Mỏi cổ, còng lưng vì bàn học ở nhà

(Kiến Thức) - Khi mua bàn học cho con, các bậc phụ huynh chỉ chú ý đến chất lượng vật liệu, kiểu dáng mẫu mã... chứ không mấy ai để ý chiếc bàn có phù hợp với độ tuổi, chiều cao và cân nặng của con mình.

Mỏi cổ, còng lưng vì bàn học ở nhà
Khi được hỏi về chiếc bàn học được thiết kế liền với giá sách có chiều dài 1m, mặt bàn cao 76cm sử dụng cho độ tuổi nào, chủ một cửa hàng bán đồ gỗ trên đường Đê La Thành (Hà Nội) cho biết, chiếc bàn này dùng cho học sinh từ cấp 1 - 3. Nếu học sinh cấp 1 thấp quá chưa với tới mặt bàn thì có thể kê thêm chiếc gối ở dưới... mông.
Phóng viên tìm hiểu một số mẫu bàn nhái thiết kế ngoại nhập.
 Phóng viên tìm hiểu một số mẫu bàn nhái thiết kế ngoại nhập.
Phục vụ mọi độ tuổi
Theo ghi nhận của chúng tôi, thị trường bàn học ở nhà có đủ mẫu mã, màu sắc và kích thước. Nhỏ thì có bàn 50 - 70cm, 50 - 80cm, to nữa thì 70 - 1m/1,2m. Nếu người dùng muốn mua thêm giá sách có thể chọn bàn học kèm theo giá sách. Những chiếc bàn này được thiết kế bắt mắt với màu sơn tươi sáng, ngoài bàn, giá sách còn có đến mấy ngăn kéo, hộc tủ... Bộ bàn học này có thể coi như một không gian riêng đáp ứng mọi nhu cầu học tập, lưu giữ sách vở, đồ dùng học tập, trưng bày tranh ảnh, đồ trang trí cá nhân của trẻ. 
Với giá khoảng 1.500.000đ đến hai triệu đồng/bộ làm nhái theo mẫu mã nước ngoài, rẻ bằng 1/3 hàng nhập nên loại bàn học này hiện khá được ưa chuộng. Ngoài ra, thị trường còn có cả loại bàn phục vụ việc ngồi học ở trên giường hoặc sàn nhà được thiết kế khá đơn giản, giá cũng chỉ khoảng từ vài chục nghìn đến hơn 100.000đ.
Sản phẩm phong phú như vậy, nhưng không có loại nào phục vụ riêng cho từng độ tuổi. Ngoài một số bàn có bộ phận điều chỉnh độ cao, hầu hết các loại bàn kèm theo giá sách có độ cao mặc định. Vì thế, nếu học sinh cấp 3 mà cao cỡ 1,7m thì khi học phải hơi gù lưng một tí. Còn đối với học sinh tiểu học, nếu bé nào thấp quá thì chỉ còn nước kê thêm đệm gối dưới mông.
Bàn học thiết kế đơn giản dùng khi ngồi trên giường hoặc dưới sàn nhà.
Bàn học thiết kế đơn giản dùng khi ngồi trên giường hoặc dưới sàn nhà. 
Treo chân, vẹo người
Một khảo sát nhỏ do chúng tôi thực hiện tại một số gia đình cho thấy, mỗi gia đình sử dụng một kiểu bàn học khác nhau nhưng hầu hết các gia đình đều sử dụng bàn mặt phẳng. Đặc biệt, một số gia đình còn sử dụng cả bàn làm việc của người lớn để cho con em mình ngồi học cho rộng rãi, thoải mái. 
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (thôn Khoái Nội, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết, con chị năm nay học lớp 2. Năm ngoái khi cháu vào lớp 1 chị lên mạng tham khảo và tìm mua bộ bàn ghế có thể điều chỉnh độ cao thấp với kích thước bàn học là 50 - 70cm. Lúc mua thì ngồi khá "vừa vặn" nhưng sau một năm con chị lớn "vổng" lên nên khi ngồi viết còng cả lưng, cứ ngồi học một lúc là cháu kêu mỏi vai, mỏi cổ. Tuy nhiên, khi điều chỉnh độ cao cho bàn, ghế, chị vô cùng lúng túng vì không biết điều chỉnh thế nào cho phù hợp, gọi điện hỏi nơi bán hàng thì cũng không nhận được câu trả lời nên "đành điều chỉnh đại". Chị Hà tỏ ra rất băn khoăn không biết việc điều chỉnh của chị có đúng không nhưng giờ cứ nói đến phải vào bàn học là con chị lại kêu mỏi cổ, mỏi đùi. Sợ bàn học đến nỗi, thằng bé mang luôn sách vở ra bàn uống nước ngồi học.
Nhà anh Nguyễn Văn Hưng (184 Hoa Bằng, Hà Nội) rút kinh nghiệm việc mua bàn học cho con lớn quá nhỏ nên chả dùng được bao lâu đã phải thay, đứa thứ hai đến tuổi đi học, anh Hưng sắm ngay một bộ bàn học liền giá sách. "To rộng, bày thoải mái, có thể để cả máy tính, sau này học đến đại học cũng vẫn ngồi tốt", anh Hưng vui vẻ nói. Có điều, chúng tôi quan sát thấy cậu bé ngồi học bên chiếc bàn quá khổ, chiếc ghế xoay dù đặt ở nấc cao nhất cũng không tới nên phải đệm thêm một cái gối, ngồi học chân thả đung đưa không chạm đến mặt đất, mỏi quá thì gác cả chân lên ghế.
Khi chúng tôi vừa đặt câu hỏi về việc sử dụng bàn học cho học sinh trong các hộ gia đình, TS Lê Anh Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Trường học Việt Nam chỉ lắc đầu. Ông cho biết, chúng ta đang bị vướng trong việc định nghĩa thế nào là ngồi chuẩn. Không chỉ ở nhà trường mà ngay cả các phụ huynh cũng lúng túng về tư thế ngồi chuẩn, chính điều này là nguyên nhân của tình trạng lựa chọn bàn học không chuẩn. Khi đi mua bàn học hầu hết các bậc cha mẹ không biết cách lựa chọn bàn học phù hợp. Khi sử dụng cũng không biết cách để điều chỉnh độ cao cho phù hợp. Nhiều người khi thấy con mình ngồi học "ngọ nguậy" thì tưởng con hư, lười học. Tuy nhiên, thực tế chính bàn học và tư thế ngồi không chuẩn là nguyên nhân khiến con trẻ chán học.

