Mỹ thán phục phi vụ Đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay

Mỹ thán phục phi vụ Đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay

Tạp chí History and Headlines bình luận: “Chỉ với vũ khí thô sơ và một kế hoạch đơn giản, Đặc công Việt Nam đã nhấn chìm cả một con tàu khổng lồ, thực sự đó là một trong những kỳ tích cá nhân tuyệt vời trong lịch sử chiến tranh hải quân”.

 Tàu sân bay USNS Card nguyên là tàu sân bay hộ tống lớp Bogue được đóng năm 1941, có chiều dài 151 mét, trọng lượng đầy tải 16.500 tấn. Sau khi Thế chiến II kết thúc, nó tiếp tục phục vụ hải quân Mỹ với vai trò là tàu sân bay chở trực thăng và xe bọc thép M113 sang Việt Nam.
Tàu sân bay USNS Card nguyên là tàu sân bay hộ tống lớp Bogue được đóng năm 1941, có chiều dài 151 mét, trọng lượng đầy tải 16.500 tấn. Sau khi Thế chiến II kết thúc, nó tiếp tục phục vụ hải quân Mỹ với vai trò là tàu sân bay chở trực thăng và xe bọc thép M113 sang Việt Nam.
USNS Card, là hàng không mẫu hạm được đưa vào hoạt động ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chủ yếu phục vụ ở Đại Tây Dương với nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm của Đức Quốc xã. Cho đến ngày nay, USNS Card là chiếc tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
USNS Card, là hàng không mẫu hạm được đưa vào hoạt động ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chủ yếu phục vụ ở Đại Tây Dương với nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm của Đức Quốc xã. Cho đến ngày nay, USNS Card là chiếc tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tháng 4/1964, USNS Card di chuyển tới Cảng Sài Gòn. Trên tàu có 8 hàng máy bay với tổng số 39 chiếc, gồm các phi cơ trực thăng tháo rời UH-1 loại mới và phi cơ khu trục AD6 nguyên chiếc. Đi theo tàu USNS Card có hơn 70 thủy thủ đoàn và hàng trăm lính hải quân, binh lính Mỹ phụ trách việc bảo vệ, bốc dỡ hàng hóa, vũ khí.
Tháng 4/1964, USNS Card di chuyển tới Cảng Sài Gòn. Trên tàu có 8 hàng máy bay với tổng số 39 chiếc, gồm các phi cơ trực thăng tháo rời UH-1 loại mới và phi cơ khu trục AD6 nguyên chiếc. Đi theo tàu USNS Card có hơn 70 thủy thủ đoàn và hàng trăm lính hải quân, binh lính Mỹ phụ trách việc bảo vệ, bốc dỡ hàng hóa, vũ khí.
Khi biết thông tin tàu USNS Card chở nhiều máy bay chiến đấu và nhiều vũ khí tới Chiến trường Việt Nam, Lâm Sơn Náo - chiến sĩ biệt động Sài Gòn gặp chỉ huy trình bày kế hoạch chi tiết và xin hai khối TNT, mỗi khối nặng 44 kg và 4 kg thuốc nổ C4.
Khi biết thông tin tàu USNS Card chở nhiều máy bay chiến đấu và nhiều vũ khí tới Chiến trường Việt Nam, Lâm Sơn Náo - chiến sĩ biệt động Sài Gòn gặp chỉ huy trình bày kế hoạch chi tiết và xin hai khối TNT, mỗi khối nặng 44 kg và 4 kg thuốc nổ C4.
Để vận chuyển 80 kg thuốc nổ TNT và 4 kg thuốc nổ C4, kèm theo lỉnh kỉnh đồng hồ, dây điện chỉ có thể dùng xuồng thợ hồ, vào cảng với danh nghĩa sửa chữa, giấu hàng tại gầm sân cảng trước khi tàu cập bến, tránh lực lượng cảnh sát bảo vệ hành lang an ninh.
Để vận chuyển 80 kg thuốc nổ TNT và 4 kg thuốc nổ C4, kèm theo lỉnh kỉnh đồng hồ, dây điện chỉ có thể dùng xuồng thợ hồ, vào cảng với danh nghĩa sửa chữa, giấu hàng tại gầm sân cảng trước khi tàu cập bến, tránh lực lượng cảnh sát bảo vệ hành lang an ninh.
Lâm Sơn Náo cùng Nguyễn Phú Hùng (Hai Hùng) đi theo đường cống ngầm thoát nước, để tiếp cận khu vực tàu Mỹ thường neo đậu. Hai ông giả làm hai tay “thủy tặc” chuyên ăn hàng lậu từ tàu nước ngoài, chèo xuồng băng qua khu vực cảnh giới của tàu chiến Mỹ.
Lâm Sơn Náo cùng Nguyễn Phú Hùng (Hai Hùng) đi theo đường cống ngầm thoát nước, để tiếp cận khu vực tàu Mỹ thường neo đậu. Hai ông giả làm hai tay “thủy tặc” chuyên ăn hàng lậu từ tàu nước ngoài, chèo xuồng băng qua khu vực cảnh giới của tàu chiến Mỹ.
Chưa ra tới giữa sông Sài Gòn, lập tức bị tàu cảnh sát, địa phương quân chặn lại, sau đó còn gặp phải đám lính bảo an ở sát bờ Thủ Thiêm và gặp cảnh sát tuần tra. Cả ba lần nhờ sự nhanh trí, gan dạ của Ba Náo, đã dùng mưu mẹo kể đang đi mua hàng lậu từ tàu Mỹ, lấy hàng xong sẽ “chia phần” và mua chuộc chúng nên thoát được.
Chưa ra tới giữa sông Sài Gòn, lập tức bị tàu cảnh sát, địa phương quân chặn lại, sau đó còn gặp phải đám lính bảo an ở sát bờ Thủ Thiêm và gặp cảnh sát tuần tra. Cả ba lần nhờ sự nhanh trí, gan dạ của Ba Náo, đã dùng mưu mẹo kể đang đi mua hàng lậu từ tàu Mỹ, lấy hàng xong sẽ “chia phần” và mua chuộc chúng nên thoát được.
Hai đồng chí đặc công đẩy xuồng đi hàng cây số tới 12 giờ đêm thì đến được thành tàu. Lúc 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5 năm 1964, hai khối thuốc nổ TNT 80 kg và thuốc nổ C4 được cài xong tại hai vị trí trọng yếu của tàu cách nhau 10m. Xong việc, cả hai chèo xuồng quay lại bờ Thủ Thiêm.
Hai đồng chí đặc công đẩy xuồng đi hàng cây số tới 12 giờ đêm thì đến được thành tàu. Lúc 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5 năm 1964, hai khối thuốc nổ TNT 80 kg và thuốc nổ C4 được cài xong tại hai vị trí trọng yếu của tàu cách nhau 10m. Xong việc, cả hai chèo xuồng quay lại bờ Thủ Thiêm.
Đúng 3 giờ sang, ngày 02/5/1964, từ phía cảng Sài Gòn xuất hiện tiếng nổ long trời, xé tan màn đêm. Chính phủ Mỹ ban đầu phủ nhận thông tin có tàu chìm ở cảng Sài. Tuy nhiên vụ việc vẫn bị phanh phui, các hãng thông tấn lớn của quốc tế và Sài Gòn đồng loạt đưa tin: “Tàu USS Card bị Việt Cộng đánh đắm trên sông Sài Gòn”.
Đúng 3 giờ sang, ngày 02/5/1964, từ phía cảng Sài Gòn xuất hiện tiếng nổ long trời, xé tan màn đêm. Chính phủ Mỹ ban đầu phủ nhận thông tin có tàu chìm ở cảng Sài. Tuy nhiên vụ việc vẫn bị phanh phui, các hãng thông tấn lớn của quốc tế và Sài Gòn đồng loạt đưa tin: “Tàu USS Card bị Việt Cộng đánh đắm trên sông Sài Gòn”.
Tàu sân bay USS Card bị phá một mảng lớn khoảng 24 m, nghiêng hẳn một bên, chìm xuống sông Sài Gòn. Phía Việt Nam tuyên bố, vụ đánh chìm tàu đã làm chết và bị thương 120 lính Mỹ, phá hủy 23 máy. Phía quân Mỹ xác nhận chỉ có 5 thủy thủ bị chết, nhưng không công bố số bị thương hoặc số lượng vũ khí bị chìm theo con tàu.
