Đối thoại Shangri-La: Cơ hội giải quyết bất đồng?

Đối thoại Shangri-La thường niên lần thứ 14 ở  Singapore (29-31/5) được xem là cơ hội để các bên gặp gỡ, đối thoại và tìm cách giải quyết bất đồng.

Đối thoại Shangri-La: Cơ hội giải quyết bất đồng?
Theo kế hoạch, tối 29/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu dẫn đề khai mạc Shangri-La lần thứ 14 (SLD 14) và đưa ra những trọng tâm thảo luận tại đối thoại năm nay. Dự kiến, những chủ đề chính sẽ là mối đe dọa chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, động lực giữa các nước lớn, tình hình bất ổn định chính trị ở Châu Á và thách thức xuyên quốc gia nổi lên từ thảm họa cũng như mối đe dọa trên không gian mạng.
Doi thoai Shangri-La: Co hoi giai quyet bat dong?
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu dẫn đề khai mạc Shangri-La lần thứ 14 (SLD 14) và đưa ra những trọng tâm thảo luận tại đối thoại năm nay. 
Đây không phải là những chủ đề mới, song theo nhận định của nhiều chuyên gia, diễn biến nổi bật nhất từ đầu năm đến nay trong khu vực là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc thể hiện qua các sáng kiến kinh tế, cũng như hoạt động cải tạo, bồi lấp các bãi đá, rạn san hô ở Biển Đông sẽ là những “điểm nóng” thực sự tại các cuộc thảo luận năm nay.
Dự kiến, các nước tham gia SLD 14 sẽ đưa ra quan điểm mạnh mẽ của mình về những vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng này. Ông William Choong, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) - đơn vị đăng cai Đối thoại Shangri-La, nhận định Mỹ và Nhật Bản và một số quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chắc chắn sẽ đề cập sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp và quy tắc quốc tế, kiềm chế sử dụng vũ lực và cưỡng ép trong khu vực. Ngoài ra, ông cũng cho rằng một số nước, đặc biệt là Mỹ, sẽ đề cập sự cần thiết một số quốc gia liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông phải ngừng ngay các hoạt động cải tạo quy mô lớn hiện nay.
Trong những “điểm nóng” này, chắc chắn sự “đối đầu” căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh với Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Ông Malcolm Cook, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) cho rằng bất đồng công khai giữa người đứng đầu đoàn đại biểu Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại các lần Đối thoại Shangri-La trước đây sẽ một lần nữa tái diễn. Đặc biệt trong bối cảnh quan điểm của Mỹ về vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông không những không thay đổi mà gần đây còn thường xuyên được các quan chức cấp cao của Mỹ đưa ra với ngôn từ rõ ràng hơn, trong khi phản ứng của Trung Quốc cũng rất mạnh mẽ.
Dù Đối thoại Shangri-La không phải là nơi có thể giải quyết thích đáng các vấn đề nghiêm trọng mà khu vực đang phải đối mặt, song theo ông Collin Koh, nhà nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), những gì được thảo luận tại đây nhiều khả năng sẽ tác động đến quyết định được các nước đối thoại đưa ra sau đó. Do vậy, Đối thoại Shangri-La sẽ góp phần xây dựng lòng tin giữa các nước đối thoại, củng cố sự hiểu biết về lập trường của nhau, và điều này sẽ rất có ích đối với các vấn đề trong khu vực, đặc biệt đối với tranh chấp ở Biển Đông.
Mối đe dọa Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực cũng là một trọng tâm thảo luận đáng chú ý tại SLD 14. Sự trỗi dậy của IS ở Trung Đông đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của những quốc gia có đông dân số là tín đồ Hồi giáo trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Singapore. Việc một số phần tử Hồi giáo cực đoan đến từ ba nước này tham gia IS đang tạo ra mối đe dọa rất lớn với an ninh khu vực cũng như với ba nước. Các phần tử đó có thể sang Trung Đông tham gia thánh chiến, hoặc có thể tiến hành tấn công ở ngay trong các quốc gia này. Trong bối cảnh đó, theo ông William Choong, Singapore có thể là một hình mẫu cho việc đưa các phần tử cực đoan hòa nhập trở lại với cuộc sống thường nhật, với nhiều biện pháp phi cực đoan hóa được nước này áp dụng đã phát huy hiệu quả để Singapore thực sự là nơi các tín đồ Hồi giáo có thể chung sống hòa bình trong một xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo.
Không phải là diễn đàn an ninh chính thức, song với việc quy tụ rất nhiều quan chức quốc phòng cấp cao, chuyên gia và học giả trong khu vực, Đối thoại Shangri-La thực sự có ý nghĩa quan trọng, bởi tại diễn đàn này các nước có thể bày tỏ quan ngại về các vấn đề an ninh khu vực, cũng như tìm cách hợp tác để giải quyết những vấn đề đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, phát biểu tại hội nghị tiền Shangri-La diễn ra đầu năm 2015: “Trong thế giới tương tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, điều cốt yếu là chúng ta phải thừa nhận rằng hòa bình và ổn định khu vực phụ thuộc vào ý chí tập thể, cũng như các nỗ lực chung thực sự của các nước để giải quyết những thách thức an ninh mà khu vực đang phải đối mặt”.

Lộ bản chất của Trung Quốc qua Đối thoại Shangri-La 13

(Kiến Thức) - Tại Đối thoại Shangri-La 13, Trung Quốc thể hiện bộ mặt hung hăng, đáp trả những chỉ trích nhưng vẫn đuối lý trước các câu hỏi về pháp lý.

Lộ bản chất của Trung Quốc qua Đối thoại Shangri-La 13
Thế giới lên án Trung Quốc tại Shangri-La
Ở ngay phiên họp toàn thể đầu tiên trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (hay Đối thoại Shangri-La) hôm 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có bài phát biểu “dậy sóng” nhằm vào Trung Quốc.

Căng thẳng Biển Đông, Philippines xem xét mua tàu ngầm

(Kiến Thức) - Giữa lúc căng thẳng ở Biển Đông leo thang, hải quân Philippines xem xét mua tàu ngầm trong khuôn khổ hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Căng thẳng Biển Đông, Philippines xem xét mua tàu ngầm
Khi được phóng viên hỏi liệu việc hải quân Philippines xem xét mua tàu ngầm có phải là một phần trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang hay không, Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Jesus Millan,  ngày 27/5 cho biết: “Tất nhiên, việc mua tàu ngầm nằm trong kế hoạch của chúng tôi. Tuy nhiên, điều đó không thể diễn ra trong ngày một ngày hai được. Chúng tôi cần một thời gian để hoàn tất việc mua sắm đó”.
Cang thang Bien Dong, Philippines xem xet mua tau ngam
Hải quân mỹ-Philippines tham gia cuộc tập trận thường niên CARAT.
Tháng 12/2014, Phó Tư lệnh Hải quân Philippines, Chuẩn Đô đốc Caesar Taccad,  cho biết nước này đang tính tới việc mua ít nhất ba tàu ngầm để nâng cao khả năng phòng thủ và tác chiến.

Vấn đề Biển Đông chi phối Đối thoại Shangri-La 2015

(Kiến Thức) - Đối thoại Shangri-La 2015 sẽ thảo luận về những vấn đề cấp bách, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.

Vấn đề Biển Đông chi phối Đối thoại Shangri-La 2015
Đối thoại Shangri-La 2015 khai mạc vào ngày 29/5 và sẽ kéo dài ba ngày.
Theo Viện  Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) - cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ thảo luận về những thách thức an ninh mới mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt và cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng trong khu vực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.