Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương, khi đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La.

Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sẽ trình bày chính sách rõ ràng trước các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và trấn an các nước này.
My van duy tri cam ket voi Chau A-Thai Binh Duong
 Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis: Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: NBC News
Ông Mattis nói với các phóng viên rằng trong bài phát biểu hôm 3/6 tại diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La 2017 ở Singapore, ông sẽ nói về "trật tự quốc tế" cần thiết cho một Châu Á hòa bình, một tài liệu tham khảo phản đối chương trình hạt nhân-tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Trên đường tới diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Mattis nói với cánh phóng viên: "Tại Đối thoại Shangri-la, tôi sẽ nhấn mạnh việc kề vai sát cánh với các đồng minh và đối tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng (Mỹ) tập trung vào việc tăng cường các liên minh, trao quyền cho các quốc gia để có thể duy trì an ninh của chính họ và tăng cường khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn chiến tranh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis dự kiến sẽ gặp gỡ các đối tác đến từ một số nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn cam kết rộng rãi với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giống như thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Lầu Năm Góc cũng ủng hộ "trên nguyên tắc" đề nghị của Thượng nghị sĩ John McCain, người đứng đầu Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, về tăng nguồn tài trợ quân sự cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thêm 7,5 tỷ USD.
Bộ trưởng Mattis sẽ nói về sự cần thiết của việc các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế, một sự đề cập rõ ràng đến các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên những rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.
Tuần trước, một tàu chiến của của Hải quân Mỹ đã đi vào bên trong vùng biển 12 hải lý xung quanh một “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng trái phép trên một rạn san hô có tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một thách thức đầu tiên đối với Bắc Kinh trên tuyến đường biển huyết mạch này, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ trong tháng 1/2017.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đã hoàn tất việc xem xét rộng rãi các lựa chọn của Mỹ nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân- tên lửa của CHDCND Triều Tiên, thiên về các biện pháp trừng phạt mới và tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Một số quan chức châu Á lo ngại về đường lối được thúc đẩy bằng phương pháp tiếp cận cá nhân và không thể đoán trước của Tổng thống Donald Trump đối với việc hoạch định chính sách của Mỹ.
Chuyến đi của Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được tiến hành, sau khi tân Tổng thống Moon Jae-in ra lệnh điều tra vì sao văn phòng của ông chưa được thông báo về việc triển khai thêm 4 bệ phóng cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Trợ lý an ninh hàng đầu của Tổng thống Moon Jae-in đã lên đường đến thủ đô Washington hôm 1/6, khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tìm cách trấn an Mỹ, nước đồng minh chính, rằng ông sẽ không hủy bỏ thỏa thuận triển khai THAAD, một hệ thống phòng thủ tên lửa đã khiến Trung Quốc tức giận.

Đối thoại Shangri-La: Cơ hội giải quyết bất đồng?

Đối thoại Shangri-La thường niên lần thứ 14 ở  Singapore (29-31/5) được xem là cơ hội để các bên gặp gỡ, đối thoại và tìm cách giải quyết bất đồng.

Đối thoại Shangri-La: Cơ hội giải quyết bất đồng?
Theo kế hoạch, tối 29/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu dẫn đề khai mạc Shangri-La lần thứ 14 (SLD 14) và đưa ra những trọng tâm thảo luận tại đối thoại năm nay. Dự kiến, những chủ đề chính sẽ là mối đe dọa chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, động lực giữa các nước lớn, tình hình bất ổn định chính trị ở Châu Á và thách thức xuyên quốc gia nổi lên từ thảm họa cũng như mối đe dọa trên không gian mạng.
Doi thoai Shangri-La: Co hoi giai quyet bat dong?
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu dẫn đề khai mạc Shangri-La lần thứ 14 (SLD 14) và đưa ra những trọng tâm thảo luận tại đối thoại năm nay. 
Đây không phải là những chủ đề mới, song theo nhận định của nhiều chuyên gia, diễn biến nổi bật nhất từ đầu năm đến nay trong khu vực là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc thể hiện qua các sáng kiến kinh tế, cũng như hoạt động cải tạo, bồi lấp các bãi đá, rạn san hô ở Biển Đông sẽ là những “điểm nóng” thực sự tại các cuộc thảo luận năm nay.

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La 14, khi chiếm lĩnh hầu hết thời gian trong phần trả lời câu hỏi của các diễn giả.

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La
Ngày 31/5, Đối thoại Shangri-La bước vào ngày làm việc cuối cùng với chủ đề củng cố trật tự khu vực hướng tới giải pháp chủ động hơn cho các tranh chấp và hợp tác khu vực trước những thách thức an ninh toàn cầu.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Không nằm ngoài dự đoán, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tận dụng diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La lần này để phản bác quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.

Đối thoại Shangri-La bàn về những thách thức an ninh khu vực

Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 (SLD 15) chính thức khai mạc vào ngày 3/6 tại Singapore và dự kiến bàn về những thách thức lớn đối với an ninh khu vực.

Đối thoại Shangri-La bàn về những thách thức an ninh khu vực
Đây là diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu của khu vực, quy tụ hơn 20 Bộ trưởng quốc phòng, các quan chức cũng như đông đảo giới học giả trên thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.