Sai lầm trong cách dùng đèn điện của các gia đình

Sai lầm trong cách dùng đèn điện của các gia đình
Và cuộc khảo sát nhỏ sau đó với 50 hộ dân khác ở khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Nội một lần nữa khẳng định những sai lầm này. 

"Đèn nào chả sáng..."


Trong số 50 hộ gia đình tham gia khảo sát, có đến 47 hộ sử dụng bóng tuýp gầy T8 với lý do "cửa hàng chủ yếu bán loại bóng này" hoặc "vẫn quen dùng thế". Chỉ có 12 người được hỏi biết rằng bóng đèn ống huỳnh quang T8 tiết kiệm điện hơn bóng T10 nhưng công suất tiêu thụ điện vẫn lớn hơn bóng đèn compact hoặc đèn led. 

Săn cá trầm độc nhất miền Tây Bắc

(Kiến Thức) - Theo lời của người dân địa phương thì có hai loại cá trầm quý là cá trầm hương và cá trầm xanh, tuy nhiên cá trầm hương ăn ngon hơn cá trầm xanh một chút vì chúng thường ăn rễ, lá mục của loài cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng.

Săn cá trầm độc nhất miền Tây Bắc
Cá trầm hương và trầm xanh chỉ có ở vùng núi Tây Bắc tưởng chừng đã biến mất từ lâu, nhưng nay chúng xuất hiện trở lại trước sự phấn khích của người dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhiều người từ già đến trẻ đã tranh thủ thời gian đi bắt cá con bán cho thương lái với giá cao.
Rửa bát vẫn không mất mùi thơm

“Thú” chơi sang một thuở của dân ghiền phim ảnh Việt

(Kiến Thức) - Các hàng cho thuê băng video có đủ mọi thể loại phim chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”.

“Thú” chơi sang một thuở của dân ghiền phim ảnh Việt
Trong thập kỷ 1980 – 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng video” to như cục gạch. Đó là một thiết bị ghi hình mà tên gọi quốc tế là Video Cassette định dạng VHS, ra mắt năm 1976.
Trong thập kỷ 1980 – 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng video” to như cục gạch. Đó là một thiết bị ghi hình mà tên gọi quốc tế là Video Cassette định dạng VHS, ra mắt năm 1976.
Một băng video gồm một vỏ băng bằng nhựa, trong đó có một dây băng từ. Cũng như băng Compact Cassette (loại băng nhỏ hơn, chỉ lưu trữ âm thanh, ở Việt Nam thường gọi là “băng cassette”), băng video có thể dùng để ghi đi ghi lại nhiều lần những nội dung khác nhau.
Một băng video gồm một vỏ băng bằng nhựa, trong đó có một dây băng từ. Cũng như băng Compact Cassette (loại băng nhỏ hơn, chỉ lưu trữ âm thanh, ở Việt Nam thường gọi là “băng cassette”), băng video có thể dùng để ghi đi ghi lại nhiều lần những nội dung khác nhau. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới