Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La 14, khi chiếm lĩnh hầu hết thời gian trong phần trả lời câu hỏi của các diễn giả.

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La
Ngày 31/5, Đối thoại Shangri-La bước vào ngày làm việc cuối cùng với chủ đề củng cố trật tự khu vực hướng tới giải pháp chủ động hơn cho các tranh chấp và hợp tác khu vực trước những thách thức an ninh toàn cầu.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Không nằm ngoài dự đoán, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tận dụng diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La lần này để phản bác quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.
Trong bài phát biểu của mình, Đô đốc Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Tôn Kiên Quốc bác bỏ những chỉ trích của Mỹ về hoạt động cải tạo trái phép của nước này trên các đảo ở Biển Đông, cho rằng các dự án xây dựng này là “hợp pháp và hợp lý”.
Tuyên bố của ông Tôn được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có bài phát biểu lên án mạnh mẽ các dự án cải tạo với tốc độ “chưa từng có” của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông, cụ thể trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã cải tạo hơn 800ha, tức là nhiều hơn tất cả những lần cải tạo trước đó gộp lại.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La-Hinh-2
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên án mạnh mẽ các dự án cải tạo với tốc độ “chưa từng có” của Trung Quốc  ở Biển Đông.
Tại phiên họp cuối cùng trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews đã chia sẻ cùng quan điểm của Mỹ, phản đối hoạt động cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo ông Andrews, những hành động này có thể buộc các nước có liên quan phải đưa ra những biện pháp ứng phó, từ đó khiến căng thẳng gia tăng dẫn tới những hậu quả đáng lo ngại. Do đó, ông kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
“Australia tin rằng, tất cả các nước đối tác của khu vực có mặt tại đây hôm nay đều quan tâm đến việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực. Vì thế chúng tôi quan ngại về những diễn biến làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa  Đông. Australia đã làm rõ quan điểm phản đối hành động thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt là những hoạt động cải tạo quy mô lớn gần đây ở Biển Đông. Vì thế, điều quan trọng hơn cả là phải sớm có một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc”, ông Andrews nói.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La-Hinh-3
Đô đốc Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Tôn Kiên Quốc nói rằng các dự án xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông là “hợp pháp và hợp lý”. 
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cũng bày tỏ quan ngại rằng những căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cho rằng điều này đang làm thay đổi cân bằng quyền lực ở khu vực, qua đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng một cấu trúc an ninh tổng thể.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng dù những thách thức an ninh ở Châu Âu và Châu Á khác nhau nhưng cũng có những điểm tương đồng, đó là mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, từ những quốc gia bất ổn, từ những cuộc chạy đua về sức mạnh quân sự và đặc biệt là từ những tranh chấp về lãnh thổ ngày càng gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức khẳng định rằng ổn định và an ninh ở Đông Á cũng như Đông Nam Á là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các nước trong khu vực mà cũng là của các nước Châu Âu.
Bà Leyen cho biết, trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường tập trung vào an ninh, thì hợp tác giữa ASEAN và EU về quốc phòng và an ninh cũng nên tăng cường. Đối thoại và chia sẻ ý kiến giữa các lục địa có thể xây dựng một thế giới đoàn kết hơn, ổn định hơn và an toàn hơn.
Chia sẻ quan điểm của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho rằng có 5 yếu tố đảm bảo hòa bình và an ninh cho khu vực, trước hết là các nước cần phải xây dựng cơ chế đảm bảo đối thoại thường xuyên để ngăn chặn và giải quyết xung đột; Thứ hai là các nước cần phải đưa ra những quy định và tôn trọng quy định luật pháp; Thứ ba là các nước phải củng cố lòng tin thông qua sự minh bạch; Thứ tư là các nước cần xác định rằng một cấu trúc an ninh bền vững không bao giờ chống lại bất cứ nước nào mà phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên; Và cuối cùng, chỉ có hợp tác, các nước mới có thể đi đúng hướng.
Cũng tại diễn đàn này, Cao ủy phụ trách An ninh và Đối ngoại Liên minh Châu Âu Federica Mogherini bày tỏ mong muốn phát triển mối quan hệ đối tác với ASEAN vì những mục đích chiến lược.

Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo báo Hải Nam số ra ngày 15/5, từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, Trung Quốc chính thức thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.

Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trong thời gian kể trên, Trung Quốc nghiêm cấm tàu thuyền đánh bắt cá bằng mọi phương thức (trừ hình thức câu và kéo lưới đơn tầng). Đây là lần thứ 17 liên tiếp Trung Quốc áp đặt  lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông  
từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Bắt đầu từ  năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của nước này bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines.

Ít nhất 11 nước “nâng cấp” hải quân vì Biển Đông

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phân tích cho rằng, ít nhất 11 nước trên thế giới "nâng cấp", tăng cường sức mạnh hải quân vì căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

 Ít nhất 11 nước “nâng cấp” hải quân vì Biển Đông
Theo China Times, ít nhất hải quân của 11 nước trên thế giới chịu tác động trực tiếp của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đua nhau "nâng cấp khả năng chiến đấu". Mỹ và Trung Quốc được cho sẽ là hai nước dẫn đầu cuộc đua này.
Theo giới chuyên gia quân sự, đến năm 2020, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc sẽ lên tới ít nhất 76 chiếc, tương đương với hạm đội tàu ngầm của Mỹ về số lượng. Nhiều tàu ngầm Trung Quốc sẽ được triển khai ở Căn cứ Hải quân Yulin, phía nam đảo Hải Nam.

Dân du mục sống thế nào giữa sa mạc nóng như chảo lửa?

Cuộc sống của dân mu mục Tuareg giữa sa mạc lớn nhất thế giới Sahara khô nóng kỳ lạ đến nỗi họ được gọi là Người xanh giữa sa mạc. 

Dân du mục sống thế nào giữa sa mạc nóng như chảo lửa?
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua
 Bộ tộc mục đồng du cư Tuareg sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt giữa sa mạc lớn nhất thế giới Sahara trong hàng nghìn năm qua. Người châu Âu gọi họ là "những người xanh giữa sa mạc".
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-2
Quê hương của người Tuareg là Niger và miền bắc Mali. Nhưng giờ đây cả hai nơi đều chìm trong nội chiến. 
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-3
Thế giới bên ngoài hiểu rất ít về văn hóa của người Tuareg cũng như cuộc sống của dân du mục này.
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-4
 Mạng che mặt là vật bất ly thân của đa số người Tuareg. Họ đeo mạng để ngăn cát vào mắt, đồng thời chặn "linh hồn quỷ dữ" xâm nhập cơ thể.
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-5
Cả vải lẫn chất nhuộm mạng che mặt của họ đều có nguồn gốc từ Nigeria. Thương nhân phải vượt qua quãng đường hàng nghìn km về phía nam để tới những thành phố Tano và Sokoto của Nigeria - nơi họ mua vải và chất nhuộm - rồi quay về sa mạc Sahara để bán cho người Tuareg. Mỗi chuyến buôn như vậy kéo dài tới 6 tháng. 
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-6
Vào năm 2001, người Tuareg ký kết thỏa thuận hòa bình với chính phủ Niger sau khi nổi dậy trong 10 năm. Nhưng sau đó chính phủ Niger không thực hiện đúng cam kết nên người Tuareg tiếp tục nổi dậy trong khoảng thời gian từ năm 2007 tới 2009, gây nên kết cục thảm khốc. 
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-7
Phụ nữ Tuareg hưởng mọi quyền như nam giới, song nhiệm vụ chính của họ là chăm sóc gia đình. 
Cuoc song cua dan du muc giua sa mac nong nhu chao lua-Hinh-8
Con của người Tuareg mang họ mẹ, song họ không theo chế độ mẫu hệ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.