Mỹ-Iran: Được, mất gì sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử?

(Kiến Thức) - Việc hoàn tất thỏa thuận hạt nhân lịch sử khiến Mỹ và Iran đều giành được những lợi thế đáng kể nhưng cũng phải nhượng bộ khá nhiều.

Mỹ-Iran: Được, mất gì sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử?
My-Iran: Duoc, mat gi sau thoa thuan hat nhan lich su?
Đại diện Iran và P5+1 cùng EU sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Hãng ABCNews đã đánh giá về những được, mất của hai bên trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử này:

Mỹ:

Điều quan trọng nhất đối với Mỹ là việc Iran chấp thuận từ bỏ hầu hết chương trình hạt nhân của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể chế tạo được bom hạt nhân trong vòng ít nhất một năm.
Theo đó, Iran sẽ cắt giảm số lượng máy ly tâm hạt nhân của nước này từ 19.000 xuống còn chưa đầy 6.100 trong vòng 10 năm tới. Số lượng máy ly tâm bị cắt giảm sẽ được gửi đến kho giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Ngoài ra, Iran cũng chấp thuận giảm kho dự trữ urani đã được làm giàu tới 98% và ngừng mọi hoạt động làm giàu urani trong tương lai. Số urani được làm giàu sẽ được bán hoặc phân hủy.
Nhà máy hạt nhân nước nặng Arak của Iran sẽ được thiết kế lại để ngăn ngừa khả năng nước này có thể chế tạo vũ khí hạt nhân tại đó. Iran sẽ chuyển những thanh nhiên liệu ra khỏi nhà máy này và cam kết sẽ không xây dựng thêm bất kỳ nhà máy hạt nhân nước nặng nào nữa.
Trong khi đó, nhà máy hạt nhân Fordow sẽ được chuyển thành trung tâm nghiên cứu về vật lý và công nghệ hạt nhân.
Mỹ khẳng định, nếu Iran phá vỡ các cam kết của mình thì mọi lệnh cấm vận sẽ được áp đặt trở lại ngay lập tức.

Iran:

Điều quan trọng nhất mà Tehran mong muốn chính là việc Quốc hội Mỹ không thể “lật lại” thỏa thuận này.
Điều này là bởi, dù có tới 60 ngày để xem xét thỏa thuận mà Iran đạt được với Mỹ, Quốc hội Mỹ không có quyền sửa đổi các điều khoản trong đó.
Nếu Quốc hội Mỹ muốn ngăn trở thỏa thuận này, họ sẽ cần tới 2/3 số nghị sĩ bỏ phiếu thông qua để tránh bị Tổng thống Obama áp đặt quyền phủ quyết.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 14/7 đã khẳng định, ông không nghĩ rằng Quốc hội Mỹ sẽ làm điều này. Tuy nhiên, rất có thể, Đảng Cộng hòa sẽ “vạch từng điều khoản” trong thỏa thuận này để chứng tỏ đây là một thỏa thuận không có lợi cho Mỹ.
Điều Iran hài lòng nhất trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Mỹ là việc Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào nước này. Một khi Iran chứng tỏ rằng mình đã thực hiện đúng cam kết dỡ bỏ các máy ly tâm hạt nhân và phân hủy hoặc bán số uranium làm giàu của mình, mọi lệnh trừng phạt kinh tế với Iran, trong đó có khoản tiền lên đến hơn 100 tỷ USD của nước này bị phong tỏa, sẽ được dỡ bỏ. Đây có thể được coi là động lực chính trong nỗ lực đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử của Iran.
Giới quan sát cho rằng, việc Iran chấp thuận để các thanh sát viên vào thị sát các địa điểm quân sự của mình là một chiến thắng cho Iran. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc có thể yêu cầu tiếp cận các địa điểm nói trên, tuy nhiên, điều này không thể đạt được “một sớm một chiều”.
Điều này là bởi, yêu cầu thị sát của các thanh sát viên sẽ phải được một ủy ban ban gồm đại diện của Iran và nhóm P5+1 chấp thuận. Việc xem xét chấp thuận yêu cầu này có thể kéo dài tới 24 ngày, quá đủ để Iran che dấu những hành vi vi phạm (nếu có).
Một thắng lợi nữa của Iran chính là việc các lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào nước này sẽ dần được dỡ bỏ. Thỏa thuận hạt nhân lịch sử nêu rõ, 5 năm nữa, Iran sẽ được phép mua hoặc bán các loại vũ khí truyền thống trên thị trường quốc tế và 8 năm nữa, nước này sẽ được phép mua hoặc bán tên lửa đạn đạo.
Lệnh cấm vận vũ khí chính là “điểm nghẽn” trong các cuộc đàm phán giữa Iran và P5+1 và Iran không ít lần yêu cầu phải dỡ bỏ lệnh cấm vận này.
Ngoài ra, Iran vẫn có quyền tiếp tục nghiên cứu và phát triển một số phần trong chương trình hạt nhân của nước này. Dù vẫn có những giới hạn nhất định nhưng ít nhất Iran vẫn được tiến hành các hoạt động làm giàu urani vì mục đích hòa bình.

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq

(Kiến Thức) - Chỉ có cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Mỹ  mới có thể “đảo ngược tình thế” trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq
Đó là nhận định của một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải, trong đó tái khẳng định rằng để cứu Iraq, quân đội Mỹ cần cộng tác với Iran.
Vệ binh Cách mạng Iran trên tuyến đầu chống IS

Toan tính của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Có một thực tế là Damascus và Baghdad đang bị phiến quân IS đe dọa và chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo hiện hành của Mỹ đã bị “mất thiêng”.

Toan tính của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS
Theo trang mạng DEBKAfile của  Israel, việc Tổng thống Obama cho rằng có thể đánh bại phiến quân IS bằng công thức “Không  quân Mỹ + Các lực lượng địa phương” đã bị biến thành ảo tưởng. Cũng ảo tưởng không kém là mưu toan dựa vào Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran để ngăn chặn đà tiến của Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông.
Toan tinh cua My va Iran trong cuoc chien chong IS
Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Barack Obama.

Niềm tin chiến thắng của Washington dường như đã bị xói mòn, trong khi Tehran cũng không mấy mặn mà với việc vô tình trở thành “đội quân đánh bộ” của Mỹ ở Iraq.

Khủng hoảng lãnh đạo Malaysia: Ba kịch bản có thể xảy ra

(Kiến Thức) - Sau khi bị Wall Street Journal cáo buộc "biển thủ" 700 triệu USD công quĩ, Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ phải đối mặt với ba kịch bản sau đây.

Khủng hoảng lãnh đạo Malaysia: Ba kịch bản có thể xảy ra
Về vụ Wall Street Journal cáo buộc Thủ tướng Malaysia biển thủ 700 triệu USD công quĩ, Phó Thủ tướng gọi cáo buộc này là “rất nghiêm trọng”. Phe đối lập đã kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tương lai của Thủ tướng Najib Razak.
Khung hoang lanh dao Malaysia: Ba kich ban co the xay ra
Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
Dưới đây là ba kịch bảnThủ tướng Najib Razak có thể sẽ phải đối mặt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.