Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria, với việc ra lệnh cho quân đội chuẩn bị vượt biên thành lập “vùng đệm an ninh” bên trong lãnh thổ Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria
Bị cáo buộc mưu toan xâu xé Syria, cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Jordan đều viện dẫn lý do chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo, chống chế độ Assad và ngăn chặn dòng người tị nạn. Trên thực tế, hai bên đều có những mục tiêu riêng không tiện nói ra.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria
Các vùng đệm mà Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan lên kế hoạch thiết lập bên trong lãnh thổ Syria.
Theo Debkafile, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị 18.000 quân để thiết lập một vùng đệm ở miền bắc Syria và sử dụng lực lượng không quân để áp đặt một vùng cấm đối với máy bay của Syria. Nguồn tin Trung Đông của Debkafile báo cáo rằng quân đội Jordan cũng đã sẵn sàng để vượt biên vào miền nam Syria. Có tin nói Jordan và Israel đã lên kế hoạch yểm trợ không quân chung và tạo ra một vùng cấm bay khác ở miền nam Syria.
Những hành động xâm lược này đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin ra tuyên bố cam kết ủng hộ chế độ Assad. Ngày  29/6, Tổng thống Putin đã mời Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem đến  Điện Kremlin, khi ông này đang hội đàm với  Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.Tổng thống Putin nói với Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem rằng “chính sách của Nga hỗ trợ ban lãnh đạo và nhân dân Syria là không hề thay đổi”.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria-Hinh-2
Tổng thống Putin nói với Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem rằng “chính sách của Nga hỗ trợ ban lãnh đạo và nhân dân Syria là không hề thay đổi”.  
Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo các chính phủ phương Tây rằng Liên bang Nga chống lại mọi hành động can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến Syria hoặc bất kỳ nỗ lực nào nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Ông Putin cũng cảnh báo rằng nếu quân đội nước ngoài tiến vào Syria, Moscow sẽ đáp trả bằng hành động thực tế.
Tuy không nêu cụ thể  những hành động đang được cân nhắc, nhưng  Liên bang Nga có trong tay nhiều sự lựa chọn: Các lực lượng  Hải quân và thủy quân lục chiến Nga ở Địa Trung Hải và Biển Đen có thể đến Syria trong thời gian ngắn. Căn cứ không quân ở phía nam của Nga cũng đủ gần để can thiệp vào vùng cấm bay được thiết lập trên không phận Syria.
Can thiệp quân sự từ bên ngoài vào cuộc nội chiến Syria cũng có thể là một chủ đề hàng đầu trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/6 vừa qua. Thông cáo tại Moscow và Washington đều nhắc đến "tình huống nguy hiểm" ở Syria. Hai vị tổng thống cũng thảo luận về triển vọng đàm phán hạt nhân với Iran và xem ra hai vấn đề này có quan hệ với nhau.
Nhà Trắng sau đó nói rằng Tổng thống Obama đã nhấn mạnh sự cần thiết về việc các cường quốc thế giới có lập trường thống nhất trong các cuộc đàm phán với Iran.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria-Hinh-3
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã ra lệnh cho các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến vào Syria.
Các nguồn tin ở Ankara cho biết Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã ra lệnh cho các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến vào  Syria, mặc dù điều này chưa được xác nhận. Việc có nguồn tin  sử dụng thuật ngữ "sự can thiệp của phương Tây" cho thấy rằng Mỹ và NATO đang tham gia vào sáng kiến lập “vùng cấm bay” và “vùng đệm an ninh” trong lãnh thổ Syria của Thổ Nhĩ Kỳ. Các phi đội không quân Mỹ đồn trú ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ có thể yểm trợ cho chiến dịch này.
Nguồn tin phương Tây và Trung Đông báo cáo rằng kế hoạch của Jordan đòi hỏi một hoạt động chung với lực lượng nổi dậy Syria để cắt ra một khu vực an ninh ở miền nam Syria chạy từ Jabal Druze và Suwayda ở phía đông qua thị trấn Deraa đến ngã tư của biên giới giáp Jordan-Syria-Israel.
Giao tranh dữ dội đã diễn ra ở khu vực này, khi các lực lượng phiến quân đánh nhau với các lực lượng Hezbollah-Syria trong một nỗ lực đánh chiếm miền nam Syria. Chính vì vậy mà cho đến nay, kế hoạch thiết lập “vùng đệm” và “vùng cấm bay” trong lãnh thổ Syria chưa được thực hiện.
Vấn đề người tị nạn đến từ Syria là một gánh nặng lớn đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ  và Jordan. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có hai triệu người tị nạn Syria, còn Jordan có hơn một triệu rưỡi. Ngăn chặn dòng người tị nạn đổ vào có lẽ là một trong những mục tiêu dẫn đến thiết lập các “vùng đệm” ở bên trong lãnh thổ Syria.

Chùm ảnh bốn năm xung đột ác liệt ở Syria

(Kiến Thức) - Xung đột vũ trang ở Syria đã gây ra thiệt hại khổng lồ cả về người lẫn của trong suốt bốn năm và hiện vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Chùm ảnh bốn năm xung đột ác liệt ở Syria
Hơn bốn năm qua, người dân Syria đã phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” do cuộc nội chiến gây nên. Gần 4 triệu người phải rời bỏ đất nước chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Giao tranh ác liệt vẫn diễn ra hàng ngày giữa lực lượng của Tổng thống Assad và các nhóm phiến quân.
 Hơn bốn năm qua, người dân Syria đã phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” do cuộc nội chiến gây nên. Gần 4 triệu người phải rời bỏ đất nước chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Giao tranh ác liệt vẫn diễn ra hàng ngày giữa lực lượng của Tổng thống Assad và các nhóm phiến quân.
Nhóm Jaish Al-Islam (Quân đội Hồi giáo) phóng rocket về phía quân chính phủ trung thành với ông Assad.
 Nhóm Jaish Al-Islam (Quân đội Hồi giáo) phóng rocket về phía quân chính phủ trung thành với ông Assad.

Thảm họa sắp tới ở Syria đảo lộn Trung Đông

(Kiến Thức) - Thảm họa sắp tới có thể làm đảo lộn cả khu vực Trung Đông, nếu người Hồi giáo dòng Sunni giành chiến thắng cuối cùng ở Syria.

Thảm họa sắp tới ở Syria đảo lộn Trung Đông
Nếu người Hồi giáo Sunni (bất kể là quân nổi dậy hay phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS) giành chiến thắng cuối cùng ở Syria, cộng đồng thế giới cần tính đến họa diệt chủng đối với  người Alawite dòng Shi’ite vốn ủng hộ Tổng thống Assad.
Tham hoa sap toi o Syria dao lon Trung Dong
Người tị nạn Syria.
Nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc di dân ồ ạt của người Alawite từ vùng duyên hải phía tây Syria vào Libăng. Đây có thể sẽ là một cuộc chạy loạn chưa từng có trong khu vực, kể từ cuộc di dân ồ ạt của người Palestine năm 1948. Ước tính có đến 10% dân số Syria (hai triệu người) là người Alawite. Những người này sẽ phải rời bỏ nhà cửa chạy loạn, nếu người Hồi giáo Sunni chiếm đa số lên nắm quyền ở Syria.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS

(Kiến Thức) - Nhà báo Israel Avigdor Eskin cho rằng cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga, nước có mối quan hệ lịch sử với cả Syria lẫn Iraq.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS
Phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Eskin cũng nói rằng chỉ có các cường quốc khu vực mới có thể thực sự đánh bại các mối đe dọa khủng bố.
Khong co su ho tro cua Nga, khong the danh bai IS
Avigdor Eskin: Cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga.
Bình luận về sự can dự tiềm tàng của lục quân  Mỹ ở Iraq, nhà báo Eskin lưu ý rằng người dân ở khu vực Trung Đông "sợ sự can dự của Mỹ”. Ông nói thêm người dân ở khu vực này hẳn còn nhớ đến “đất nước Iraq ổn định cách đây 20 năm” và họ cũng đang chứng kiến đất nước Libya đã trở nên tồi tệ hơn sau cuộc can thiệp quân sự của NATO.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.