Mức phạt người điều khiển ôtô, xe máy không có bằng lái năm 2021

(Kiến Thức) - Người điều khiển ôtô, xe máy không có bằng lái khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền với mức từ 800 nghìn đồng đến 6 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày. 

Mức phạt người điều khiển ôtô, xe máy không có bằng lái năm 2021
Video: Phát hiện hàng trăm trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả (Nguồn: Tuoitre).
Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) được cơ quan chức năng cấp cho những người đã vượt qua sát hạch và đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Mức phạt người điều khiển xe máy không có bằng lái
Điểm a, Khoản 5, Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe môtô không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Muc phat nguoi dieu khien oto, xe may khong co bang lai nam 2021
Người điều khiển ôtô, xe máy không có bằng lái khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền với mức từ 800 nghìn đồng đến 6 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.  
Điểm b, khoản 7, điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe môtô ba bánh không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Bên cạnh đó, theo điểm i, khoản 1, điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: người điều khiển môtô, xe máy không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa còn bị tạm giữ phương tiện tối đa tới 7 ngày.
Mức phạt người điều khiển ôtô không có bằng lái
Điểm b, Khoản 8, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Bên cạnh đó, theo điểm i, khoản 1, điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa còn bị tạm giữ phương tiện tối đa tới 7 ngày.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp điều khiển xe ôtô mà không có bằng lái xe tương ứng thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

Người dùng xe máy dưới 50cc, xe máy điện phải có GPLX

(Kiến Thức) - Dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự an toàn giao thông Đường bộ mới đề xuất hệ thống lại toàn bộ GPLX, xe máy dưới 50 cc cũng phải có GPLX, không còn GPLX dành riêng cho xe trên 175 cc.

Người dùng xe máy dưới 50cc, xe máy điện phải có GPLX
Mức độ tinh vi của giấy phép lái ô tô giả (Nguồn: VTV24).
Theo Dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, An toàn giao thông Đường bộ (TT ATGT ĐB), toàn bộ hệ thống Giấy phép lái xe (GPLX) hiện nay sẽ được sắp xếp và chỉnh sửa, áp dụng cho cả xe ôtô và xe máy.

Dự thảo mới sẽ chỉ còn 14 hạng Giấy phép lái xe

(Kiến Thức) - Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) theo hướng giảm số hạng GPLX xuống còn 14 hạng (gồm A1, A, B1, B2, B, C, D1, D2, D, BE, CE, D1E, D2E và DE) thay vì 17 hạng như Dự thảo trước đó.

Dự thảo mới sẽ chỉ còn 14 hạng Giấy phép lái xe
 
Tổng cục Đường bộ cho biết, cơ quan này đang tiếp tục sửa đổi Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) theo hướng giảm số hạng Giấy phép lái xe (GPLX) xuống còn 14 hạng (gồm A1, A, B1, B2, B, C, D1, D2, D, BE, CE, D1E, D2E và DE) thay vì 17 hạng như Dự thảo trước đó.
Cụ thể, hạng A0 được ghép vào hạng A1, không chia nhỏ hạng C thành 2 hạng C1 và C như Công ước Viên.
Việc bổ sung hoặc bỏ hạng C1 và C1E không ảnh hưởng đến người sử dụng GPLX tại Việt Nam mà chỉ tác động đến người có GPLX hạng C1 và C1E của nước ngoài khi sử dụng GPLX tại Việt Nam. Nếu cho phép sử dụng tương đương hạng B sẽ hạn chế quyền điều khiển xe tải có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 3.500 kg đến 7.500 kg.
Du thao moi se chi con 14 hang Giay phep lai xe
 Dự thảo mới sẽ chỉ còn 14 hạng Giấy phép lái xe.

Làm sao để nâng hạng GPLX từ B1 lên thẳng C?

(Kiến Thức) - Hiện nay, nhiều tài xế ôtô thắc mắc hiện mới chỉ có GPLX hạng B1, lái xe số tự động và không kinh doanh dịch vụ. Như vậy có thể nâng lên hạng C hay không?

Làm sao để nâng hạng GPLX từ B1 lên thẳng C?
 
Bằng lái xe hạng B1 hay còn gọi là bằng lái xe số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ôtô, phổ biến nhất là ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống. Nhiều độc giả gửi câu hỏi, hiện đang có GPLX hạng B1, muốn nâng hạng thẳng lên hạng C để lái xe kinh doanh có được hay không?
Trao đổi với PV, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, nếu tài xế đang sử dụng GPLX hạng B1 muốn nâng lên hạng C thì theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, trước tiên đúng quy trình phải nâng từ hạng B1 lên hạng B2 rồi sau đó mới đủ điều kiện để nâng lên hạng C.
Lam sao de nang hang GPLX tu B1 len thang C?
Người có GPLX hạng B1 có thể học và sát hạch thẳng bằng C.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.