Sau nhiều lần “vồ trượt”, Nga đã tiêu diệt được hỏa thần HIMARS

Sau nhiều lần “vồ trượt”, Nga đã tiêu diệt được hỏa thần HIMARS

Cuối cùng Quân đội Nga đã hoàn thành mục tiêu phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine sau rất nhiều lần "vồ trượt". Điều này được ghi lại bằng hình ảnh “rõ ràng, sắc nét”.

Ngày 5/3/2024,  Quân đội Nga lần đầu tiên công bố “hình ảnh rõ nét” về bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine bị phá hủy. Vũ khí để Quân đội Nga sử dụng trong cuộc tấn công chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander sử dụng đầu đạn chùm.
Ngày 5/3/2024, Quân đội Nga lần đầu tiên công bố “hình ảnh rõ nét” về bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine bị phá hủy. Vũ khí để Quân đội Nga sử dụng trong cuộc tấn công chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander sử dụng đầu đạn chùm.
Trong hình ảnh do máy bay không người lái Nga ghi lại, bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine đã được nạp đạn, sẵn sàng khai hỏa và bị trúng đầu đạn chùm của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.
Trong hình ảnh do máy bay không người lái Nga ghi lại, bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine đã được nạp đạn, sẵn sàng khai hỏa và bị trúng đầu đạn chùm của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.
Đây cũng là bằng chứng trực quan rõ ràng đầu tiên cho thấy, Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine, kể từ khi loại vũ khí này được Mỹ viện trợ và đưa vào chiến đấu trên chiến trường Ukraine từ tháng 7/2022.
Đây cũng là bằng chứng trực quan rõ ràng đầu tiên cho thấy, Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine, kể từ khi loại vũ khí này được Mỹ viện trợ và đưa vào chiến đấu trên chiến trường Ukraine từ tháng 7/2022.
Mặc dù Quân đội Nga trước đó tuyên bố đã phá hủy “nhiều” bệ phóng tên lửa HIMARS của Ukraine, nhưng đây là cảnh quay bệ phóng HIMARS đầu tiên được xác nhận chính thức bị phá hủy. Trước đây chỉ có hình ảnh bệ phóng HIMARS bị phá hỏng và được chuyển về Mỹ để sửa chữa.
Mặc dù Quân đội Nga trước đó tuyên bố đã phá hủy “nhiều” bệ phóng tên lửa HIMARS của Ukraine, nhưng đây là cảnh quay bệ phóng HIMARS đầu tiên được xác nhận chính thức bị phá hủy. Trước đây chỉ có hình ảnh bệ phóng HIMARS bị phá hỏng và được chuyển về Mỹ để sửa chữa.
Quân đội Nga có thể sử dụng UAV trinh sát kết hợp với tên lửa đạn đạo chiến thuật để tấn công bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS, điều này cho thấy họ đã nâng cấp độ sâu trinh sát, đặc biệt là chỉ huy, dẫn đường và có thể tiêu diệt mục tiêu ngay khi phát hiện.
Quân đội Nga có thể sử dụng UAV trinh sát kết hợp với tên lửa đạn đạo chiến thuật để tấn công bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS, điều này cho thấy họ đã nâng cấp độ sâu trinh sát, đặc biệt là chỉ huy, dẫn đường và có thể tiêu diệt mục tiêu ngay khi phát hiện.
Thời gian phóng đạn của hệ thống HIMARS rất ngắn, nếu Quân đội Nga không chuẩn bị trước thì sẽ quá muộn để phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Lần này, Quân đội Nga rõ ràng đã kiểm soát được thông tin về mục tiêu và tên lửa Iskander của Nga kịp lao đến, khi HIMARS chưa cả kịp phóng đạn.
Thời gian phóng đạn của hệ thống HIMARS rất ngắn, nếu Quân đội Nga không chuẩn bị trước thì sẽ quá muộn để phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Lần này, Quân đội Nga rõ ràng đã kiểm soát được thông tin về mục tiêu và tên lửa Iskander của Nga kịp lao đến, khi HIMARS chưa cả kịp phóng đạn.
UAV trinh sát của Nga đã ghi lại toàn bộ cuộc tấn công, cho thấy trận địa của HIMARS bố trí thực sự cách tiền tuyến không xa. Câu hỏi đặt ra là tại sao cả Nga và Ukraine thường bố trí trận địa ở nơi dễ thấy bên ngoài rừng, mà không hề ngụy trang? Rõ ràng cả hai bên đều chủ quan và đánh giá thấp đối phương.
UAV trinh sát của Nga đã ghi lại toàn bộ cuộc tấn công, cho thấy trận địa của HIMARS bố trí thực sự cách tiền tuyến không xa. Câu hỏi đặt ra là tại sao cả Nga và Ukraine thường bố trí trận địa ở nơi dễ thấy bên ngoài rừng, mà không hề ngụy trang? Rõ ràng cả hai bên đều chủ quan và đánh giá thấp đối phương.
