biến của hoa văn in mép vỏ sò (dùng mép có khía răng cưa của vỏ sò để tạo hình) tạo nên dấu ấn văn hóa vùng sông nước của cư dân Sa Huỳnh.
Đặc biệt, sự phổ biến của hoa văn in mép vỏ sò (dùng mép có khía răng cưa của vỏ sò để tạo hình) tạo nên dấu ấn văn hóa vùng sông nước của cư dân Sa Huỳnh.
Lọ tô màu văn hóa Sa Huỳnh. Nhiều món đồ gốm Sa Huỳnh được tô màu đỏ và tô đen ánh chì rất độc đáo.
Lọ tô màu văn hóa Sa Huỳnh. Nhiều món đồ gốm Sa Huỳnh được tô màu đỏ và tô đen ánh chì rất độc đáo.
Nồi minh khí của văn hóa Sa Huỳnh. Kỹ thuật làm gốm Sa Huỳnh là sự kết hợp các kỹ thuật bàn xoay, kỹ thuật dải cuộn, kỹ thuật hòn đập, bàn kê và kỹ thuật xử lý bề mặt (miết láng).
Nồi minh khí của văn hóa Sa Huỳnh. Kỹ thuật làm gốm Sa Huỳnh là sự kết hợp các kỹ thuật bàn xoay, kỹ thuật dải cuộn, kỹ thuật hòn đập, bàn kê và kỹ thuật xử lý bề mặt (miết láng).
Bình hình vịt của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể nói, gốm Sa Huỳnh là sự kết tinh của quá trình lao động, tìm tòi của cư dân bản địa, là sản phẩm tạo hình đầy mỹ quan, sáng tạo của cư dân văn hóa Sa Huỳnh.
Bình hình vịt của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể nói, gốm Sa Huỳnh là sự kết tinh của quá trình lao động, tìm tòi của cư dân bản địa, là sản phẩm tạo hình đầy mỹ quan, sáng tạo của cư dân văn hóa Sa Huỳnh.
Nồi trang trí hoa văn khắc vạch của văn hóa Sa Huỳnh. Cùng các loại hình hiện vật khác, đồ gốm đã tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hóa này.
Nồi trang trí hoa văn khắc vạch của văn hóa Sa Huỳnh. Cùng các loại hình hiện vật khác, đồ gốm đã tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hóa này.
Mâm bồng của văn hóa Sa Huỳnh. Thông qua việc nghiên cứu nền văn hóa Sa Huỳnh, nhiều điều về đời sống của các tộc ngư­ời thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam đã được làm sáng tỏ. (Bài viết có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Mâm bồng của văn hóa Sa Huỳnh. Thông qua việc nghiên cứu nền văn hóa Sa Huỳnh, nhiều điều về đời sống của các tộc ngư­ời thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam đã được làm sáng tỏ. (Bài viết có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT