Mỹ thay thế xe bọc thép thời Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Mỹ đang tìm kiếm một loại xe bọc thép mới để thay thế xe bọc thép chở quân M113 hoạt động từ thời Chiến tranh Việt Nam.

Quân đội Mỹ đang lựa chọn loại xe mới để thay thế dòng xe bọc thép chở quân M113 nhằm phù hợp với tác chiến hiện đại. Những chiếc M113 đầu tiên được Quân đội Mỹ đưa vào phục vụ từ năm 1961 và chúng được dùng rất rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975).
“Quân đội ước tính sẽ thay thế khoảng 2.000-3.000 chiếc thuộc nhiều biến thể của M113. Hầu hết các loại xe bọc thép này đều có giáp tương đối mỏng và không phù hợp với các kịch bản tác chiến hiện đại”, các chuyên gia trong ngành công nghiệp cho hay.
Xe bọc thép M113 của Quân đội Mỹ.
Xe bọc thép M113 của Quân đội Mỹ.
Chương trình Xe bọc thép đa chức năng (AMPV) là một dự án của Quân đội Mỹ nhằm thay thế các “đại gia đình” xe bọc thép M113 để giảm thiểu khoảng cách giữa khả năng bảo vệ người lính hiện tại và tương lai cũng như các tính năng khác như khả năng di động, tính đáng tin cậy và khả năng tương tác giữa các đội tác chiến hạng nặng (HBTC).
AMPV sẽ có nhiều biến thể cho những nhiệm vụ nhất định trong các đội tác chiến hạng nặng bao gồm: mục đích chung, vận chuyển và điều trị y tế, pháo cối tự hành và chỉ huy. Hiện có khoảng 3000 xe M-113 với nhiều biến thể khác nhau thực hiện các nhiệm vụ kể trên.
Quân đội Mỹ ủng hộ việc lựa chọn một nhà cung cấp duy nhất cho cả chương trình thay thế. Ngoài ra việc một mẫu xe có sẵn có thể đáp ứng yêu cầu cũng sẽ là lợi thế thay vì phát triển một mẫu xe mới vì lý do tiết kiệm chi phí.
Tờ Defense News cho biết, Quân đội Mỹ muốn mua khoảng 2.097 AMPV trong vòng 13 năm với giá khoảng 1,8 triệu USD cho mỗi chiếc xe. Một số báo cáo khác cho biết quân đội Mỹ muốn khoảng 3.000 chiếc xe.
Quân đội Mỹ có kế hoạch lựa chọn hợp đồng thiết kế và phát triển 5 năm vào tháng 5/2014 cho một nhà thầu cho mục đích thử nghiệm cùng với việc sản xuất bắt đầu năm 2020.
M113 là dòng xe bọc thép thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ và cũng là một trong những loại xe bọc thép chở quân phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại với hơn 80.000 chiếc được sản xuất từ 1960 tới ngay nay, phục vụ ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới (trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam, thu được từ quân đội Sài Gòn sau 1975).
Lính Mỹ ngồi trên chiếc M113 ở chiến trường Việt Nam.
Lính Mỹ ngồi trên chiếc M113 ở chiến trường Việt Nam.
Thiết kế tiêu chuẩn M113 nặng khoảng 12,3 tấn, dài 4,8m, rộng 2,6m, cao 2,5m. Xe được bọc giáp hợp kim nhôm dày 12-38mm, trang bị đại liên 12,7mm và 7,62mm. Xe được trang bị động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 67,6km/h trên đường bằng và 5,8km/h khi lội nước.
Trên chiến trường, M113 được đánh giá là có tính cơ động cao, tốc độ nhanh vượt địa hình tốt, lội nước tốt. Tuy nhiên, lớp giáp của nó quá mỏng dễ bị vũ khí chống tăng cầm tay như RPG xuyên thủng.
Dựa trên cơ sở M113, các nhà sản xuất Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã phát triển hàng loạt biến thể phục vụ cho mục đích khác nhau như: chống tăng (lắp bệ phóng tên lửa diệt tăng TOW); hệ thống phun lửa; hệ thống phòng không (lắp pháo 20mm hoặc tên lửa); hệ thống cối tự hành; xe cứu kéo hỗ trợ; xe chỉ huy; xe cấp cứu...

Hé mở số lượng vũ khí QĐNDVN thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Sau ngày giải phóng (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa.

Xe tăng, pháo

Vũ khí chiến lợi phẩm giúp gì cho KQND Việt Nam?

(Kiến Thức) - Vũ khí chiến lợi phẩm thu giữ được từ Quân đội Sài Gòn sau ngày 30/4 đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc sau 1975.

Mở rộng lực lượng với máy bay chiến lợi phẩm

Theo tài liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, đến tháng 4/1975, không quân Quân đội Sài Gòn được xây dựng và trang bị khá hiện đại, là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Ở thời điểm cao nhất, lực lượng này được trang bị 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).

Vu khi chien loi pham giup gi cho KQND Viet Nam?
 Tiêm kích F-5E trong Không quân Nhân dân Việt Nam.

