Cơ số vũ khí, đạn dược đặc nhiệm Mỹ mang theo khi tham chiến ở Việt Nam

Cơ số vũ khí, đạn dược đặc nhiệm Mỹ mang theo khi tham chiến ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Đặc nhiệm Mỹ tham chiến ở Việt Nam có ba loại vũ khí "quen mặt" nhất đó là súng trường tấn công, súng phóng lựu và súng ngắn...

Một trong những loại vũ khí được đặc nhiệm Mỹ sử dụng nhiều nhất trong  Chiến Tranh Việt Nam đó là súng trường CAR-15. Đây là khẩu súng trường thuộc họ M16, tuy nhiên lại có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với khẩu súng trường tấn công M16 tiêu chuẩn Mỹ trang bị cho bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một trong những loại vũ khí được đặc nhiệm Mỹ sử dụng nhiều nhất trong Chiến Tranh Việt Nam đó là súng trường CAR-15. Đây là khẩu súng trường thuộc họ M16, tuy nhiên lại có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với khẩu súng trường tấn công M16 tiêu chuẩn Mỹ trang bị cho bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, trong khi súng trường M16 có kích thước dài tới hơn một mét, khẩu CAR-15 chỉ có kích thước khoảng 800 mm - một kích thước đủ nhỏ gọn để có thể xoay sở dễ dàng trong rừng rập nhiệt đới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, trong khi súng trường M16 có kích thước dài tới hơn một mét, khẩu CAR-15 chỉ có kích thước khoảng 800 mm - một kích thước đủ nhỏ gọn để có thể xoay sở dễ dàng trong rừng rập nhiệt đới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại súng trường này sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên, tuy nhiên để tránh làm trùng lò xo của hộp tiếp đạn, lính đặc nhiệm Mỹ ở Việt Nam thường chỉ "nhồi" 18 viên vào hộp - số lượng đạn đủ để bóp cò vài lần do khẩu súng này có tốc độ bắn khá cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại súng trường này sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên, tuy nhiên để tránh làm trùng lò xo của hộp tiếp đạn, lính đặc nhiệm Mỹ ở Việt Nam thường chỉ "nhồi" 18 viên vào hộp - số lượng đạn đủ để bóp cò vài lần do khẩu súng này có tốc độ bắn khá cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các đặc nhiệm Mỹ thường mang theo tới 20 hộp tiếp đạn dành cho CAR-15, tương đương với khoảng hơn 600 viên đạn tổng cộng - đủ để họ có thể làm "mưa đạn" dội về phía đối phương khi tháo chạy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các đặc nhiệm Mỹ thường mang theo tới 20 hộp tiếp đạn dành cho CAR-15, tương đương với khoảng hơn 600 viên đạn tổng cộng - đủ để họ có thể làm "mưa đạn" dội về phía đối phương khi tháo chạy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một loại vũ khí khác không thể thiếu của đặc nhiệm và cả lính Mỹ khi chiến đấu ở Việt Nam đó là súng phóng lựu M79. Loại súng phóng lựu này có khả năng bắn cầu vồng vòng qua vật cản, rất thích hợp để cung cấp hoả lực mạnh khi giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một loại vũ khí khác không thể thiếu của đặc nhiệm và cả lính Mỹ khi chiến đấu ở Việt Nam đó là súng phóng lựu M79. Loại súng phóng lựu này có khả năng bắn cầu vồng vòng qua vật cản, rất thích hợp để cung cấp hoả lực mạnh khi giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc nhiệm Mỹ khi được thả vào rừng Trường Sơn có thể sẽ mang theo tới 30 viên đạn phóng lựu M79 hoặc ít nhất khoảng 20 viên. Ngoài ra, mọi lính đặc nhiệm khác đều phải mang từ 10 tới 12 viên đạn loại này để cung cấp cho xạ thủ M79 ngay khi cần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc nhiệm Mỹ khi được thả vào rừng Trường Sơn có thể sẽ mang theo tới 30 viên đạn phóng lựu M79 hoặc ít nhất khoảng 20 viên. Ngoài ra, mọi lính đặc nhiệm khác đều phải mang từ 10 tới 12 viên đạn loại này để cung cấp cho xạ thủ M79 ngay khi cần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lượng đạn lớn như vậy đủ để lính Mỹ có thể tác chiến "thoải mái" nhằm cung cấp hoả lực mạnh khi giao tranh. Nến nhớ rằng, đặc nhiệm Mỹ khi được tung vào Trường Sơn hay Hạ Lào rất khó gọi máy bay cung cấp phi pháo hoặc pháo binh vì chủ yếu nằm ngoài tầm yểm trợ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lượng đạn lớn như vậy đủ để lính Mỹ có thể tác chiến "thoải mái" nhằm cung cấp hoả lực mạnh khi giao tranh. Nến nhớ rằng, đặc nhiệm Mỹ khi được tung vào Trường Sơn hay Hạ Lào rất khó gọi máy bay cung cấp phi pháo hoặc pháo binh vì chủ yếu nằm ngoài tầm yểm trợ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, mỗi lính mang theo súng phóng lựu M79 còn được trang bị hàng chục quả lựu đạn, chủ yếu là lựu đạn nổ mảnh loại M26 hoặc M33. Lựu đạn không những có tác dụng khi chiến đấu mà còn có thể dùng làm bẫy chặn quân giải phóng truy đuổi trên đường chúng rút lui. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, mỗi lính mang theo súng phóng lựu M79 còn được trang bị hàng chục quả lựu đạn, chủ yếu là lựu đạn nổ mảnh loại M26 hoặc M33. Lựu đạn không những có tác dụng khi chiến đấu mà còn có thể dùng làm bẫy chặn quân giải phóng truy đuổi trên đường chúng rút lui. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên M79 không sử dụng được ở tầm gần, người lính mang theo M79 cũng khó có thể xoay sở với một khẩu súng trường tấn công khác bên mình. Vậy nên họ cần một khẩu súng ngắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên M79 không sử dụng được ở tầm gần, người lính mang theo M79 cũng khó có thể xoay sở với một khẩu súng trường tấn công khác bên mình. Vậy nên họ cần một khẩu súng ngắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đó chính là khẩu Colt .45 hay còn có tên gọi M1911 - khẩu súng ngắn được quân đội Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho tới tận... ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đó chính là khẩu Colt .45 hay còn có tên gọi M1911 - khẩu súng ngắn được quân đội Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho tới tận... ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu súng ngắn này được lính đặc nhiệm Mỹ và "lính chuột" - danh từ chỉ những người lính nhỏ con chịu nhiệm vụ chui vào do thám các đường hầm của quân giải phóng - rất ưa chuộng. Một phần cũng là do họ dường như không còn sự lựa chọn nào khác. Nguồn ảnh: Shutter.
Khẩu súng ngắn này được lính đặc nhiệm Mỹ và "lính chuột" - danh từ chỉ những người lính nhỏ con chịu nhiệm vụ chui vào do thám các đường hầm của quân giải phóng - rất ưa chuộng. Một phần cũng là do họ dường như không còn sự lựa chọn nào khác. Nguồn ảnh: Shutter.
Ngoài ra, lính đặc nhiệm Mỹ còn mang theo nhiều trang bị nặng nề khác như điện đài, ống nhòm, lương thực, đồ cứu thương, điện đài khẩn cấp, máy phát tín hiệu,... tính trung bình mỗi đặc nhiệm Mỹ phải mang theo tới 30, 40 kg thậm chí hơn nữa khi được tung vào trận địa của ta để do thám. Nguồn ảnh: Shutter.
Ngoài ra, lính đặc nhiệm Mỹ còn mang theo nhiều trang bị nặng nề khác như điện đài, ống nhòm, lương thực, đồ cứu thương, điện đài khẩn cấp, máy phát tín hiệu,... tính trung bình mỗi đặc nhiệm Mỹ phải mang theo tới 30, 40 kg thậm chí hơn nữa khi được tung vào trận địa của ta để do thám. Nguồn ảnh: Shutter.
Video Lính Mỹ "dúm dó" khi bị pháo binh Việt Nam vùi dập ở Khe Sanh.

GALLERY MỚI NHẤT