Năm 2019: Những thương hiệu có tiếng đi cùng tai tiếng

Nhiều doanh nghiệp từng được cho là “ăn nên làm ra” nhưng vì chạy theo lợi nhuận đã bất chấp các hành vi gian lận… để rồi mất tất cả.
 
 

Năm 2019: Những thương hiệu có tiếng đi cùng tai tiếng
Nổi tiếng “ăn nên làm ra”
Asanzo từng được biết đến là thương hiệu nằm ở top 3 thị trường điện tử Việt Nam. Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Nam 2019: Nhung thuong hieu co tieng di cung tai tieng
Asanzo từng được biết đến là thương hiệu nằm ở top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần.
Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.
Thời điểm cuối năm 2013, thương hiệu Tivi Asanzo được thành lập, chuyên tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn. Tập đoàn này từng công bố, với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua truyền thông đã đăng tải loạt điều tra về công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng lại ghi có xuất xứ tại Việt Nam, đồng thời lập nên các công ty "ma" (không có thật) để nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc, sau đó bí mật đưa về các nhà máy của Asanzo tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, Asanzo cho công nhân gỡ tem "made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, các sản phẩm của Asanzo chủ yếu lắp ráp thủ công, hàm lượng giá trị gia tăng chỉ 1-2% nên không thể coi đây là sản phẩm "made in Vietnam", do đó căn cứ vào các quy định thì không thể cho rằng đây là sản phẩm “made in Vietnam”.
Thực tế, Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường. Những linh kiện trên chủ yếu được một số doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi bán lại cho Asanzo.
Món Huế - thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Huy Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Công ty Huy Việt Nam từng được xem là điển hình gọi vốn nhanh và thành công trong giới khởi nghiệp lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng ẩm thực (F&B) Việt Nam. Tuy nhiên, việc gọi được vốn đầu tư từ nước ngoài đã khó, nhưng sử dụng nguồn vốn đó thế nào để tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh, thì đó còn là câu hỏi khó hơn. Với chuỗi các nhà hàng của Món Huế bị đóng cửa hàng loạt được cho là do bê bối trong quản trị từ phía công ty. Nói về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là một hiện tượng trong số những hiện tượng lỗ hổng quản trị CEO ở Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, vụ việc Công ty Món Huế có thể xem là vụ vỡ nợ lớn nhất trong ngành bán lẻ thực phẩm và đồ uống, tính từ 10 năm trở lại đây. Bởi, lĩnh vực này từng chứng kiến các chuỗi cửa hàng thực phẩm, cà phê, trà sữa… nở rộ rồi âm thầm giảm bớt quy mô hoặc đóng cửa, rời thị trường ngày càng nhiều nhưng chưa có vụ việc nào lớn đến như vậy. Một vài tài liệu cho thấy chỉ chuỗi Nhà hàng Món Huế tính đến cuối năm 2018 đã ghi nhận số tiền lỗ lên tới cả trăm tỉ đồng.
Món Huế hay Phở 24 đã thể hiện đầy đủ một thương hiệu đạt được sự thành công sớm nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn. Chỉ cần một chiến lược sai lầm sẽ dẫn đến đổ bể hệ thống kinh doanh.
Seven. AM – Thương hiệu thời trang Việt dính nghi vấn cắt nhãn mác Trung Quốc
Trung tuần tháng 11/2019, sau khi báo chí phản ánh về việc thương hiệu Seven.AM dính nghi vấn cắt nhãn mác Trung Quốc, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh Thương hiệu thời trang Seven.AM trên địa bàn Hà Nội.
Nam 2019: Nhung thuong hieu co tieng di cung tai tieng-Hinh-2
 