Sau ngày thống nhất đất nước, Quân chủng Phòng không - Không quân nhanh chóng thu hồi chiến lợi phẩm để bảo vệ Tổ quốc. Tính đến cuối tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu hồi được 877 máy bay các loại (bao gồm nhiều chiếc chiến đấu cơ F-5E và A-37). Với số máy bay thu được, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập một loạt trung đoàn không quân mới.

Ngày 30/5/1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn Tiêm kích 935 sử dụng máy bay F-5A/E và Trung Đoàn Cường kích 937 dùng A-37. Hai trung đoàn có nhiệm vụ tác chiến phòng không, tiến công đường không, giành và giữ quyền làm chủ bầu trời, chi viện bảo vệ lực lượng binh chủng hợp thành.

Tiếp đó, ngày 5/7/1975, Trung đoàn Vận tải 918 được thành lập với trang bị máy bay C-130, C-47 và C-119. Đơn vị làm nhiệm vụ vận tải và có thể tham gia tiến công đường không khi cần.

Ngày 20/7/1975, Trung đoàn trinh sát - vận tải 917 trang bị trực thăng UH-1, CH-47 và máy bay trinh sát L-19, U-17 ra đời. Đoàn 917 có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực, trinh sát đường không, chỉ thị mục tiêu, đổ bộ vận chuyển/vận tải đường không, cấp cứu.

Trên cơ sở các trung đoàn mới, ngày 15/9/1972, Sư đoàn Không quân 372 được thành lập với biên chế 4 đơn vị trên.

Những trung đoàn không quân này góp công không nhỏ trong chiến dịch biên giới Tây Nam năm 1979 và sau đó là truy quét tàn quân Khơ Me đỏ trong suốt những năm 1980.

Vu khi chien loi pham giup gi cho KQND Viet Nam?-Hinh-2
 Máy bay cường kích A-37 trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.

Biến “máy bay bị bỏ rơi” thành “anh hùng”

Trong số các loại máy bay mà ta thu giữ được, 2 chiến đấu cơ F-5A/E và A-37 được coi là những “kẻ bị bỏ rơi” trong lịch sử hàng không quân sự nước Mỹ. Khi mà chính quốc gia sản xuất ra chúng lại không sử dụng chúng làm tiêm kích chiến đấu mà thường viện trợ cho quốc gia đồng minh hoặc dùng để “đóng giả” máy bay địch để phi công Mỹ tập chiến đấu. Ngay cả khi được viện trợ cho Quân đội Sài Gòn, những chiếc F-5E vẫn khá lu mờ, không thể hiện được hết những khả năng của nó.

Nhưng khi được các “bàn tay vàng” phi công Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng, F-5E và A-37 đã phát huy được hiệu quả cao nhất, góp phần bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam sau 1975.

Cuối năm 1976, trước những khiêu khích của quân Khmer Đỏ tại biên giới Tây Nam, Trung đoàn 935 đã làm được một việc chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới, dùng 2 tiêm kích F- 5 do hai phi công Đinh Văn Bồng và Nguyễn Hữu Lâm điều khiển để rải truyền đơn tuyên truyền đường lối, quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước.

Tuy nhiên, đáp lại quân Khmer Đỏ vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích, đưa quân tấn công vào biên giới nước ta. Trước tình hình đó, quân dân ta đã đứng lên đánh trả quyết liệt và giúp đỡ quân dân Campuchia thoát họa diệt chủng. Các chiến dịch phản công có sự góp sức rất lớn từ lực lượng không quân với máy bay chiến lợi phẩm.

Vu khi chien loi pham giup gi cho KQND Viet Nam?-Hinh-3
 Máy bay A-37 đã nhiều lần trút bão lửa lên đầu quân Khmer Đỏ.

Trong suốt các chiến dịch phản công, Trung đoàn 935 và 937 đã xuất kích hàng ngàn chuyến với biên đội lớn 4-8 chiếc/lần F-5, A-37 không kích mãnh liệt vào sở chỉ huy địch, phá hủy các trận địa phòng thủ, phương tiện, vũ khí…tạo điều kiện thuận lợi cho các sư đoàn bộ binh, xe tăng tấn công tiêu diệt quân Khmer Đỏ.

Đóng góp to lớn của không quân tiêm kích trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Năm 1979, Trung đoàn 935 đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hai phi công F-5 của Trung đoàn gồm Đại úy Lê Khương và Nguyễn Văn Kháng cũng được phong tặng danh hiệu cao quí này.

Bên cạnh đó, trong suốt chiến dịch phản công biên giới Tây Nam, ta cũng sử dụng nhiều lượt máy bay vận tải và trinh sát. Không quân ta đã dùng máy bay vận tải C-130, C-47, C-119 và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 xuất kích chở hàng nghìn lượt quân, đạn dược chi viện đánh địch.

Không chỉ có thể, các kỹ sư Không quân Nhân dân Việt Nam còn áp dụng một số cải tiến nhằm biến máy bay vận tải C-130 thành máy bay ném bom để không kích mục tiêu quân Khmer Đỏ.

Tin mới