Các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ chui “tại gia” mọc lên như nấm, khiến nhiều cô gái trẻ điên đảo tìm đến nhằm “trùng tu nhan sắc”. Tuy nhiên, những bác sỹ mù mờ về nguồn gốc, những ống thuốc hoàn toàn không được kiểm định an toàn sẽ hủy hoại khuôn mặt của bạn nếu vẫn tiếp tục ham rẻ.
Được quảng cáo như một loại “thần dược” có khả năng hô biến gương mặt như ý muốn cho chị em, làm đẹp trong tích tắc bằng các chất làm đầy để nâng mũi, bơm môi,… hiện được bán tràn lan trên thị trường, nguồn gốc mù mờ và giá rẻ như rau…
Đây là loại thuốc nâng mũi, bơm môi độn cằm đang được bán tràn lan trên thị trường. |
1. Nát mũi, sưng môi vì công nghệ phẫu thuật 10 phút
Hiện nay, chất làm đầy được bán công khai trên mạng, tại các spa không đủ chức năng, thậm chí “tại gia” mà người bán, người tiêm đều không từng qua một trường lớp nào, giá cả cũng không cố định, mỗi nơi một mức giá khác nhau, những đều rẻ hơn rất nhiều so với các viện thẩm mỹ uy tín.
Làm đẹp không cần dao kéo. |
Chị Nguyễn Thanh Mai (29 tuổi, Hưng Yên), có chia sẻ: “Khổ lắm giờ không biết làm thế nào vì cái mũi biến dạng này, lệch sang hẳn một bên. Thấy trên Facebook quảng cáo nâng mũi bằng cách tiêm filler chỉ 10 phút sở hữu ngay mũi chữ S, giá lại rẻ bất ngờ mình cũng muốn đi thử xem sao. Công nhận là 10 phút thật, nhưng mũi của mình biến dạng hoàn toàn, đau nhức, xưng to, đôi khi còn chảy máu. Có gọi điện để phản ánh nhưng họ thường xuyên kêu bận”.
Nát mũi vì làm đep rẻ tiền. |
Chị Trần Huyền Thu (27 tuổi, Hà Nội), cũng chỉ muốn mình có chiếc mũi cao hơn, đẹp hơn mà liều mình đến cơ sở làm đẹp kém chất lượng, không có giấy phép hoạt động:
“Mọi người cứ bảo mình mũi tẹt, nhìn chẳng có tướng gì cả, mình tức lắm, vì vậy quyết tâm đi nâng mũi bằng mọi giá, nhưng với đồng lương ít ỏi, đến các viện thẩm mỹ lớn thì không đủ tiền, được chị bạn giới thiệu cho một cơ sở làm mũi vừa rẻ, vừa đẹp, mình cấp tốc đi luôn không suy nghĩ nhiều. Đến nơi mình được đưa vào trong một căn phòng nhỏ ẩm thấp, nằm trên giường bé tí tẹo, bác sĩ đến vặn vẹo mũi mình, xong bơm cái chất gì vào ý làm mình đau kinh khủng. Xong việc nhìn vào gương ôi trời sưng tím mũi”.
Bạn Nguyễn Thị Huyền Trang (21 tuổi, Hà Nội), có chia sẻ trong nhóm dao kéo: “Môi hỏng mất rồi, mình căm thù mấy cái làm đẹp dởm, quảng cáo thì ầm ầm, bảo sẽ tạo cho mình môi trái tim, thế mà cái gì đây, cái gì đây, nát cả môi, sưng cả mặt . Giờ làm sao dám đi học”.
Môi bị sưng to do tiêm thuốc. |
2. Sử dụng công nghệ làm đẹp rẻ tiền để lại hậu quả nghiêm trọng
Kỹ thuật tiêm chất làm đầy khi làm cần đúng liều lượng, độ nông - sâu dưới da tùy vùng da và đồng đều để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ, đạt được độ căng, phẳng về mặt da, tránh bị nổi sần. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về y học, việc tiêm liều lượng không đúng sẽ làm cho môi, mũi, cằm biến dạng rất khó phục hồi.
Bác sĩ Thúy Phương, Đại học Y Hà Nội có nói cho rằng: Chất làm đầy Filler thực chất là tên gọi chung cho những hoạt chất khác nhau, như Collagen dạng tiêm, Acid hyaluronic (Restylane, Perlane, Teoxane, Prevelle…), Radiesse, Sculptra, đều là các nhóm thuộc chất làm đầy Filler. Trong đó, một số chất được cho phép sử dụng trên toàn thế giới, một số khác không an toàn nên đã bị cấm.
“Ở những nơi làm đẹp uy tín, bác sĩ bắt buộc phải sử dụng các chất Filler an toàn, được cấp phép trên toàn thế giới. Còn ở các cơ sở tự phong, vì ham rẻ nên sử dụng chất làm đầy trái phép như silicon lỏng (một loại chất bị cấm) thì rất nguy hiểm cho khách hàng, gây nên hậu quả lớn”.
Bác sĩ Phương cũng khuyến cáo: “Chị em làm đẹp nên chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín, có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầy đủ. Tốt nhất, theo bác sĩ, để làm đẹp, chị em không nên ham rẻ, tin những nguồn hàng không rõ nguồn gốc để rước họa vào thân để miệng méo, mắt trợn, cằm lệch”.
>>> Mời quý độc giả xem video 5 nạn nhân phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng (nguồn Youtube):