Qua kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh của thương hiệu này mới chỉ xuất trình cho Đoàn kiểm tra Đăng ký nhãn hiệu Seven.AM còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy Số 14518064. Toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin "xuất trình sau".
Theo Luật sư Nguyễn Thị Thu, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, thương hiệu thời trang Seven.AM vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn.
Việc thương hiệu thời trang Seven.AM không minh bạch về nguồn gốc xuất xứ đã ảnh hưởng phần nào đó đến khách hàng – là những tổ chức, cá nhân đã tin mua sản phẩm của thương hiệu thời trang này. Sự không minh bạch này không chỉ gây thất vọng cho khách hàng, gây mất niềm tin trong lòng người tiêu dùng mà còn làm hạ uy tín của một thương hiệu thời trang Việt Nam trong mắt người dùng Việt.
Đặc biệt, với các thương hiệu thời trang Việt thì tình trạng đội lốt thương hiệu “made in Vietnam” không phải là chuyện hiếm. Ngay sau khi Seven.AM bị điều tra, thì cửa hàng thời trang công sở của thương hiệu IFU tại Thái Bình cũng bị phát hiện rất nhiều sản phẩm quần áo được may mác và gắn thẻ bài thương hiệu IFU nhưng không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị sản xuất.
Cũng trong tháng 11 của năm 2019, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Tại thời điểm kiểm tra, công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM và IFU trên các sản phẩm quần áo…
Báo động mác “uy tín, chất lượng cao”
Trên thị trường có rất nhiều loại giải thưởng như hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu mạnh, thương hiệu uy tín... được trao cho các thương hiệu có sản phẩm phân phối trên diện rộng, độ nhận biết cao. Các giải thưởng này được công bố rộng rãi và được sự cộng hưởng của các đơn vị nhận giải, đã trở thành chỉ dấu nói về uy tín chất lượng của các thương hiệu gắn liền với giải thưởng.
Theo ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc điều hành MiBrand Việt Nam, với sự dễ tính của công chúng, các thương hiệu đã thoải mái dùng cách này nhằm PR cho sản phẩm của mình.
“Hoạt động này nhìn bề ngoài có vẻ hết sức thông thường nhưng khi đi sâu vào bên trong, nhất là quy trình xét duyệt, mới thấy có rất nhiều vấn đề về tính chuyên nghiệp và thực chất của các giải thưởng. Những điều này, người tiêu dùng không bao giờ hiểu hết được” – ông Mạnh cho biết.
Cũng từ câu chuyện của Asanzo, Món Huế, Seven.AM,… cho thấy, những phát hiện mới từ phía cơ quan quản lý không chỉ là bước củng cố những thông điệp cần phải thực hiện quản trị CEO – đặc biệt về đạo đức kinh doanh – từ phía các tổ chức hữu quan.
Đây cũng là câu chuyện mang thông điệp chung rằng: Đã đến lúc quản trị CEO và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cần có sự quản trị, giám sát chặt hơn của người dân, của thị trường.

Rồng rắn chờ mua thương hiệu ngoại: Cả thèm, chóng chán

Nhiều thương hiệu ngoại khi khai trương ở Việt Nam tạo nên một cơn sốt với dòng người xếp hàng từ tinh mơ cho đến tối mịt để được nhận quà, mua sắm. 

Rồng rắn chờ mua thương hiệu ngoại: Cả thèm, chóng chán
Mới đây, có thông tin cho thấy không ít “tín đồ” sống ở các tỉnh, thành khác, thậm chí từ miền Bắc còn đổ về TP HCM để mua sắm trong ngày thương hiệu ngoại H&M khai trương tại Việt Nam.
Rong ran cho mua thuong hieu ngoai: Ca them, chong chan
 
Chỉ ít lâu trước đó, Seven Eleven, một hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích có mặt ở nhiều nước trên thế giới, tổ chức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Người ta lại được chứng kiến hàng ngàn người xếp thành hàng dài từ sáng đến trưa và một lượng người khổng lồ chen chúc nhau trong cửa hàng để mua bằng được vài chai nước, ổ bánh mì. Hình ảnh tương tự cũng diễn ra tại nhiều buổi khai trương hay khuyến mãi của các thương hiệu trà sữa nước ngoài mở ở Việt Nam như Koi, Gongcha, Royal Tea…

Tên tuổi “vang bóng một thời” đều đặn bỏ túi trăm tỷ đồng/năm

Giữa sự ra đi của loạt thương hiệu "vang bóng một thời” thì vẫn có những tên tuổi như Điện Quang, Cao Sao Vàng, mì Miliket vẫn có được niềm tin của người Việt.

Tên tuổi “vang bóng một thời” đều đặn bỏ túi trăm tỷ đồng/năm
Đã một thời thị trường Miền Nam nổi danh thương hiệu “xà bông Cô Ba” của thương gia Trương Văn Bền. Thậm chí, tên tuổi xà bông Cô Ba còn vượt qua biên giới, nổi danh ở xứ Miên, Lào…

Những thương hiệu khủng bị “ném đá” vì lỡ phân biệt chủng tộc

(Kiến Thức) - Những hình ảnh quảng cáo mang tính chất phân biệt chủng tộc, hành vi phân biệt đối xử...đã khiến hàng loạt thương hiệu lớn phải nhận "gạch" từ dư luận. Đáng chú nhất là H&M phải đóng toàn bộ cửa hàng ở Nam Phi. 

Những thương hiệu khủng bị “ném đá” vì lỡ phân biệt chủng tộc
Mới đây, thương hiệu thời trang Thụy Điển H&Mphải đóng cửa tất cả cửa hiệu ở Nam Phi do làn sóng biểu tình phản đối nhằm vào một bức ảnh quảng cáo bị cho là phân biệt chủng tộc. Ảnh: EneNaija.
Mới đây, thương hiệu thời trang Thụy Điển H&Mphải đóng cửa tất cả cửa hiệu ở Nam Phi do làn sóng biểu tình phản đối nhằm vào một bức ảnh quảng cáo bị cho là phân biệt chủng tộc. Ảnh: EneNaija. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.