7 sự thật mà bạn ít biết về Chiến tranh Việt Nam

7 sự thật mà bạn ít biết về Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Theo cây bút Jem Duducu của tờ Historyextra, dù mang tên Chiến tranh Việt Nam thế nhưng cuộc chiến này lại diễn ra đồng thời trên cả ba nước Đông Dương - bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. 

Chỉ tính riêng trong năm 1971, Mỹ đã rải xuống toàn Việt Nam tổng cộng 800.000 tấn bom đạn các loại. Chưa kể tới hàng nghìn tân chất độc màu da cam được lực lượng này sử dụng trong toàn cuộc chiến. Số lượng bom đạn và chất độc hoá học này tới nay vẫn là vấn đề nhức nhối với người Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Chỉ tính riêng trong năm 1971, Mỹ đã rải xuống toàn Việt Nam tổng cộng 800.000 tấn bom đạn các loại. Chưa kể tới hàng nghìn tân chất độc màu da cam được lực lượng này sử dụng trong toàn cuộc chiến. Số lượng bom đạn và chất độc hoá học này tới nay vẫn là vấn đề nhức nhối với người Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Theo ước tính của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam còn khoảng 1 triệu tấn bom mìn, vật liệu nổ đang nằm trong lòng đất. Khoảng 20% diện tích đất của Việt Nam chịu ô nhiễm bom mìn và hàng năm cuộc chiến với những thứ vũ khí nằm sâu trong lòng đất này vẫn cướp đi sinh mạng của nhiều người, phần lớn là trẻ em - những đứa trẻ sinh ra sau khi cuộc chiến đã kết thúc nhiều chục năm. Nguồn ảnh: BNA.
Theo ước tính của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam còn khoảng 1 triệu tấn bom mìn, vật liệu nổ đang nằm trong lòng đất. Khoảng 20% diện tích đất của Việt Nam chịu ô nhiễm bom mìn và hàng năm cuộc chiến với những thứ vũ khí nằm sâu trong lòng đất này vẫn cướp đi sinh mạng của nhiều người, phần lớn là trẻ em - những đứa trẻ sinh ra sau khi cuộc chiến đã kết thúc nhiều chục năm. Nguồn ảnh: BNA.
Thống kê của các tổ chức quốc tế, từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc tới nay, Việt Nam đã chịu khoảng 100.000 thương vong do bom mìn còn sót lại, trong đó có 40.000 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: QDND.
Thống kê của các tổ chức quốc tế, từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc tới nay, Việt Nam đã chịu khoảng 100.000 thương vong do bom mìn còn sót lại, trong đó có 40.000 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: QDND.
Một trong những sự thật bất ngờ khác mà nhiều người Mỹ không hề biết, đó là dù mang tên  Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tranh này lại diễn biến trên toàn cõi Đông Dương - bao gồm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Historyextra.
Một trong những sự thật bất ngờ khác mà nhiều người Mỹ không hề biết, đó là dù mang tên Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tranh này lại diễn biến trên toàn cõi Đông Dương - bao gồm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Historyextra.
Nhiều tài liệu quốc tế cũng gọi Chiến tranh Việt Nam bằng cái tên khác đó là Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Thậm chí cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba còn bắt đầu từ sau ngày 30/4/1975 và kéo dài tới tận năm 1991 mới chính thức kết thúc. Đông Dương mới chỉ yên tiếng súng được khoảng 28 năm trở lại đây. Nguồn ảnh: Historyextra.
Nhiều tài liệu quốc tế cũng gọi Chiến tranh Việt Nam bằng cái tên khác đó là Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Thậm chí cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba còn bắt đầu từ sau ngày 30/4/1975 và kéo dài tới tận năm 1991 mới chính thức kết thúc. Đông Dương mới chỉ yên tiếng súng được khoảng 28 năm trở lại đây. Nguồn ảnh: Historyextra.
Chiến tranh Việt Nam cũng là một phần không thể thiếu khi nhắc tới... Chiến tranh Lạnh. Thực chất đây được coi là một trong những cuộc chiến tranh uỷ nhiệm nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Historyextra.
Chiến tranh Việt Nam cũng là một phần không thể thiếu khi nhắc tới... Chiến tranh Lạnh. Thực chất đây được coi là một trong những cuộc chiến tranh uỷ nhiệm nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Historyextra.
Chiến tranh Việt Nam cũng chính là nguyên nhân chính khiến nước Mỹ và cả thế giới quên đi sự tồn tại của cuộc... Chiến tranh Triều Tiên - cuộc chiến tranh hay được gọi bằng cái tên oan nghiệt đó là "cuộc chiến bị lãng quên" dù độ thảm khốc của nó cũng không thua kém gì các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Historyextra.
Chiến tranh Việt Nam cũng chính là nguyên nhân chính khiến nước Mỹ và cả thế giới quên đi sự tồn tại của cuộc... Chiến tranh Triều Tiên - cuộc chiến tranh hay được gọi bằng cái tên oan nghiệt đó là "cuộc chiến bị lãng quên" dù độ thảm khốc của nó cũng không thua kém gì các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Historyextra.
Chiến tranh Triều Tiên diễn ra giữa thời gian xảy ra hai cuộc chiến lớn của thế giới đó là Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Việt Nam. Vậy nên ít người quan tâm tới cuộc chiến chỉ kéo dài 3 năm ngắn ngủi này, người ta quan tâm hơn tới một cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại và cuộc chiến dài nhất thế kỷ 20 diễn ra sau đó vài chục năm. Nguồn ảnh: Historyextra.
Chiến tranh Triều Tiên diễn ra giữa thời gian xảy ra hai cuộc chiến lớn của thế giới đó là Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Việt Nam. Vậy nên ít người quan tâm tới cuộc chiến chỉ kéo dài 3 năm ngắn ngủi này, người ta quan tâm hơn tới một cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại và cuộc chiến dài nhất thế kỷ 20 diễn ra sau đó vài chục năm. Nguồn ảnh: Historyextra.
Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến thay đổi nước Mỹ nhiều nhất. Đây là cuộc chiến thảm bại của người Mỹ không chỉ trên mặt trận mà cả trên phương diện truyền thông. Chính việc người dân Mỹ phản chiến đã góp phần không nhỏ vào việc quân đội Mỹ phải rút lui vội vàng khỏi Đông Dương. Nguồn ảnh: Historyextra.
Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến thay đổi nước Mỹ nhiều nhất. Đây là cuộc chiến thảm bại của người Mỹ không chỉ trên mặt trận mà cả trên phương diện truyền thông. Chính việc người dân Mỹ phản chiến đã góp phần không nhỏ vào việc quân đội Mỹ phải rút lui vội vàng khỏi Đông Dương. Nguồn ảnh: Historyextra.
Sau Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã can thiệp nhiều hơn vào ngành truyền thông - một lĩnh vực mà Mỹ từng nổi tiếng là tự do và không có định hướng. Chế độ quân dịch bắt buộc của Mỹ cũng bị huỷ bỏ từ sau cuộc chiến này để có đội quân nhà nghề hơn thay vì những người bị ép đi quân dịch miễn cưỡng. Nguồn ảnh: Historyextra.
Sau Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã can thiệp nhiều hơn vào ngành truyền thông - một lĩnh vực mà Mỹ từng nổi tiếng là tự do và không có định hướng. Chế độ quân dịch bắt buộc của Mỹ cũng bị huỷ bỏ từ sau cuộc chiến này để có đội quân nhà nghề hơn thay vì những người bị ép đi quân dịch miễn cưỡng. Nguồn ảnh: Historyextra.
Hình ảnh quân Mỹ ở Việt Nam ghi lên nóc xe thiết giáp dòng chữ "Tôi đang về nhà" - một trong những bức ảnh nổi tiếng được ghi lại ở Chiến tranh Việt Nam - nơi mà phần lớn binh lính bị ép tham chiến do chế độ quân dịch khi mà nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Nguồn ảnh: Historyextra.
Hình ảnh quân Mỹ ở Việt Nam ghi lên nóc xe thiết giáp dòng chữ "Tôi đang về nhà" - một trong những bức ảnh nổi tiếng được ghi lại ở Chiến tranh Việt Nam - nơi mà phần lớn binh lính bị ép tham chiến do chế độ quân dịch khi mà nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Nguồn ảnh: Historyextra.
Một người da màu biểu tình phản chiến ở Mỹ với dòng chữ có ý nghĩa "Người Việt Nam không phân biệt chủng tộc" - hàm ý phản đối cuộc chiến với những con người xa lạ ở bên kia quả địa cầu vốn dĩ không làm hại gì tới người da màu ở tận Xứ Cờ Hoa. Nguồn ảnh: Historyextra.
Một người da màu biểu tình phản chiến ở Mỹ với dòng chữ có ý nghĩa "Người Việt Nam không phân biệt chủng tộc" - hàm ý phản đối cuộc chiến với những con người xa lạ ở bên kia quả địa cầu vốn dĩ không làm hại gì tới người da màu ở tận Xứ Cờ Hoa. Nguồn ảnh: Historyextra.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ rải chất diệt cỏ xuống Việt Nam trong chiến tranh.

GALLERY MỚI NHẤT