Mỹ đang chuẩn bị chiến dịch quân sự mới ở Syria?

(Kiến Thức) - Thay vì kết thúc cuộc khủng hoảng người tị nạn bằng giải pháp hòa bình, Tổng thống Obama  lại kêu gọi Quốc hội Mỹ chuẩn thuận chiến dịch quân sự ở Syria.

Mỹ đang chuẩn bị chiến dịch quân sự mới ở Syria?
Đó là nhận định của học giả người Mỹ đồng thời là nhà hoạt động nghiệp đoàn Shamus Cooke
My dang chuan bi chien dich quan su moi o Syria?
Tổng thống Obama sắp tung ra một chiến dịch mới ở Syria?
Ông Shamus Cooke nói trong khi Nga một lần nữa đề xuất nối lại đàm phán hòa bình ở Syria nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama "ráo riết thúc đẩy" một chiến dịch quân sự mới ở Syria.
Trong một bài báo đăng trên Global Research, tác giả  Shamus Cooke  viết: "Chiến tranh đã tạo ra làn sóng người tị nạn ... Công chúng yêu cầu ‘phải làm cái gì đó’ để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn. Và bây giờ tình cảm này đang bị chính quyền Obama  khai thác bằng cách tập trung sức lực vào chiến tranh”.
Học giả Cooke nhấn mạnh rằng công chúng Mỹ  hầu như không biết gì về việc chính quyền Obama chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự mới, chủ yếu vì vì vấn đề này không được chú ý bởi giới truyền thông Mỹ quan tâm theo dõi.
Nghị quyết mới của Thượng viện Mỹ, do Tổng thống Obama yêu cầu, cho phép Mỹ một khoảng thời gian “90 ngày" cho cuộc tấn công ở Syria. Cho đến nay, Lầu Năm Góc đang phát động một chiến dịch chống lại cả  Nhà nước Hồi giáo (IS) và chính phủ dân cử của Tổng thống Bashar al-Assad.
Nhà hoạt động nghiệp đoàn Shamus Cooke  nói:  "Cuộc chiến tranh đang diễn ra nhanh chóng và trong im lặng. Australia đã tuyên bố sẽ bắt đầu ném  bom ở Syria, trong khi các phương tiện truyền thông Anh cũng đã bắt đầu lại cuộc tranh luận về sự can dự của nước này".
Trong mấy  năm qua, Chính phủ Mỹ đã thực hiện Chương trình trang bị vũ khí và huấn luyện cái gọi là quân nổi dậy Syria "ôn hòa”  và nhắm mắt làm ngơ trước thực tế rằng các nhà tài trợ tư nhân vùng Vịnh giàu có đã ngang nhiên tài trợ cho chi nhánh al-Qaeda và những kẻ cực đoan ở Trung Đông nhằm lật đổ chính phủ Syria.
Cộng đồng thế giới đang đòi hỏi có một giải pháp hòa bình ở Syria, vì các chiến dịch quân sự chắc chắn sẽ dẫn đến một làn sóng tiếp theo của những người tị nạn đổ vào Châu Âu.
Theo ông Cooke, Obama "phải chấp nhận" kế hoạch hòa bình mà phía Nga đề xuất và phải yêu cầu các đồng minh Trung Đông chấm dứt cung cấp  súng đạn, tiền bạc và chiến binh... gián tiếp tăng cường sức mạnh của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Hơn nữa, Mỹ cần mở biên giới để đón  hàng trăm ngàn người tị nạn Syria, những "nạn nhân trực tiếp" của chính sách đối ngoại  vô trách nhiệm của Washington đối với khu vực.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS

(Kiến Thức) - Nhà báo Israel Avigdor Eskin cho rằng cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga, nước có mối quan hệ lịch sử với cả Syria lẫn Iraq.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS
Phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Eskin cũng nói rằng chỉ có các cường quốc khu vực mới có thể thực sự đánh bại các mối đe dọa khủng bố.
Khong co su ho tro cua Nga, khong the danh bai IS
Avigdor Eskin: Cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga.
Bình luận về sự can dự tiềm tàng của lục quân  Mỹ ở Iraq, nhà báo Eskin lưu ý rằng người dân ở khu vực Trung Đông "sợ sự can dự của Mỹ”. Ông nói thêm người dân ở khu vực này hẳn còn nhớ đến “đất nước Iraq ổn định cách đây 20 năm” và họ cũng đang chứng kiến đất nước Libya đã trở nên tồi tệ hơn sau cuộc can thiệp quân sự của NATO.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Assad hiện đang bị tấn công ở cả phía bắc lẫn phía nam và điều này cho thấy Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria
My can thiep rat sau vao cuoc noi chien Syria
Lính Mỹ bên giếng dầu bốc cháy ở miền nam Iraq.
Ngày 17/6, cánh quân nổi dậy Jaysh Hermon (Quân đội Hermon) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng quân đội Syria trong các khu vực Quneitra và Hermon giáp Israel. Mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh chiếm đại bản doanh của Lữ đoàn 68 ở Khan al-Shih, một lữ đoàn có nhiệm vụ trấn giữ đường cao tốc Quneitra-Damascus. Mục đích của cuộc tấn công lớn này là khai thông con đường từ ngoại ô phía nam của Damascus đến phía tây Ghouta và từ đó bao vây quân chính phủ bảo vệ thủ đô Damascus.
Nếu Quân đội Hermon đạt được mục tiêu này và lặp lại thành công tháng trước của “Đạo quân Chinh phục” đánh chiếm phần lớn phía bắc tỉnh Idlib, cuộc nội chiến Syria sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria, với việc ra lệnh cho quân đội chuẩn bị vượt biên thành lập “vùng đệm an ninh” bên trong lãnh thổ Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria
Bị cáo buộc mưu toan xâu xé Syria, cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Jordan đều viện dẫn lý do chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo, chống chế độ Assad và ngăn chặn dòng người tị nạn. Trên thực tế, hai bên đều có những mục tiêu riêng không tiện nói ra.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria
Các vùng đệm mà Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan lên kế hoạch thiết lập bên trong lãnh thổ Syria.
Theo Debkafile, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị 18.000 quân để thiết lập một vùng đệm ở miền bắc Syria và sử dụng lực lượng không quân để áp đặt một vùng cấm đối với máy bay của Syria. Nguồn tin Trung Đông của Debkafile báo cáo rằng quân đội Jordan cũng đã sẵn sàng để vượt biên vào miền nam Syria. Có tin nói Jordan và Israel đã lên kế hoạch yểm trợ không quân chung và tạo ra một vùng cấm bay khác ở miền nam Syria.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.