Mỹ sắp triển khai tên lửa tầm xa tới Đức

Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm xa bao gồm hệ thống SM-6 và Tomahawk tới Đức kể từ năm 2026.

Theo hãng tin RT, đây là thông tin trong tuyên bố chung của chính phủ Mỹ và Đức được Nhà Trắng công bố hôm 10/7. Tuyên bố này được đưa ra sau các cuộc đàm phán giữa giới chức Mỹ và Đức tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington.
Các hệ thống vũ khí được Mỹ triển khai tới Đức sẽ bao gồm tên lửa phòng không SM-6 có tầm bắn 460km, và tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn hơn 2.500km.
My sap trien khai ten lua tam xa toi Duc
Mỹ phóng thử tên lửa Tomahawk. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ 
Nhà Trắng cho hay, “các loại vũ khí siêu vượt âm đang phát triển” cũng sẽ được đặt ở Đức, và sẽ có “tầm bắn xa hơn nhiều so với các tên lửa phóng từ mặt đất đang hiện diện ở châu Âu”. Song cho tới nay, Mỹ vẫn chưa chế tạo thành công vũ khí siêu vượt âm.
Các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.500km đã bị cấm trên lãnh thổ châu Âu theo Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được ký kết vào năm 1987. Cùng với các Hiệp ước START-I và START-II, Hiệp ước INF đã giúp làm giảm căng thẳng hạt nhân ở châu Âu, sau khi phương Tây và Liên Xô cũ suýt tiến đến chiến tranh hạt nhân sau cuộc tập trận quân sự Able Archer của NATO vào năm 1983.
Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 trước cáo buộc một số tên lửa hành trình của Nga đã vi phạm thỏa thuận. Moscow đã lên tiếng phủ nhận. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Donald Trump rằng việc hủy bỏ hiệp ước sẽ “gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất”.
Vào tháng 9/2023, các lực lượng Mỹ và Đan Mạch đã thực hành huấn luyện cùng tên lửa SM-6. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đã triển khai hệ thống vũ khí Typhon có thể bắn cả tên lửa SM-6 và Tomahawk tới Philippines hồi tháng 4.

Xung đột Nga-Ukraine, vũ khí giá rẻ mới là chìa khóa thắng bại

8.000 tên lửa của Nga đã sử dụng ở chiến trường Ukraine nhắc nhở, đừng quá sùng bái tên lửa hay vũ khí công nghệ cao, mà chính vũ khí giá rẻ mới là chìa khóa thắng bại của cuộc chiến.

Xung dot Nga-Ukraine, vu khi gia re moi la chia khoa thang bai

Ngày 19/1 vừa qua, Nga đã triệu đại sứ Pháp tại Moscow để chính thức phản đối việc Pháp "ngày càng can dự" vào cuộc xung đột Nga-Ukraine. Pháp trước đây đã hỗ trợ Ukraine hơn 40 tên lửa tầm xa và hơn 600 quả bom; đồng thời ngày càng tích cực hỗ trợ Ukraine.

Sau nhiều lần “vồ trượt”, Nga đã tiêu diệt được hỏa thần HIMARS

Cuối cùng Quân đội Nga đã hoàn thành mục tiêu phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine sau rất nhiều lần "vồ trượt". Điều này được ghi lại bằng hình ảnh “rõ ràng, sắc nét”.

Sau nhieu lan

Ngày 5/3/2024, Quân đội Nga lần đầu tiên công bố “hình ảnh rõ nét” về bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine bị phá hủy. Vũ khí để Quân đội Nga sử dụng trong cuộc tấn công chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander sử dụng đầu đạn chùm.

Cận cảnh nhà chứa máy bay Nga đang xây cách biên giới Ukraine 300 km

Quân đội Nga đã bắt đầu xây dựng một loạt nhà chứa máy bay mới nhằm bảo vệ tài sản quân sự trước mối đe dọa tiềm tàng của máy bay không người lái tấn công và tên lửa mang đầu đạn chùm.

Theo các hình ảnh vệ tinh, việc xây dựng nhà chứa máy bay được Nga thực hiện ở sân bay Marinovka, vùng Volgograd, cách biên giới với Ukraine khoảng 300 km.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy 12 nhà chứa máy bay mới, có thể được dùng làm nơi trú ẩn cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 và cường kích - ném bom Su-34.

Đọc nhiều nhất

Tin mới