Tàu sân bay USS Card bị phá một mảng lớn khoảng 24 m, nghiêng hẳn một bên, chìm xuống sông Sài Gòn. Phía Việt Nam tuyên bố, vụ đánh chìm tàu đã làm chết và bị thương 120 lính Mỹ, phá hủy 23 máy. Phía quân Mỹ xác nhận chỉ có 5 thủy thủ bị chết, nhưng không công bố số bị thương hoặc số lượng vũ khí bị chìm theo con tàu.
Để đỡ mất uy tín nên phía Mỹ quyết định trục vớt tàu USNS Card để sửa chữa. Tới ngày 19/5, tàu USNS Card được vá tạm lỗ thủng và cho nổi trở lại, rồi được kéo sang Philippines và sau đó là qua hẳn Nhật Bản để thay thế các bộ phận bị hư hỏng, rồi quay lại phục vụ vào tháng 12 cùng năm. Tới năm 1970 thì bị cho nghỉ hưu chính thức.
Để đỡ mất uy tín nên phía Mỹ quyết định trục vớt tàu USNS Card để sửa chữa. Tới ngày 19/5, tàu USNS Card được vá tạm lỗ thủng và cho nổi trở lại, rồi được kéo sang Philippines và sau đó là qua hẳn Nhật Bản để thay thế các bộ phận bị hư hỏng, rồi quay lại phục vụ vào tháng 12 cùng năm. Tới năm 1970 thì bị cho nghỉ hưu chính thức.
Việc đánh chìm tàu chiến của Mỹ không chỉ gây thiệt hại về phương tiện chiến tranh mà còn tạo nên cú sốc tâm lý cho Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, đó cũng là sự động viên, khích lệ tinh thần cho quân dân Việt Nam hăng hái chiến đấu.
Việc đánh chìm tàu chiến của Mỹ không chỉ gây thiệt hại về phương tiện chiến tranh mà còn tạo nên cú sốc tâm lý cho Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, đó cũng là sự động viên, khích lệ tinh thần cho quân dân Việt Nam hăng hái chiến đấu.
Chủ tịch Fidel Castro đã gửi tặng Lâm Sơn Náo một khẩu súng ngắn Browning như một lời cổ vũ, ngợi khen chiến sỹ biệt động Việt Nam. (Khẩu súng này hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Chủ tịch Fidel Castro đã gửi tặng Lâm Sơn Náo một khẩu súng ngắn Browning như một lời cổ vũ, ngợi khen chiến sỹ biệt động Việt Nam. (Khẩu súng này hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Sau chiến công, Hồ Chủ tịch và Bộ Chỉ huy Miền đã gửi điện biểu dương các chiến sĩ Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Ba Náo được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba. Để giữ bí mật, tránh địch truy bắt nên mãi đến năm 1974, tại “Đại hội mừng công, chiến sĩ thi đua”, đồng đội mới biết ông Ba Náo chính là người đánh chìm tàu USNS Card.
Sau chiến công, Hồ Chủ tịch và Bộ Chỉ huy Miền đã gửi điện biểu dương các chiến sĩ Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Ba Náo được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba. Để giữ bí mật, tránh địch truy bắt nên mãi đến năm 1974, tại “Đại hội mừng công, chiến sĩ thi đua”, đồng đội mới biết ông Ba Náo chính là người đánh chìm tàu USNS Card.
Để kỷ niệm sự kiện đáng ghi nhớ này, bưu điện nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra một con tem đặc biệt với nội dung: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam 1960-1964. Hàng không mẫu hạm của Mỹ bị đánh đắm ở bến cảng Sài Gòn. Giữa con tem là hình ảnh con tàu USS Card bị nổ. Nguồn ảnh: TL.
Để kỷ niệm sự kiện đáng ghi nhớ này, bưu điện nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra một con tem đặc biệt với nội dung: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam 1960-1964. Hàng không mẫu hạm của Mỹ bị đánh đắm ở bến cảng Sài Gòn. Giữa con tem là hình ảnh con tàu USS Card bị nổ. Nguồn ảnh: TL.
Chiến thuật trực thăng vận với dàn trực thăng UH-1 bay rợp trời của Mỹ ở Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT