Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS

(Kiến Thức) - Nhà báo Israel Avigdor Eskin cho rằng cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga, nước có mối quan hệ lịch sử với cả Syria lẫn Iraq.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS
Phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Eskin cũng nói rằng chỉ có các cường quốc khu vực mới có thể thực sự đánh bại các mối đe dọa khủng bố.
Khong co su ho tro cua Nga, khong the danh bai IS
Avigdor Eskin: Cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga.
Bình luận về sự can dự tiềm tàng của lục quân  Mỹ ở Iraq, nhà báo Eskin lưu ý rằng người dân ở khu vực Trung Đông "sợ sự can dự của Mỹ”. Ông nói thêm người dân ở khu vực này hẳn còn nhớ đến “đất nước Iraq ổn định cách đây 20 năm” và họ cũng đang chứng kiến đất nước Libya đã trở nên tồi tệ hơn sau cuộc can thiệp quân sự của NATO.
Nhà báo Eskin nói thêm: "Có lẽ mọi người sẽ đồng ý với tôi rằng Iraq dưới thời Saddam Hussein và Libya dưới thời Muammar Gaddafi không phải là nơi hoàn hảo: có nhiều vấn đề về nhân quyền…Nhưng Trung Đông thời đó không phải là ‘miền tây hoang dã’ (hỗn loạn và vô chính phủ) như  ở Mỹ. Và bằng cách can thiệp vào Trung Đông với lực lượng quân sự lớn, người Mỹ luôn gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm gìn giữ hòa bình của Mỹ là cung cấp đạn bom thay vì viện trợ nhân đạo”.  
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng sau cuộc xung đột ở Libya, Quốc hội Mỹ đã phản đối sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ ở Syria. Nhà báo Eskin cũng nhận định rằng người Mỹ “đã học được một điều gì đó” trong cuộc can thiệp vào Trung Đông và Bắc Phi. Nhà báo Eskin lưu ý rằng "cần phải rất cẩn thận” khi đến một khu vực nào đó mà người ta không thực sự am hiểu “truyền thống lịch sử”. Ông nói thêm: “Thật nguy hiểm khi tiến hành một cuộc tiến hóa lớn. Người ta không bao giờ biết bắt đầu ở đâu và kết thúc ở chỗ nào”.
Về sự hợp tác Syria-Iraq và hợp tác có thể Mỹ-Syria trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS, nhà báo Eskin nói: “Đây không phải là một điều bí mật mà đã có đàm phán giữa Washington và Damascus. Không có sự phản đối của chính phủ Syria về hoạt động gần đây của Mỹ trên lãnh thổ Syria”.  (Vụ đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt một số thủ lĩnh IS bên trong lãnh thổ Syria).   
Theo nhà báo Eskin, để giải quyết cuộc khủng hoảng Trung Đông, người ta cần phải có sự tham gia của Nga. Ông nói: “Nga vẫn còn có rất nhiều ảnh hưởng ở Iraq và Syria… Nga có quan hệ chặt chẽ với Damascus và vẫn có rất nhiều người ở Baghdad hướng về phía Moscow với hy vọng Nga có thể hỗ trợ trong việc kiến tạo hòa bình”. Ông cho rằng nếu phối hợp với nhau, cộng đồng thế giới “có thể kiểm soát tình hình ở Syria”. Nếu không, hàng trăm hàng ngàn người sẽ bị giết ở Syria.
Về việc thành phố cổ Palmyra thất thủ, giới phân tích cho rằng đây là một chiến thắng quân sự to lớn của phiến quân IS vì lấy được một kho vũ khí quan trọng, một sân bay và một nhà tù chứa đầy các phần tử thánh chiến.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng đây là một “thất bại chiến lược đã được tính toán trước” của chính phủ Syria vốn coi các lực lượng nổi dậy còn nguy hiểm hơn cả nhóm Nhà nước Hồi giáo. Theo nhà nghiên cứu Mario Abou Zeid của Trung tâm Carnegie Trung Đông ở Beirut, nếu một thành phố rơi vào tay phiến quân IS, Tổng thống Assad còn có thể nhận được sự hỗ trợ nào đó để lấy lại.  
Chỉ có điều, sự hỗ trợ từ nước ngoài xem ra không có tác dụng, bởi vì phiến quân IS vẫn tiếp tục lấn lướt ở cả Iraq lẫn Syria.

“Cơn ác mộng Yemen” của Tổng thống Obama

(Kiến Thức) - Tiếp tục hậu thuẫn Ả-rập Xê-út để biến Yemen thành  hang ổ vững chắc của tổ chức khủng bố al-Qaeda quả là “cơn ác mộng” đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

“Cơn ác mộng Yemen” của Tổng thống Obama
Một đặc tính của Tổng thống Obama là sự kiềm chế trong việc đối phó với kẻ thù của nước Mỹ. Không giống như người tiền nhiệm George W. Bush, Tổng thống Obama vốn né tránh việc sử dụng vũ lực và dành chỗ cho giải pháp ngoại giao.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng. 
Trong khi Mỹ có tất cả mọi sự lựa chọn trên bàn - trong đó giải pháp ngoại giao được hỗ trợ bởi đe dọa sử dụng vũ lực, phản ứng của Mỹ trước các sự kiện ở Yemen quả là “nửa nạc, nửa mỡ”. Chính quyền Obama không theo đuổi giải pháp ngoại giao, mà cũng  không hoàn toàn theo đuổi giải pháp quân sự. Chính sách Yemen của Mỹ thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.

Trung Quốc tích tụ sức mạnh “cơ bắp” ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, sự tích tụ sức mạnh “cơ bắp” của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực đến nguy cơ xung đột quân sự ở các vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc tích tụ sức mạnh “cơ bắp” ở Biển Đông
Mỹ và các đồng minh đang ngày càng lo ngại về dự án “cải tạo đất” Trung Quốc, một dự án thực chất là xây dựng “đảo nhân tạo” để Bắc Kinh thâu tóm Biển Đông.
Trung Quoc tich tu suc manh “co bap” o Bien Dong
 Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh "giễu võ dương oai" ở Biển Đông
Dean Cheng, một nhà nghiên cứu cao cấp của Heritage Foundation, nói với FoxNews: "Đây quả là điều rất đáng lo ngại vì khối lượng hàng hóa trị giá 53.000 tỷ USD đi qua Biển Đông mỗi năm. Đây là một trong những huyết mạch  lớn đối với  thương mại thế giới ... Hành động (xây đảo nhân tạo) của Trung Quốc rõ ràng nhằm thiết lập sự thống trị toàn bộ vùng biển cực kỳ quan trọng này”.

Cố vấn Mỹ đào tạo lính Ukraine để…đánh Nga?

(Kiến Thức) - Người ta nói rằng cố vấn Mỹ huấn luyện cảnh vệ Ukraine là để bảo vệ người dân Ukraine, nhưng thực chất là để đánh nhau với Nga.

Cố vấn Mỹ đào tạo lính Ukraine để…đánh Nga?
Tư lệnh Lực lượng bộ binh Mỹ ở Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, tuyên bố ở Kiev rằng các bài học mà các cố vấn Mỹ dành cho Cảnh vệ Quốc gia sẽ là khoản "đầu tư cho an ninh” của dân chúng Ukraine. 
Co van My dao tao linh Ukraine de…danh Nga?
 
Cảnh vệ Quốc gia Ukraine là một đám hỗn tạp nổi lên lộng hành trong thời gian Kiev tiến hành cái gọi là "chiến dịch chống khủng bố" ở đông-nam Ukraine. Chiến dịch này pháo kích vào các điểm dân cư, trường học, nhà trẻ, bệnh viện…làm chết nhiều dân thường.
Thế nhưng khi chiến đấu với những người đàn ông thực thụ đứng lên cầm vũ khí để bảo vệ nhà cửa và gia đình họ, thì Cảnh vệ Quốc gia Ukraine lại tỏ ra rất bạc nhược. Do đó, trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine, Cảnh vệ Quốc gia Ukraine đã hai lần bị vây hãm, tổn thất  hàng nghìn và hàng trăm binh sĩ đã đầu hàng dân quân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.