Đánh giá kết quả đến thời điểm hiện tại, tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine đã tiêu diệt hàng nghìn quân Nga, hàng trăm thiết bị bọc thép, phương tiện vận tải,... Có thể nói, bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS là “hung thần” của Quân đội Nga trên chiến trường.
Đánh giá kết quả đến thời điểm hiện tại, tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine đã tiêu diệt hàng nghìn quân Nga, hàng trăm thiết bị bọc thép, phương tiện vận tải,... Có thể nói, bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS là “hung thần” của Quân đội Nga trên chiến trường.
Trên thực tế, tên lửa HIMARS của Ukraine có bắn trúng được mục tiêu là nhờ hệ thống tình báo và kiểm soát chiến trường của Mỹ và NATO; đó là những bộ óc và con mắt của chiến tranh hiện đại. HIMARS là loại vũ khí gần như lạc hậu, nhưng nó đã trở nên rất mạnh nhờ hệ thống trinh sát của phương Tây.
Trên thực tế, tên lửa HIMARS của Ukraine có bắn trúng được mục tiêu là nhờ hệ thống tình báo và kiểm soát chiến trường của Mỹ và NATO; đó là những bộ óc và con mắt của chiến tranh hiện đại. HIMARS là loại vũ khí gần như lạc hậu, nhưng nó đã trở nên rất mạnh nhờ hệ thống trinh sát của phương Tây.
Mỹ cũng không có nhiều hệ thống HIMARS để viện trợ cho Ukraine, đạn dẫn đường dùng cho HIMARS cũng rất đắt đỏ; ngoài ra đạn của HIMARS có tầm bắn cũng không phải quá lớn (với tên lửa dẫn đường M31 tầm bắn tối đa là 80km). Nên đây là điểm yếu của hệ thống HIMARS.
Mỹ cũng không có nhiều hệ thống HIMARS để viện trợ cho Ukraine, đạn dẫn đường dùng cho HIMARS cũng rất đắt đỏ; ngoài ra đạn của HIMARS có tầm bắn cũng không phải quá lớn (với tên lửa dẫn đường M31 tầm bắn tối đa là 80km). Nên đây là điểm yếu của hệ thống HIMARS.
Mặt khác, bệ phóng và đạn cho hệ thống HIMARS đều rất đắt và không thể dùng như đạn pháo thường trên chiến trường. Nhưng khách quan đánh giá, nếu không có tên lửa HIMARS của Mỹ viện trợ, thì Quân đội Ukraine sẽ không thể đạt được kết quả to lớn trên chiến trường như vậy.
Mặt khác, bệ phóng và đạn cho hệ thống HIMARS đều rất đắt và không thể dùng như đạn pháo thường trên chiến trường. Nhưng khách quan đánh giá, nếu không có tên lửa HIMARS của Mỹ viện trợ, thì Quân đội Ukraine sẽ không thể đạt được kết quả to lớn trên chiến trường như vậy.
Lấy ngay thành tích của hệ thống HIMARS đạt được trên chiến trường Ukraine trong năm 2024 làm minh chứng. Vào ngày 5/3, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga bị hai tên lửa HIMARS tấn công, khiến 19 binh sĩ Nga thiệt mạng và 12 người khác bị thương; trong đó có Trung tá Roman Koru, chỉ huy phó của Lữ đoàn thiệt mạng.
Lấy ngay thành tích của hệ thống HIMARS đạt được trên chiến trường Ukraine trong năm 2024 làm minh chứng. Vào ngày 5/3, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga bị hai tên lửa HIMARS tấn công, khiến 19 binh sĩ Nga thiệt mạng và 12 người khác bị thương; trong đó có Trung tá Roman Koru, chỉ huy phó của Lữ đoàn thiệt mạng.
Vào ngày 4/3, sở chỉ huy của Trung đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 70 của Nga đã bị tên lửa HIMARS bắn trúng ở khu vực Zaporozhye. Được biết có tới 200 người có mặt tại hiện trường khi bị tấn công; trong đó có nhiều sĩ quan và chỉ huy.
Vào ngày 4/3, sở chỉ huy của Trung đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 70 của Nga đã bị tên lửa HIMARS bắn trúng ở khu vực Zaporozhye. Được biết có tới 200 người có mặt tại hiện trường khi bị tấn công; trong đó có nhiều sĩ quan và chỉ huy.
Vào tháng 2 vừa qua, quân Ukraine đã sử dụng tên lửa HIMARS tấn công vào một khu tập trung lính bộ binh Nga, tại một doanh trại huấn luyện của Sư đoàn bộ binh 328 và Lữ đoàn thủy quân lục chiến cận vệ độc lập số 810, khiến nhiều người chết và bị thương.
Vào tháng 2 vừa qua, quân Ukraine đã sử dụng tên lửa HIMARS tấn công vào một khu tập trung lính bộ binh Nga, tại một doanh trại huấn luyện của Sư đoàn bộ binh 328 và Lữ đoàn thủy quân lục chiến cận vệ độc lập số 810, khiến nhiều người chết và bị thương.
Ngày 30/1, giới chức Nga thông báo, một tiệm bánh ở thành phố Lisichansk, vùng Luhansk đã bị trúng đạn tên lửa từ hệ thống HIMARS của Ukraine và thị trưởng Lisichansk thân Nga cũng thiệt mạng trong vụ tấn công.
Ngày 30/1, giới chức Nga thông báo, một tiệm bánh ở thành phố Lisichansk, vùng Luhansk đã bị trúng đạn tên lửa từ hệ thống HIMARS của Ukraine và thị trưởng Lisichansk thân Nga cũng thiệt mạng trong vụ tấn công.
Vào tháng 1, Quân đội Ukraine đã sử dụng bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS để tấn công trung tâm điều khiển máy bay cảm tử FPV của Quân đội Nga ở vùng Ilovaisk thuộc tỉnh Donetsk, khiến 25 người điều khiển máy bay cảm tử FPV của Nga thiệt mạng.
Vào tháng 1, Quân đội Ukraine đã sử dụng bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS để tấn công trung tâm điều khiển máy bay cảm tử FPV của Quân đội Nga ở vùng Ilovaisk thuộc tỉnh Donetsk, khiến 25 người điều khiển máy bay cảm tử FPV của Nga thiệt mạng.
Mỹ đã cung cấp đạn chùm 155mm và đạn bi thép cho tên lửa của hệ thống HIMARS, gây sát thương lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần binh lính Nga. Mỗi lần HIMARS phóng tên lửa, là quân Nga bị thiệt hại lớn.
Mỹ đã cung cấp đạn chùm 155mm và đạn bi thép cho tên lửa của hệ thống HIMARS, gây sát thương lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần binh lính Nga. Mỗi lần HIMARS phóng tên lửa, là quân Nga bị thiệt hại lớn.
Nhưng do đạn tên lửa cho hệ thống HIMARS có số lượng hạn chế, nên Ukraine không thể sử dụng rộng rãi. Trên thực tế, các vụ tập kích của Ukraine dùng tên lửa HIMARS gây thiệt hại, đều do quân Nga chủ quan, tập trung thành đám đông. Nếu quân Nga phân tán và có hầm hào, đạn HIMARS cũng khó có thể làm gì, vì khả năng công phá của đầu đạn hạn chế.
Nhưng do đạn tên lửa cho hệ thống HIMARS có số lượng hạn chế, nên Ukraine không thể sử dụng rộng rãi. Trên thực tế, các vụ tập kích của Ukraine dùng tên lửa HIMARS gây thiệt hại, đều do quân Nga chủ quan, tập trung thành đám đông. Nếu quân Nga phân tán và có hầm hào, đạn HIMARS cũng khó có thể làm gì, vì khả năng công phá của đầu đạn hạn chế.
Hiện tại, khoảng cách giữa sức mạnh của quân Ukraine với sức mạnh tấn công của không quân và Quân đội Nga là quá lớn. Việc thiếu đạn pháo trong giai đoạn này khiến Ukraine rất khó khăn khi cầm chân quân Nga. Do vậy họ phải “chắt chiu” vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa HIMARS, để hỗ trợ và tiêu hao lực lượng của Nga.
Hiện tại, khoảng cách giữa sức mạnh của quân Ukraine với sức mạnh tấn công của không quân và Quân đội Nga là quá lớn. Việc thiếu đạn pháo trong giai đoạn này khiến Ukraine rất khó khăn khi cầm chân quân Nga. Do vậy họ phải “chắt chiu” vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa HIMARS, để hỗ trợ và tiêu hao lực lượng của Nga.
Nhưng cũng từ việc phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine, có thể thấy khả năng thu thập thông tin tình báo và khả năng tấn công nhanh trên mặt trận của Quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể và có thể họ sẽ dần loại bỏ được “hung thần” này của Ukraine trên chiến trường (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, Sina).
Nhưng cũng từ việc phá hủy bệ phóng tên lửa tầm xa HIMARS của Ukraine, có thể thấy khả năng thu thập thông tin tình báo và khả năng tấn công nhanh trên mặt trận của Quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể và có thể họ sẽ dần loại bỏ được “hung thần” này của Ukraine trên chiến trường (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, Sina).

GALLERY MỚI NHẤT